Biện pháp duy trì tuổi thọ và sức khỏe cho người cao tuổi
Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, tuổi thọ con người ngày càng được nâng cao, tỷ lệ dân số ngày càng già đi, tuy nhiên cùng với nó là sự xuất hiện của rất nhiều bệnh tật như đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch, béo phì, mỡ máu,…. Chính vì vậy việc tìm hiểu biện pháp duy trì tuổi thọ và sức khỏe cho người cao tuổi đóng một vai trò rất quan trọng.
Đặc điểm của người cao tuổi rất dễ bị mắc bệnh
- Người cao tuổi thường ít vận động, có sức đề kháng và sức khỏe hạn chế hơn chính vì vậy khả năng thích nghi với các thay đổi trong môi trường sống cũng kém hơn. Do đó người cao tuổi rất dễ bị bệnh khi thời tiết hay môi trường sống thay đổi;
- Các cơ quan trong cơ thể của người cao tuổi dần dần bị suy thoái, hoạt động kém hiệu quả, hệ tiêu hóa yếu, dịch vị không được tiết đầy đủ do đó khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng kém
Chế độ dinh dưỡng duy trì tuổi thọ và sức khỏe cho người cao tuổi
+ Do người cao tuổi tiêu hóa kém, chính vì thế bạn nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít cho dễ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Đặc biệt phải chú trọng ăn nhiều vào buổi sáng;
+ Trong chế độ ăn đảm bảo tính đa dạng, hợp lý các loại thực phẩm và dinh dưỡng, đủ về số lượng, đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, người cao tuổi cần được cung cấp 1.800kcal/ngày để cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động đồng thời duy trì và nâng cao tuổi thọ;
+ Bạn cần lưu ý, trong 1 bữa ăn của người cao tuổi cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm để nâng cao giá trị dinh dưỡng bao gồm: Chất bột đường (gạo, ngô, khoai, mỳ, bắp, các loại ngũ cốc), chất đạm (nguồn thực phẩm động vật, thịt, cá, trứng, sữa,..) , chất béo (Có nhiều trong dầu, mỡ, lạc, vừng,…), chất xơ vitamin và khoáng chất (có nhiều trong các loại rau, củ và trái cây tươi,…);
+ Bên cạnh chế độ ăn, bạn cũng nên bổ sung cho người cao tuổi các loại viên uống, thực phẩm chức năng để bổ sung dinh dưỡng khi cần thiết.
+ Người cao tuổi nên ăn giảm các loại tinh bột như gạo, ngô, khoai, ngũ cốc,… trung bình không quá 300g/người/ngày;
+ Ăn đủ các loại rau, củ, tái cây tươi, ưu tiên các loại chứa nhiều chất xơ, trung bình không quá 300g/người/ngày;
+ Ăn vừa phải thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt: Mỗi tuần tối thiểu 3 bữa cá, ăn không quá 1,5kg thịt/tháng;
+ Chế biến nhiều thức ăn từ đậu tương: Từ 2-3kg/tháng;
+ Ăn có mức độ các chất béo: Chú ý ăn thêm dầu thực vật, tăng cường ăn vừng, lạc, hạn chế mỡ động vật;
+ Ăn ít đường: Dưới 15g/ngày;
+ Nên ăn nhạt, hạn chế ăn muối: Dưới 8g/ngày;
+ Nên uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất là 1,5-2 lít/ngày dù người cao tuổi thường rất ít khi có cảm giác khát;
+ Uống sữa: Nên chọn loại ít béo, ít đường, uống nhiều sữa đậu nành. Vì sữa vừa bổ dưỡng lại có đầy đủ các dưỡng chất bổ sung canxi để phòng chống loãng xương;
+ Phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn bằng xà phòng diệt khuẩn dịu nhẹ để ngăn chặn các căn bệnh lây qua đường tiêu hóa.
+ Không nên: Nhịn ăn sáng, ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ, uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ăn quá mặn bởi đó là những nguyên nhân gây nên các căn bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi.
Duy trì một tinh thần khỏe mạnh
- Một cuộc sống khỏe luôn tồn tại song song với một tinh thần khỏe mạnh vì suy nghĩ tạo nên chất lượng cuộc sống: Chính vì thế, người cao tuổi nên tạo cho mình một cuộc sống tốt với những suy nghĩ tích cực, luôn vui vẻ yêu đời, yêu thương mái ấm gia đình, tham gia các hoạt động xã hội và luôn cập nhật kiến thức cho mình
- Người cao tuổi cần có một cuộc sống an nhàn, tĩnh lặng với những suy nghĩ lành mạnh, hạn chế những lo âu, căng thẳng, phiền muộn. Có như thế họ mới có thể sống vui, sống khỏe, sống có ích và duy trì tuổi thọ khỏe mạnh, không bệnh tật.
Giữ môi trường sống trong sạch với những hoạt động lành mạnh
- Đây là một trong những yếu tố cần thiết để duy trì sức khỏe tốt cho tất cả chúng ta đặc biệt là người cao tuổi. Môi trường trong sạch giúp con người giảm được nhiều bệnh tật, nâng cao sức đề kháng, tăng tuổi thọ;
- Người cao tuổi cũng nên thường xuyên vận động như: tập thể dục, đi bộ những nơi có cây xanh, không khí trong lành, thoáng mát, giúp máu lưu thông một cách dễ dàng.
Biện pháp duy trì tuổi thọ và sức khỏe cho người cao tuổi trên đây sẽ là cẩm nang giúp bạn biết cách tự chăm sóc sức khỏe cho chính mình thật hiệu quả. Người cao tuổi muốn duy trì tuổi thọ với một sức khỏe tốt, không bệnh tật cần có sự cân đối giữa tinh thần và vật chất, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một đời sống tinh thần khỏe mạnh, một chế độ luyện tập phù hợp, một môi trường sống trong lành sẽ là chìa khóa quan trọng để duy trì và nâng cao tuổi thọ một cách khỏe mạnh. Chúc bạn luôn sống vui, sống khỏe, sống có ích mỗi ngày nhé.
(Sưu tầm)
Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, tuổi thọ con người ngày càng được nâng cao, tỷ lệ dân số ngày càng già đi, tuy nhiên cùng với nó là sự xuất hiện của rất nhiều bệnh tật như đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch, béo phì, mỡ máu,…. Chính vì vậy việc tìm hiểu biện pháp duy trì tuổi thọ và sức khỏe cho người cao tuổi đóng một vai trò rất quan trọng.
Đặc điểm của người cao tuổi rất dễ bị mắc bệnh
- Người cao tuổi thường ít vận động, có sức đề kháng và sức khỏe hạn chế hơn chính vì vậy khả năng thích nghi với các thay đổi trong môi trường sống cũng kém hơn. Do đó người cao tuổi rất dễ bị bệnh khi thời tiết hay môi trường sống thay đổi;
- Các cơ quan trong cơ thể của người cao tuổi dần dần bị suy thoái, hoạt động kém hiệu quả, hệ tiêu hóa yếu, dịch vị không được tiết đầy đủ do đó khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng kém
Chế độ dinh dưỡng duy trì tuổi thọ và sức khỏe cho người cao tuổi
+ Do người cao tuổi tiêu hóa kém, chính vì thế bạn nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít cho dễ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Đặc biệt phải chú trọng ăn nhiều vào buổi sáng;
+ Trong chế độ ăn đảm bảo tính đa dạng, hợp lý các loại thực phẩm và dinh dưỡng, đủ về số lượng, đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, người cao tuổi cần được cung cấp 1.800kcal/ngày để cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động đồng thời duy trì và nâng cao tuổi thọ;
+ Bạn cần lưu ý, trong 1 bữa ăn của người cao tuổi cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm để nâng cao giá trị dinh dưỡng bao gồm: Chất bột đường (gạo, ngô, khoai, mỳ, bắp, các loại ngũ cốc), chất đạm (nguồn thực phẩm động vật, thịt, cá, trứng, sữa,..) , chất béo (Có nhiều trong dầu, mỡ, lạc, vừng,…), chất xơ vitamin và khoáng chất (có nhiều trong các loại rau, củ và trái cây tươi,…);
+ Bên cạnh chế độ ăn, bạn cũng nên bổ sung cho người cao tuổi các loại viên uống, thực phẩm chức năng để bổ sung dinh dưỡng khi cần thiết.
+ Người cao tuổi nên ăn giảm các loại tinh bột như gạo, ngô, khoai, ngũ cốc,… trung bình không quá 300g/người/ngày;
+ Ăn đủ các loại rau, củ, tái cây tươi, ưu tiên các loại chứa nhiều chất xơ, trung bình không quá 300g/người/ngày;
+ Ăn vừa phải thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt: Mỗi tuần tối thiểu 3 bữa cá, ăn không quá 1,5kg thịt/tháng;
+ Chế biến nhiều thức ăn từ đậu tương: Từ 2-3kg/tháng;
+ Ăn có mức độ các chất béo: Chú ý ăn thêm dầu thực vật, tăng cường ăn vừng, lạc, hạn chế mỡ động vật;
+ Ăn ít đường: Dưới 15g/ngày;
+ Nên ăn nhạt, hạn chế ăn muối: Dưới 8g/ngày;
+ Nên uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất là 1,5-2 lít/ngày dù người cao tuổi thường rất ít khi có cảm giác khát;
+ Uống sữa: Nên chọn loại ít béo, ít đường, uống nhiều sữa đậu nành. Vì sữa vừa bổ dưỡng lại có đầy đủ các dưỡng chất bổ sung canxi để phòng chống loãng xương;
+ Phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn bằng xà phòng diệt khuẩn dịu nhẹ để ngăn chặn các căn bệnh lây qua đường tiêu hóa.
+ Không nên: Nhịn ăn sáng, ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ, uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ăn quá mặn bởi đó là những nguyên nhân gây nên các căn bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi.
Duy trì một tinh thần khỏe mạnh
- Một cuộc sống khỏe luôn tồn tại song song với một tinh thần khỏe mạnh vì suy nghĩ tạo nên chất lượng cuộc sống: Chính vì thế, người cao tuổi nên tạo cho mình một cuộc sống tốt với những suy nghĩ tích cực, luôn vui vẻ yêu đời, yêu thương mái ấm gia đình, tham gia các hoạt động xã hội và luôn cập nhật kiến thức cho mình
- Người cao tuổi cần có một cuộc sống an nhàn, tĩnh lặng với những suy nghĩ lành mạnh, hạn chế những lo âu, căng thẳng, phiền muộn. Có như thế họ mới có thể sống vui, sống khỏe, sống có ích và duy trì tuổi thọ khỏe mạnh, không bệnh tật.
Giữ môi trường sống trong sạch với những hoạt động lành mạnh
- Đây là một trong những yếu tố cần thiết để duy trì sức khỏe tốt cho tất cả chúng ta đặc biệt là người cao tuổi. Môi trường trong sạch giúp con người giảm được nhiều bệnh tật, nâng cao sức đề kháng, tăng tuổi thọ;
- Người cao tuổi cũng nên thường xuyên vận động như: tập thể dục, đi bộ những nơi có cây xanh, không khí trong lành, thoáng mát, giúp máu lưu thông một cách dễ dàng.
Biện pháp duy trì tuổi thọ và sức khỏe cho người cao tuổi trên đây sẽ là cẩm nang giúp bạn biết cách tự chăm sóc sức khỏe cho chính mình thật hiệu quả. Người cao tuổi muốn duy trì tuổi thọ với một sức khỏe tốt, không bệnh tật cần có sự cân đối giữa tinh thần và vật chất, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một đời sống tinh thần khỏe mạnh, một chế độ luyện tập phù hợp, một môi trường sống trong lành sẽ là chìa khóa quan trọng để duy trì và nâng cao tuổi thọ một cách khỏe mạnh. Chúc bạn luôn sống vui, sống khỏe, sống có ích mỗi ngày nhé.
(Sưu tầm)