➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi – Phòng ngừa thế nào?
Cuộc sống ngày càng đầy đủ nhưng người cao tuổi vẫn phải đối diện với tình trạng suy dinh dưỡng do không được chăm sóc chu đáo hoặc mắc các bệnh mạn tính. Điều này là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như làm suy giảm sức khỏe của người cao tuổi một cách trầm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện được bằng các biện pháp dinh dưỡng hợp lý.
Một số yếu tố đưa đến suy dinh dưỡng ở người cao tuổi: Ăn uống không điều độ, bữa no, bữa đói, thiếu chất, ăn ít, nhất là ăn một mình, đơn độc gây cho việc ăn uống chán rất có thể gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi.
Suy giảm chức năng: Hệ thống răng kém (răng lung lay hoặc đã rụng nhiều) gây khó khăn trong việc nhai thức ăn. Một số bệnh cũng rất dễ gặp ở người cao tuổi do chức năng sinh lý đã bị suy giảm như tuyến nước bọt bị xơ hoá làm giảm khả năng bài tiết nước bọt khiến ăn ít ngon miệng hoặc không ngon miệng dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng. Bệnh đường tiêu hoá cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh suy dinh dưỡng ở người cao tuổi, nhất là bệnh về dạ dày (viêm dạ dày – tá tràng, bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày và nhất là bệnh hẹp môn vị với nhiều nguyên nhân khác nhau).
Người nghiện rượu rất chán ăn, thậm chí không muốn ăn bất kỳ loại thực phẩm nào ngoài rượu. Nghiện rượu ngoài việc chán ăn thì chức năng gan ngày một suy giảm. Đây là một vòng luẩn quẩn: nghiện rượu gây chán ăn, gây suy giảm chức năng gan; chức năng gan suy giảm thì lại càng chán ăn mà hậu quả là suy dinh dưỡng và xa hơn nữa là xơ gan do rượu.
Nhận biết người cao tuổi bị suy dinh dưỡng
Hầu hết người bị suy dinh dưỡng có thể tự phát hiện thấy mình bị gầy đi như sụt cân, thấy quần áo tự nhiên rộng ra, các bắp thịt thấy mềm, nhũn không được rắn như trước đây. Tuy vậy đối với một số người cao tuổi, do bị suy dinh dưỡng lâu ngày nên đã có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương cho nên tự bản thân người đó không thể hoặc không biết mình đang mắc bệnh gì. Trong trường hợp này, những thành viên trong gia đình cũng có thể nhận biết từ ông, bà, bố, mẹ kém dần sự minh mẫn, hay quên, hay kêu mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng hay cáu gắt vô cớ.
Phòng bệnh suy dinh dưỡng ở người cao tuổi như thế nào?
Để người cao tuổi không bịsuy dinh dưỡng, cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và lượng. Ngoài ra cần có sự động viên, nhắc nhở của người thân để họ chịu khó ăn và ăn đủ số lượng, tránh hiện tượng chán ăn, lười ăn, bỏ bữa.
Nếu các bữa chính ăn chưa đủ số lượng thì có thể tạo điều kiện cho họ ăn thêm các bữa phụ vào khoảng 9 giờ sáng và khoảng 3 giờ chiều. Nên ăn thêm các loại quả sau bữa ăn như cam, quýt, chuối, bưởi… và nên ăn nhiều rau. Rau vừa cung cấp các loại sinh tố vừa cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón…
Trọng tâm của việc phòng suy dinh dưỡng là làm sao người cao tuổi ăn được, tiêu hoá được, vì vậy thức ăn phải mềm, dễ nhai, dễ nuốt nhưng không nên xay nhuyễn vì sẽ làm giảm mùi vị thường có của thức ăn. Nên hạn chế ăn mỡ động vật, lòng đỏ trứng hoặc các loại phủ tạng như gan, tim, lòng, cật (thận) và rất nên ăn cá thay cho thịt. Mỗi tuần nên ăn cá khoảng 2 – 3 lần trong các bữa ăn chính; các loại đạm thức vật cũng nên ăn xen vào trong các bữa ăn chính như đậu phụ và các loại đậu khác.
Ngoài các vấn đề vừa nêu trên thì việc vận động cơ thể hàng ngày phù hợp với thể trạng từng người để máu lưu thông, các cơ quan trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng, từ đó sẽ ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt hơn, đó mới là điều quan trọng.
Cuộc sống ngày càng đầy đủ nhưng người cao tuổi vẫn phải đối diện với tình trạng suy dinh dưỡng do không được chăm sóc chu đáo hoặc mắc các bệnh mạn tính. Điều này là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như làm suy giảm sức khỏe của người cao tuổi một cách trầm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện được bằng các biện pháp dinh dưỡng hợp lý.
Một số yếu tố đưa đến suy dinh dưỡng ở người cao tuổi: Ăn uống không điều độ, bữa no, bữa đói, thiếu chất, ăn ít, nhất là ăn một mình, đơn độc gây cho việc ăn uống chán rất có thể gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi.
Suy giảm chức năng: Hệ thống răng kém (răng lung lay hoặc đã rụng nhiều) gây khó khăn trong việc nhai thức ăn. Một số bệnh cũng rất dễ gặp ở người cao tuổi do chức năng sinh lý đã bị suy giảm như tuyến nước bọt bị xơ hoá làm giảm khả năng bài tiết nước bọt khiến ăn ít ngon miệng hoặc không ngon miệng dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng. Bệnh đường tiêu hoá cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh suy dinh dưỡng ở người cao tuổi, nhất là bệnh về dạ dày (viêm dạ dày – tá tràng, bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày và nhất là bệnh hẹp môn vị với nhiều nguyên nhân khác nhau).
Người nghiện rượu rất chán ăn, thậm chí không muốn ăn bất kỳ loại thực phẩm nào ngoài rượu. Nghiện rượu ngoài việc chán ăn thì chức năng gan ngày một suy giảm. Đây là một vòng luẩn quẩn: nghiện rượu gây chán ăn, gây suy giảm chức năng gan; chức năng gan suy giảm thì lại càng chán ăn mà hậu quả là suy dinh dưỡng và xa hơn nữa là xơ gan do rượu.
Nhận biết người cao tuổi bị suy dinh dưỡng
Hầu hết người bị suy dinh dưỡng có thể tự phát hiện thấy mình bị gầy đi như sụt cân, thấy quần áo tự nhiên rộng ra, các bắp thịt thấy mềm, nhũn không được rắn như trước đây. Tuy vậy đối với một số người cao tuổi, do bị suy dinh dưỡng lâu ngày nên đã có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương cho nên tự bản thân người đó không thể hoặc không biết mình đang mắc bệnh gì. Trong trường hợp này, những thành viên trong gia đình cũng có thể nhận biết từ ông, bà, bố, mẹ kém dần sự minh mẫn, hay quên, hay kêu mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng hay cáu gắt vô cớ.
Phòng bệnh suy dinh dưỡng ở người cao tuổi như thế nào?
Để người cao tuổi không bịsuy dinh dưỡng, cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và lượng. Ngoài ra cần có sự động viên, nhắc nhở của người thân để họ chịu khó ăn và ăn đủ số lượng, tránh hiện tượng chán ăn, lười ăn, bỏ bữa.
Nếu các bữa chính ăn chưa đủ số lượng thì có thể tạo điều kiện cho họ ăn thêm các bữa phụ vào khoảng 9 giờ sáng và khoảng 3 giờ chiều. Nên ăn thêm các loại quả sau bữa ăn như cam, quýt, chuối, bưởi… và nên ăn nhiều rau. Rau vừa cung cấp các loại sinh tố vừa cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón…
Trọng tâm của việc phòng suy dinh dưỡng là làm sao người cao tuổi ăn được, tiêu hoá được, vì vậy thức ăn phải mềm, dễ nhai, dễ nuốt nhưng không nên xay nhuyễn vì sẽ làm giảm mùi vị thường có của thức ăn. Nên hạn chế ăn mỡ động vật, lòng đỏ trứng hoặc các loại phủ tạng như gan, tim, lòng, cật (thận) và rất nên ăn cá thay cho thịt. Mỗi tuần nên ăn cá khoảng 2 – 3 lần trong các bữa ăn chính; các loại đạm thức vật cũng nên ăn xen vào trong các bữa ăn chính như đậu phụ và các loại đậu khác.
Ngoài các vấn đề vừa nêu trên thì việc vận động cơ thể hàng ngày phù hợp với thể trạng từng người để máu lưu thông, các cơ quan trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng, từ đó sẽ ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt hơn, đó mới là điều quan trọng.