➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
blackberry99
New member
Đại gia Dương Ngọc Minh, người tình tin đồn của ca sĩ Mỹ Tâm đã chia sẻ những biến cố đời mình trong việc gây dựng nên cơ đồ ngày hôm nay.
“Vào nghề” từ một chàng trai thành thị tham gia thanh niên xung phong, ngay trong năm đầu sau đổi mới Dương Ngọc Minh đã được giao trọng trách đứng đầu một đơn vị xuất nhập khẩu lớn của TP.HCM, đó là Công ty chế biến xuất khẩu Hùng Vương, tiền thân là một phân xưởng chế biến thủy sản.
Vào tù vì vướng vào tội lập quỹ trái phép
Vào thời điểm đó, Hùng Vương là một trong 10 doanh nghiệp được phép xuất khẩu trực tiếp với kim ngạch hơn 30 triệu USD/năm.
Ông Minh nhớ lại: “Từ khi thành lập đến ngày gặp nạn, hoạt động của công ty hoàn toàn dựa vào vốn vay và từ nguồn ứng trước của khách hàng.
Trong giai đoạn bị Mỹ cấm vận, chúng tôi đã góp phần phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp TP.HCM khi mỗi năm nhập về trên 20 triệu USD sợi và nhựa phục vụ cho ngành dệt, sản xuất bao bì và các sản phẩm gia dụng. Cứ mỗi USD nhập hàng thì công ty phải chịu lỗ trên 2.000 đồng, do phải thanh toán theo tỷ giá nhà nước quy định, chênh lệch với giá thị trường chợ đen”.
Ông Dương Ngọc Minh
Trong sử dụng con người, phải bảo đảm ăn, mặc, đời sống. Nếu làm được 3 điều này thì sẽ giữ được người tốt, người giỏi làm việc cho mình
Không chỉ nhập nguyên liệu sản xuất, Hùng Vương còn nhập trên 10 tấn vàng cho Công ty vàng bạc đá quý TP.HCM và Công ty vàng bạc đá quý Q.6. Thời điểm bấy giờ lạm phát phi mã. Khi nhập hàng về giao xong, thu được tiền thì giá USD đã biến động.
Ông Minh nhớ lại, có lúc khi giao hàng, công ty chỉ được phép hạch toán theo tỷ giá 5.000 đồng/USD trong khi giá thị trường chợ đen đến 11.000 đồng/USD.
Mặt khác, vì không được cấp vốn nên khi xây dựng nhà máy, Hùng Vương phải nhập thiết bị trả chậm theo tỷ giá 1 USD đổi 230 Yên Nhật. Nhưng 3 năm sau, khi đồng Yên có giá trở lại thì 1 USD chỉ đổi được 150 Yên. Giá trị tài sản của Hùng Vương vì vậy bị đội lên cùng với công nợ nhập thiết bị trả chậm.
Một sai lầm khác của ông Minh liên quan việc các đại lý tàu biển cho tiền hoa hồng, như ông kể: “Ngày xưa, thường mỗi tấn hàng xuất đi thì được 50 USD hoặc một container thì 500 USD.
Nếu bỏ túi riêng cũng chẳng ai kiểm soát được, nhưng tôi lại chủ trương thu về cho đơn vị để sử dụng vào việc chi thưởng cho công nhân. Chính điều này sau đó tôi đã vướng vào tội lập quỹ trái phép. Vì vậy nhiều người cho rằng tôi là thằng ngu nhất”.
Vì những lý do trên, ông Minh phải lãnh án 10 năm tù. Nhưng thụ án 6 năm thì ông được tha trước thời hạn
Hai bàn tay trắng
“Khi ra tù, có nhiều người quen kêu về phụ việc nhưng tôi từ chối và quyết tâm trở về nghề cũ. Nhưng lúc đó chỉ có hai bàn tay trắng, không có chiếc xe gắn máy để đi. Một nhân viên cũ đã cho tôi mượn chiếc xe Dream để làm phương tiện đi lại”, ông Minh [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url].
Đầu tiên ông thuê kho đông lạnh chứa 1.000 tấn, với giá 100 triệu đồng/tháng và phải ký quỹ 3 tháng. Nhưng vừa ra tù tìm đâu ra được 300 triệu đồng? Giữa lúc bế tắc thì có một khách hàng cũ (chủ tòa nhà Sun Wah đường Nguyễn Huệ bây giờ) sẵn sàng cho mượn 150 triệu đồng.
Rồi một hôm tới nhà ông Võ Trần Chí (cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM) chơi, ông Chí hỏi: “Mày về giờ làm gì?”. Ông Minh trả lời: “Con định làm kho nhưng không có tiền”. Ngồi lặng thinh không nói gì, lát sau ông Chí kêu vợ lên hỏi 2 sổ tiết kiệm của ông và bà còn tổng cộng bao nhiêu tiền. Bà Chí vào đem ra 2 sổ tiết kiệm tổng cộng hơn 98 triệu đồng. Ông Chí kêu vợ đi rút hết “đưa cho thằng này mượn, có lẽ nó không làm mất tiền của bà đâu”.
Có kho lạnh trong tay thì ngay tháng đầu phải lỗ mất 50 triệu đồng vì chẳng có ai thuê lại. Đúng vào thời điểm đó thì Mỹ công bố thuế chống phá giá đối với cá da trơn khiến hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy hải sản đều bị kẹt kho. Thế là kho lạnh của ông hoạt động hết công suất.
Ông Minh nhớ lại: “Vào lúc tôi thu được tiền kho thì nhiều doanh nghiệp lại điêu đứng vì không bán hàng được. Bấy giờ giá cá tra phi lê bán ra chợ chỉ còn 6.000 đồng/kg. Dự đoán rằng khó khăn của con cá tra chỉ là nhất thời nên tôi đề xuất mua lại với giá 7.000 đồng/kg.
Đây là lối thoát cho các doanh nghiệp, bởi vì nếu họ cứ gửi cá, trả tiền kho rồi đem bán đổ bán tháo thì càng lỗ nặng. Giờ bán cho tôi cao hơn giá chợ mà không phải mất tiền thuê kho. Từ quyết định táo bạo này, 6 tháng sau tôi bán ngược lại cho chủ cũ với giá 30.000 đồng/kg trong khi giá thị trường là 40.000 đồng/kg. Như vậy họ lời được 10.000 đồng/kg, còn tôi thì lời gấp 5 lần”.
Tương tự, có thời điểm cá ngừ tại cảng chỉ có 5.000 đồng/kg, nhưng khi hết mùa vụ thì giá tăng lên gấp đôi. Thế là ông quyết định trữ hàng. Nhờ vậy, từ 300 triệu đồng mượn ban đầu, năm 2003 vốn tích lũy lên được 6 tỉ đồng.
Lúc này ở Tiền Giang có khu công nghiệp Mỹ Tho mới mở, ông quyết định xây nhà máy đông lạnh để chế biến cá ngừ. Nhưng khi nhà máy xây xong thì cá ngừ bị mất mùa, nhà máy đói nguyên liệu. Thế là ông bỏ cá ngừ, chuyển sang chế biến, xuất khẩu cá tra.
Ông Dương Ngọc Minh đi từ thiện cùng Mỹ Tâm
Tôi luôn coi trọng con người
Năm 2009, Hùng Vương mua cổ phiếu của Agifish An Giang. Năm 2010 mua Faquimex Bến Tre, 2011 sáp nhập Nhà máy thức ăn Việt Thắng và năm nay tiếp vốn cho FMC Sóc Trăng, Tắc Vân (Cà Mau)… “Chúng tôi quyết định đầu tư thẳng vào công ty, nơi đã có sẵn cơ sở vật chất và con người. Vấn đề là thay đổi cách nhìn và cách làm thôi”, ông Minh nói.
Cổ phần hóa vào năm 2007, đến thời điểm này tổng vốn của Hùng Vương đạt trên 3.000 tỉ đồng và đang sử dụng hơn 16.000 lao động tại 8 nhà máy với công suất 400.000 tấn cá nguyên liệu/năm, dự kiến năm 2013 sẽ tăng lên 20.000 lao động. Ông Minh [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url]: “Tôi luôn coi trọng con người, những cấp dưới của tôi. Trong sử dụng con người, phải bảo đảm ăn, mặc, đời sống. Nếu làm được 3 điều này thì sẽ giữ được người tốt, người giỏi làm việc cho mình”.
Cam Thảo (Tổng hợp từ Thanh Niên)
“Vào nghề” từ một chàng trai thành thị tham gia thanh niên xung phong, ngay trong năm đầu sau đổi mới Dương Ngọc Minh đã được giao trọng trách đứng đầu một đơn vị xuất nhập khẩu lớn của TP.HCM, đó là Công ty chế biến xuất khẩu Hùng Vương, tiền thân là một phân xưởng chế biến thủy sản.
Vào tù vì vướng vào tội lập quỹ trái phép
Vào thời điểm đó, Hùng Vương là một trong 10 doanh nghiệp được phép xuất khẩu trực tiếp với kim ngạch hơn 30 triệu USD/năm.
Ông Minh nhớ lại: “Từ khi thành lập đến ngày gặp nạn, hoạt động của công ty hoàn toàn dựa vào vốn vay và từ nguồn ứng trước của khách hàng.
Trong giai đoạn bị Mỹ cấm vận, chúng tôi đã góp phần phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp TP.HCM khi mỗi năm nhập về trên 20 triệu USD sợi và nhựa phục vụ cho ngành dệt, sản xuất bao bì và các sản phẩm gia dụng. Cứ mỗi USD nhập hàng thì công ty phải chịu lỗ trên 2.000 đồng, do phải thanh toán theo tỷ giá nhà nước quy định, chênh lệch với giá thị trường chợ đen”.
Ông Dương Ngọc Minh
Trong sử dụng con người, phải bảo đảm ăn, mặc, đời sống. Nếu làm được 3 điều này thì sẽ giữ được người tốt, người giỏi làm việc cho mình
Không chỉ nhập nguyên liệu sản xuất, Hùng Vương còn nhập trên 10 tấn vàng cho Công ty vàng bạc đá quý TP.HCM và Công ty vàng bạc đá quý Q.6. Thời điểm bấy giờ lạm phát phi mã. Khi nhập hàng về giao xong, thu được tiền thì giá USD đã biến động.
Ông Minh nhớ lại, có lúc khi giao hàng, công ty chỉ được phép hạch toán theo tỷ giá 5.000 đồng/USD trong khi giá thị trường chợ đen đến 11.000 đồng/USD.
Mặt khác, vì không được cấp vốn nên khi xây dựng nhà máy, Hùng Vương phải nhập thiết bị trả chậm theo tỷ giá 1 USD đổi 230 Yên Nhật. Nhưng 3 năm sau, khi đồng Yên có giá trở lại thì 1 USD chỉ đổi được 150 Yên. Giá trị tài sản của Hùng Vương vì vậy bị đội lên cùng với công nợ nhập thiết bị trả chậm.
Một sai lầm khác của ông Minh liên quan việc các đại lý tàu biển cho tiền hoa hồng, như ông kể: “Ngày xưa, thường mỗi tấn hàng xuất đi thì được 50 USD hoặc một container thì 500 USD.
Nếu bỏ túi riêng cũng chẳng ai kiểm soát được, nhưng tôi lại chủ trương thu về cho đơn vị để sử dụng vào việc chi thưởng cho công nhân. Chính điều này sau đó tôi đã vướng vào tội lập quỹ trái phép. Vì vậy nhiều người cho rằng tôi là thằng ngu nhất”.
Vì những lý do trên, ông Minh phải lãnh án 10 năm tù. Nhưng thụ án 6 năm thì ông được tha trước thời hạn
Hai bàn tay trắng
“Khi ra tù, có nhiều người quen kêu về phụ việc nhưng tôi từ chối và quyết tâm trở về nghề cũ. Nhưng lúc đó chỉ có hai bàn tay trắng, không có chiếc xe gắn máy để đi. Một nhân viên cũ đã cho tôi mượn chiếc xe Dream để làm phương tiện đi lại”, ông Minh [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url].
Đầu tiên ông thuê kho đông lạnh chứa 1.000 tấn, với giá 100 triệu đồng/tháng và phải ký quỹ 3 tháng. Nhưng vừa ra tù tìm đâu ra được 300 triệu đồng? Giữa lúc bế tắc thì có một khách hàng cũ (chủ tòa nhà Sun Wah đường Nguyễn Huệ bây giờ) sẵn sàng cho mượn 150 triệu đồng.
Rồi một hôm tới nhà ông Võ Trần Chí (cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM) chơi, ông Chí hỏi: “Mày về giờ làm gì?”. Ông Minh trả lời: “Con định làm kho nhưng không có tiền”. Ngồi lặng thinh không nói gì, lát sau ông Chí kêu vợ lên hỏi 2 sổ tiết kiệm của ông và bà còn tổng cộng bao nhiêu tiền. Bà Chí vào đem ra 2 sổ tiết kiệm tổng cộng hơn 98 triệu đồng. Ông Chí kêu vợ đi rút hết “đưa cho thằng này mượn, có lẽ nó không làm mất tiền của bà đâu”.
Có kho lạnh trong tay thì ngay tháng đầu phải lỗ mất 50 triệu đồng vì chẳng có ai thuê lại. Đúng vào thời điểm đó thì Mỹ công bố thuế chống phá giá đối với cá da trơn khiến hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy hải sản đều bị kẹt kho. Thế là kho lạnh của ông hoạt động hết công suất.
Ông Minh nhớ lại: “Vào lúc tôi thu được tiền kho thì nhiều doanh nghiệp lại điêu đứng vì không bán hàng được. Bấy giờ giá cá tra phi lê bán ra chợ chỉ còn 6.000 đồng/kg. Dự đoán rằng khó khăn của con cá tra chỉ là nhất thời nên tôi đề xuất mua lại với giá 7.000 đồng/kg.
Đây là lối thoát cho các doanh nghiệp, bởi vì nếu họ cứ gửi cá, trả tiền kho rồi đem bán đổ bán tháo thì càng lỗ nặng. Giờ bán cho tôi cao hơn giá chợ mà không phải mất tiền thuê kho. Từ quyết định táo bạo này, 6 tháng sau tôi bán ngược lại cho chủ cũ với giá 30.000 đồng/kg trong khi giá thị trường là 40.000 đồng/kg. Như vậy họ lời được 10.000 đồng/kg, còn tôi thì lời gấp 5 lần”.
Tương tự, có thời điểm cá ngừ tại cảng chỉ có 5.000 đồng/kg, nhưng khi hết mùa vụ thì giá tăng lên gấp đôi. Thế là ông quyết định trữ hàng. Nhờ vậy, từ 300 triệu đồng mượn ban đầu, năm 2003 vốn tích lũy lên được 6 tỉ đồng.
Lúc này ở Tiền Giang có khu công nghiệp Mỹ Tho mới mở, ông quyết định xây nhà máy đông lạnh để chế biến cá ngừ. Nhưng khi nhà máy xây xong thì cá ngừ bị mất mùa, nhà máy đói nguyên liệu. Thế là ông bỏ cá ngừ, chuyển sang chế biến, xuất khẩu cá tra.
Ông Dương Ngọc Minh đi từ thiện cùng Mỹ Tâm
Tôi luôn coi trọng con người
Năm 2009, Hùng Vương mua cổ phiếu của Agifish An Giang. Năm 2010 mua Faquimex Bến Tre, 2011 sáp nhập Nhà máy thức ăn Việt Thắng và năm nay tiếp vốn cho FMC Sóc Trăng, Tắc Vân (Cà Mau)… “Chúng tôi quyết định đầu tư thẳng vào công ty, nơi đã có sẵn cơ sở vật chất và con người. Vấn đề là thay đổi cách nhìn và cách làm thôi”, ông Minh nói.
Cổ phần hóa vào năm 2007, đến thời điểm này tổng vốn của Hùng Vương đạt trên 3.000 tỉ đồng và đang sử dụng hơn 16.000 lao động tại 8 nhà máy với công suất 400.000 tấn cá nguyên liệu/năm, dự kiến năm 2013 sẽ tăng lên 20.000 lao động. Ông Minh [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url]: “Tôi luôn coi trọng con người, những cấp dưới của tôi. Trong sử dụng con người, phải bảo đảm ăn, mặc, đời sống. Nếu làm được 3 điều này thì sẽ giữ được người tốt, người giỏi làm việc cho mình”.
Vào tháng 10/2012, bất ngờ trên ghế nóng, Mỹ Tâm hé mở về khả năng lên xe hoa của mình trong thời gian tới đây: “Không biết có một điều có nên nói ra ở đây không. Nếu trong thời gian tới, Tâm lập gia đình thì không biết khán giả có phiền lòng không?”.
Trước sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả tại trường quay, và để trấn an hàng triệu fans hâm mộ đang theo dõi truyền hình trực tiếp, Mỹ Tâm lại cười lớn và lấp lửng: “Nhưng đó chỉ là giả thiết mà thôi. Nhờ Vietnam Idol xem sau chương trình này có thay đổi gì không ấy chứ!”.
Dù đó chỉ là câu chuyện vui vẻ của Mỹ Tâm với khán giả truyền hình cả nước, nhưng rất có thể với sự lấp lửng này, sau Vietnam Idol, Mỹ Tâm sẽ tính tới chuyện yên bề gia thất.
Thời gian gần đây, trong các bài phỏng vấn, Mỹ Tâm chia sẻ: "Chỉ cần đó là một người đàn ông sống tình nghĩa. Và nếu có một người như thế Tâm sẽ giữ bằng bất cứ giá nào, ngược lại, nếu phải sống với một người không như thế thì đúng là mình không may mắn lắm".
Khi được hỏi, Mỹ Tâm có dám yêu một người đàn ông đã bước qua tuổi 50, khi đó là một hình mẫu tuyệt vời, nói chuyện rất hợp và sống bên nhau thật vui, họa mi tóc nâu trả lời: "Tại sao không? Tâm thuộc mẫu sẵn sàng bỏ tất cả để được yêu...
Ý tôi là, yêu một người lớn tuổi sẽ có cảm giác tin cậy, nhưng hầu hết dư luận và gia đình, những người xung quanh không nghĩ thế… Ai cũng chỉ có một cuộc đời để sống thôi. Và cũng đừng đẩy mình vào những lựa chọn quá khắc nghiệt".
Những lời chia sẻ của Mỹ Tâm khiến nhiều người liên tưởng đến một đại gia luôn âm thầm đứng đằng sau ủng hộ cô trong các hoạt động từ thiện đã chín muồi. Đó là ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Hùng Vương có số tài sản cá nhân lên tới nhiều trăm tỷ đồng. Ông Minh cũng đang tại chức Chủ tịch Uỷ ban cá nước ngọt của Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - VASEP (VFFC).
Cam Thảo (Tổng hợp từ Thanh Niên)
Nguồn : Phunutoday