Các loại chảo nồi chống dính trên thị trường hiện nay thường được phủ một lớp chống dính Teflon. Với khả năng thẩm mỹ cũng như đem lại các tiện lợi như không cần dùng nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào không bị dính vào nồi chảo, giữ nguyên hình dáng của thực phẩm được chiên… nên các loại chảo này được rất nhiều người lựa chọn sử dụng.
Tuy nhiên, xét về mặt cấu trúc hóa học, Teflon được chế tạo từ PFOA – một dạng hóa chất lỏng, không màu, có nhiệt độ nóng chảy 40 – 50 độ C và nhiệt độ sôi là 189 – 192 độ C. Ngoài ra, chất này còn được dùng để chống dính mỡ cho lớp áo bên trong các giấy gói đồ ăn nhanh, giấy bao kẹo và nhiều loại bao bì thực phẩm khác. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho biết, PFOA là một trong những hóa chất hữu cơ sinh tụ và không phân hủy, tồn tại trong máu và chỉ giảm đi một nửa ít nhất là 4 năm sau khi phơi nhiễm, có thể gây ung thư, các vấn đề về tuyến giáp và làm suy yếu hệ miễn dịch cho con người.
Các nhà khoa học thuộc Trường Sức khoẻ Cộng đồng John Hopkins Bloomberg (Hoa Kỳ) cũng đã cảnh báo về mối liên hệ giữa việc trẻ sinh thiếu cân và mức độ phơi nhiễm chất PFOA.
Một số nghiên cứu khác còn nghi ngờ chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư tụy, gan, tinh hoàn và tuyến vú, tăng nguy cơ sảy thai, giảm trọng lượng, gây các vấn đề về tuyến giáp và làm suy yếu hệ miễn dịch.
Teflon bị phân hủy khi nấu nướng ở nhiệt độ cao
Tồn dư hóa chất gây ung thư
TS La Thế Vinh, khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, PFOA là chất nóng chảy ở nhiệt độ thấp nên nguy cơ tiếp nhiễm hóa chất này có thể xảy ra khi sử dụng các sản phẩm có chất Teflon ở nhiệt độ cao. Teflon bắt đầu bị phân hủy dần dần từ nhiệt độ khoảng 300độC.
Đun nấu lâu, với nhiệt độ cao, ví dụ như đến khi đạt nhiệt độ sôi của dầu mỡ đã là lúc lớp Teflon bị phân hủy. Khi đó, nguy cơ tiếp xúc với hóa chất PFOA ở dạng khí được giải phóng ra là vô cùng lớn, gây ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ con người.
Ngoài lượng khí thoát ra, quá trình đun nấu ở nhiệt độ cao như vậy sẽ tác động đến hệ hô hấp. Một lượng không nhỏ thành phần khí và chất lỏng hòa tan có thể ngấm vào thực phẩm và được hấp thụ vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Vì đây là những chất hữu cơ bền vững, không bị phân hủy theo thời gian nên sẽ tích tụ dần trong cơ thể người cho đến khi liều lượng đạt đến mức gây nhiễm độc.
Tồn dư hóa chất
TS La Thế Vinh lưu ý, người Việt thường hay nấu nướng ở nhiệt độ cao, chưng hay hầm thức ăn trong một thời gian dài hoặc để chảo nóng thật lâu rồi mới cho dầu mỡ vào để phi hành, tỏi. Điều này có thể làm cho lớp Teflon bị phân hủy mà mắt thường không dễ nhận biết được.
Ngoài ra, việc sử dụng các dụng cụ có lớp Teflon cũng cần hết sức chú ý, tránh để trầy xước, bong tróc bề mặt bởi khi đó khả năng phân hủy của Teflon sẽ càng lớn.
Các mảng bị bong tróc nếu chẳng may dính vào thực phẩm trong khi xào nấu mà chúng ta không để ý có thể sẽ được hấp thụ vào cơ thể cùng với thức ăn.
Tuy nhiên, TS Vinh khẳng định, các mảnh bị bong ra ở thể rắn nên không thể tiêu hóa được mà sẽ được đào thải ra ngoài. Điều đáng lo ngại là ở chỗ các thành phần hóa chất từ các mảnh bị bong này, nếu trong nhiệt độ cao, sẽ được giải phóng và xâm nhập vào cơ thể.
Tuy nhiên, xét về mặt cấu trúc hóa học, Teflon được chế tạo từ PFOA – một dạng hóa chất lỏng, không màu, có nhiệt độ nóng chảy 40 – 50 độ C và nhiệt độ sôi là 189 – 192 độ C. Ngoài ra, chất này còn được dùng để chống dính mỡ cho lớp áo bên trong các giấy gói đồ ăn nhanh, giấy bao kẹo và nhiều loại bao bì thực phẩm khác. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho biết, PFOA là một trong những hóa chất hữu cơ sinh tụ và không phân hủy, tồn tại trong máu và chỉ giảm đi một nửa ít nhất là 4 năm sau khi phơi nhiễm, có thể gây ung thư, các vấn đề về tuyến giáp và làm suy yếu hệ miễn dịch cho con người.
Các nhà khoa học thuộc Trường Sức khoẻ Cộng đồng John Hopkins Bloomberg (Hoa Kỳ) cũng đã cảnh báo về mối liên hệ giữa việc trẻ sinh thiếu cân và mức độ phơi nhiễm chất PFOA.
Một số nghiên cứu khác còn nghi ngờ chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư tụy, gan, tinh hoàn và tuyến vú, tăng nguy cơ sảy thai, giảm trọng lượng, gây các vấn đề về tuyến giáp và làm suy yếu hệ miễn dịch.
Teflon bị phân hủy khi nấu nướng ở nhiệt độ cao
Tồn dư hóa chất gây ung thư
TS La Thế Vinh, khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, PFOA là chất nóng chảy ở nhiệt độ thấp nên nguy cơ tiếp nhiễm hóa chất này có thể xảy ra khi sử dụng các sản phẩm có chất Teflon ở nhiệt độ cao. Teflon bắt đầu bị phân hủy dần dần từ nhiệt độ khoảng 300độC.
Đun nấu lâu, với nhiệt độ cao, ví dụ như đến khi đạt nhiệt độ sôi của dầu mỡ đã là lúc lớp Teflon bị phân hủy. Khi đó, nguy cơ tiếp xúc với hóa chất PFOA ở dạng khí được giải phóng ra là vô cùng lớn, gây ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ con người.
Ngoài lượng khí thoát ra, quá trình đun nấu ở nhiệt độ cao như vậy sẽ tác động đến hệ hô hấp. Một lượng không nhỏ thành phần khí và chất lỏng hòa tan có thể ngấm vào thực phẩm và được hấp thụ vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Vì đây là những chất hữu cơ bền vững, không bị phân hủy theo thời gian nên sẽ tích tụ dần trong cơ thể người cho đến khi liều lượng đạt đến mức gây nhiễm độc.
Tồn dư hóa chất
TS La Thế Vinh lưu ý, người Việt thường hay nấu nướng ở nhiệt độ cao, chưng hay hầm thức ăn trong một thời gian dài hoặc để chảo nóng thật lâu rồi mới cho dầu mỡ vào để phi hành, tỏi. Điều này có thể làm cho lớp Teflon bị phân hủy mà mắt thường không dễ nhận biết được.
Ngoài ra, việc sử dụng các dụng cụ có lớp Teflon cũng cần hết sức chú ý, tránh để trầy xước, bong tróc bề mặt bởi khi đó khả năng phân hủy của Teflon sẽ càng lớn.
Các mảng bị bong tróc nếu chẳng may dính vào thực phẩm trong khi xào nấu mà chúng ta không để ý có thể sẽ được hấp thụ vào cơ thể cùng với thức ăn.
Tuy nhiên, TS Vinh khẳng định, các mảnh bị bong ra ở thể rắn nên không thể tiêu hóa được mà sẽ được đào thải ra ngoài. Điều đáng lo ngại là ở chỗ các thành phần hóa chất từ các mảnh bị bong này, nếu trong nhiệt độ cao, sẽ được giải phóng và xâm nhập vào cơ thể.