Dạy Con Chơi Trong "hòa Bình"

mecuameocon

New member
User ID
53071
Tham gia
9 Tháng năm 2014
Bài viết
171
Điểm tương tác
0
Tuổi
39
Đồng
0
Vui chơi với bạn bè và mọi người xung quanh là điều rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Thông qua quá trình bé tập làm quen, kết bạn và duy trì các mối quan hệ của mình, kỹ năng sống của bé sẽ dần hình thành. Do đó, các bậc phụ huynh nên khuyên khích và tạo điều kiện để con mình được vui chơi thoải mái, lành mạnh

Bạn có thể dẫn con vào công viên để bé tham gia vui chơi cùng những bé khác hoặc cho bé tham gia vào một nhóm hoặc một tổ chức vui chơi nào đó.. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi cho con tham gia vui chơi.

1418272400_dayconchoitronghoabinh3.jpg

Nên cho con chơi theo nhóm để bé học cách chia sẻ.

1/ Tạo điều kiện cho bé chơi đùa


Đầu tiên, bạn cần tạo ra một không gian vui chơi tại nhà và tập cho bé chơi ở nhà trước. Bạn chỉ cần dạy con những điều cơ bản, những thứ khác bé sẽ học được trong quá trình chơi đùa của mình.

Lời khuyên:


Bạn có thể mời bạn của bé về nhà chơi hay cho bé sang nhà hàng xóm chơi. Quan sát trong lớp, trong nhóm bạn của bé, bé thường thích chơi với bạn nào rồi mời bé đó cùng đi công viên hay đến nhà bạn chơi.

Nên bắt đầu với 1 bạn trước và không nên cho con chơi quá lâu. Khoảng 1 tiếng là phù hợp nhất. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể tranh thủ trò chuyện với những phụ huynh khác. Biết đâu cả hai sẽ tìm ra những điều thú vị gì khác.

2/ Biến nhà bạn thành một nơi vui chơi lý tưởng


• Lên kế hoạch kỹ càng: Tránh những đồ chơi, vật dụng dễ khiến bé có hành vi hung hăng như gươm, súng, kiếm…

• Thỏa mãn nhu cầu của “khách mời”: Bạn nên hỏi bé xem bạn của bé thường thích chơi những trò gì và cố gắng tổ chức những trò chơi đó. Khi các bé vui chơi hào hứng, con bạn sẽ biết cách suy nghĩ chu đáo hơn.

• Chuẩn bị đầy đủ đồ chơi cho các bé để tránh các bé giành đồ chơi của nhau. Nếu không đủ, bạn nên đề nghị chơi trò khác.

• Không cần chia sẻ những món đồ chơi mà con bạn yêu thích nếu số lượng không đủ.

• Tạo ra không gian vui chơi an toàn: Hóa chất độc hại, vật dụng nguy hiểm cần được cất hoặc khóa cẩn thận.

• Không nên “cố quá”: Bạn chỉ cần làm đúng kế hoạch và vật liệu đã chuẩn bị từ trước là đủ. Để các bé thỏa sức sáng tạo để tạo ra những trò chơi, đồ chơi mới cho riêng chúng.

Trong khi các bé vui chơi, việc bạn cần làm nhất là quan sát, theo dõi các bé và phát hiện ra những nguy cơ tiềm ẩn để can thiệp ngay. Bạn chỉ nên tham dự vào khi các bé lên tiếng nhờ trợ giúp và tạo điều kiện để các bé khám phát sự khác biệt giữa chúng rồi tự giải quyết vấn đề của mình.

1418272480_dayconchoitronghoabinh22.jpg

Dạy con biết cách chia sẻ đồ chơi của mình.

3/ Dạy bé biết cách chơi với các bạn


Bạn có thể tạo ra một số qui định đơn giản và cụ thể cho các bé như:

• Không được đánh nhau

• Không được giành đồ chơi của nhau

• Giúp bé biết cách thể hiện cảm xúc thích hay không thích và mong muốn của mình.

• Chỉ cho bé biết cách xử lý tình huống và giải thích cho bé tại sao cái này không được và cho bé những lựa chọn khác. Chẳng hạn như: “Con nói với bạn Minh là con không thích bạn đẩy đu quay cho con mà con muốn chơi bập bênh”.

• Nhận ra và khen ngợi bé khi bé có biểu hiện hay hành động tốt: “Mẹ thích nhìn con và các bạn thay phiên nhau tưới cây. Con ngoan lắm!”.

4/ Hành vi hung hăng của bé là bình thường


Ngay cả người lớn đôi lúc còn hiểu nhầm ý nhau thì với trẻ con, điều đó xảy ra thuờng xuyên hơn nhiều. Vì vậy, các bé rất dễ gây gổ với nhau. Trẻ nhỏ thường phản xạ ngay lập tức mà không suy nghĩ gì trước. Hành vi hung hăng ở trẻ diễn ra thường xuyên không có nghĩa là trẻ có hiềm khích hay muốn làm bạn bị đau. Thực tế, trẻ nhỏ thường không vui khi thấy bạn mình bị đau trong khi chơi.

Khi điều gì làm bé không vui, hài lòng, bạn khuyên bé nên nói ra và lắng nghe ý kiến của các bạn khác. Điều này sẽ dạy cho bé biết cách tránh và ứng phó khi các bé tranh cãi.

Nếu quá lo lắng về thái độ, hành vi hung hăng của bé, bạn nên nhờ đến các bác sỹ nhi khoa tư vấn.

Lời khuyên:


- Tạo cho bé không gian thoải mái, phù hợp: Các bé ở trong không gian quá rộng hay quá chật chội sẽ làm tăng hành vi hung hăng ở trẻ. Vì vậy, với không gian vừa đủ, phù hợp sẽ giúp bé bình tĩnh hơn.

- Dạy cho bé cách phản ứng chủ động: Sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi bạn dạy cho bé những hành vi tích cực thay vì dặn dò bé những việc bé không được làm. “ Mẹ ở đây, con cần giúp gì thì đên đây nói cho mẹ biết nhé!”.

- Chuyển hành vi tiêu cực sang hướng tích cực hơn: Cách xử lý phổ biến là chuyển các bé sang những hoạt động mới: “ Các con nên chia đồ chơi cho nhau. Con chơi chiếc xe tải này xong rồi phải không? Giờ mình có giấy đẹp, mình gấp máy bay nha”.

- Dạy cho bé thể hiện cảm xúc, mong muốn và nhu cầu của mình:

Phản xạ đầu tiên của trẻ thường mang tính chất bản năng tự nhiên. Bạn nên dạy cho bé biết nói thích và không thích. “Mình không thích bạn giành đồ chơi của mình. Bạn hãy trả nó lại cho mình đi.”

Cứ cho những việc bé làm đều có mục đích tốt dù cho hành vi của bé không làm bạn hài lòng.

Khi bé hung hăng giật đồ chơi của bạn, bạn cần bình tĩnh và nên nghĩ rằng đây là cách bé đang cố gắng để chơi cùng bạn. Lúc này bạn nên dạy cho bé biết nhường nhịn và thay phiên nhau chơi thay vì giành đồ chơi của bạn.

- Chú ý đến những nhu cầu và sự thoải mái cơ bản của bé: Khi thời tiết hay không gian bé vui chơi quá nóng hay quá lạnh hay bé quá đói hay mệt mỏi… sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bé và khiến cho các bé dễ xung đột nhau.

Nguồn: glenndomanvietnam.com
 

Bối Vi Vi

New member
User ID
89767
Tham gia
12 Tháng sáu 2015
Bài viết
125
Điểm tương tác
0
Đồng
0
nhà nào mà có anh em chơi với nhau là hay chí chóe lắm ý
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom