Cách ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi
Dị tật ống thần kinh thai nhi là những khiếm khuyết xảy ra khi não và cột sống của thai nhi phát triển không bình thường. Tỉ lệ trẻ bị dị tật ống thần kinh xảy ra cao ở những nước có thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam. Đừng vì chủ quan mà để con trẻ phải gánh chịu bất hạnh lớn. Sức khỏe và tương lai của con bạn phụ thuộc vào hành động của bạn ngay từ bây giờ.
Quá trình phát triển ống thần kinh thai nhi
Ống thần kinh thai nhi là nền tảng cốt lõi để phát triển thành hệ thần kinh hoàn thiện sau này, gồm bộ não, hộp sọ, tủy sống và xương sống. Ống thần kinh phát triển từ rất sớm, vào tuần thứ 3 của thai kỳ. Bắt đầu từ ngày thứ 18, ống thần kinh sẽ khép dần lại, cho đến ngày thứ 28 ống thần kinh sẽ khép hoàn toàn.
Nguyên nhân gây ra dị tật ống thần kinh?
Ống thần kinh cần được cung cấp một hàm lượng Acid Folic cần thiết vừa đủ để phát triển hoàn thiện, tức khép kín hoàn toàn. Nếu như cơ thể người mẹ không có đủ Acid Folic để cung cấp cho bào thai, ống thần kinh sẽ không khép kín, và sẽ gây ra các dị tật với các biểu hiện: sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim, liệt các chi, não úng thủy, nứt đốt sống…, thậm chí gây tử vong.
Các nghiên cứu y học đã chứng minh: cơ thể người mẹ thiếu hụt Acid Folic ngay tại thời điểm thụ thai sẽ làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi (*).
Cách ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi
Vì ống thần kinh phát triển từ rất sớm, khi đó, bản thân người mẹ còn chưa biết mình đã mang thai. Phụ nữ cần bổ sung Acid Folic đầy đủ ngay từ khi dự định mang thai, để bảo đảm nồng độ Acid Folic trong máu đạt đến mức cần thiết ngay tại thời điểm thụ thai.
Những thực phẩm chứa nhiều acid folic trong bữa ăn hằng ngày. Những loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn , súp lơ xanh, rau cải,… trong các loại hạt như đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt.
Một hàm lượng Acid Folic vừa đủ còn giúp thai phụ giảm hẳn các nguy cơ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, phụ nữ nên bổ sung Acid Folic ngay từ khi dự định sinh con cho đến khi thai nhi ít nhất 3 tháng tuổi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: bổ sung đầy đủ Acid Folic ngay từ khi dự định mang thai giúp giảm 93% nguy cơ dị tật ống thần kinh (**).
Ngoài Acid Folic, các vitamin khác thuộc nhóm B, vitamin C, E, D, A, Biotin, dầu cá (chứa DHA, EPA) và các vi khoáng chất thiết yếu (Fe, Zn, Calci…) cũng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu mang lại hiệu quả tối ưu cho mẹ và thai nhi.
Tỉ lệ thiếu hụt Acid Folic của phụ nữ Việt Nam
Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Dinh dưỡng Việt Nam (8.2008): 53% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản có nồng độ Acid Folic (Folate) trong máu thấp dưới ngưỡng tối ưu để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.
Như vậy, cứ 2 người phụ nữ Việt Nam thì có 1 người mang nguy cơ tiềm ẩn sinh con bị dị tật ống thần kinh. Nguy cơ này có thể rơi vào bất kỳ phụ nữ nào, bất kỳ độ tuổi nào, sinh con lần thứ mấy, sức khỏe vợ chồng có tốt hay không.
Sự thiếu hụt Acid Folic phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân: do cơ địa cơ thể hấp thu kém, do thói quen ăn uống (không ăn nhiều thực phẩm chứa Acid Folic), do quá trình bảo quản, nấu nướng làm mất đi Acid Folic. Vì vậy, việc cơ thể thiếu hụt Acid Folic có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào.
Bổ sung Acid Folic và các dưỡng chất nói trên như thế nào thì hợp lí và tiện lợi?
Bạn nên dùng viên bổ dành cho phụ nữ dự định mang thai. Đây là giải pháp giúp bạn giám sát được thành phần, hàm lượng: đúng, đủ và an toàn cho bà mẹ và thai nhi.
Sức khỏe của con bạn, trí thông minh của con bạn, tương lai của con bạn phụ thuộc rất lớn vào bạn quyết định và hành động của bạn ngay từ khi chuẩn bị có thai.
Nên lựa chọn sản phẩm của nhà sản xuất uy tín, đã được Bộ Y Tế thẩm định và cấp phép. Sản phẩm nên có thành phần và hàm lượng dựa trên phác đồ của Tổ chức Y tế Thế giới và phù hợp với điều kiện sinh sống, dinh dưỡng và thể trạng của phụ nữ Việt Nam.
(*) Theo tài liệu “Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh” của Tổ chức Y tế Thế giới, ban Bảo vệ Sức khỏe sinh sản, năm 2006
(**) Theo nghiên cứu “Tổng quan chuyển hóa Folate liên quan đến bệnh tim mạch và dị tật ống thần kinh” do Henk J. Blom và Yvo Smulders thực hiện, đăng trên tạp chí y khoa J. Inherit Metab, năm 2011
Nguồn: thanhnien.vn
Dị tật ống thần kinh thai nhi là những khiếm khuyết xảy ra khi não và cột sống của thai nhi phát triển không bình thường. Tỉ lệ trẻ bị dị tật ống thần kinh xảy ra cao ở những nước có thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam. Đừng vì chủ quan mà để con trẻ phải gánh chịu bất hạnh lớn. Sức khỏe và tương lai của con bạn phụ thuộc vào hành động của bạn ngay từ bây giờ.
Quá trình phát triển ống thần kinh thai nhi
Ống thần kinh thai nhi là nền tảng cốt lõi để phát triển thành hệ thần kinh hoàn thiện sau này, gồm bộ não, hộp sọ, tủy sống và xương sống. Ống thần kinh phát triển từ rất sớm, vào tuần thứ 3 của thai kỳ. Bắt đầu từ ngày thứ 18, ống thần kinh sẽ khép dần lại, cho đến ngày thứ 28 ống thần kinh sẽ khép hoàn toàn.
Nguyên nhân gây ra dị tật ống thần kinh?
Ống thần kinh cần được cung cấp một hàm lượng Acid Folic cần thiết vừa đủ để phát triển hoàn thiện, tức khép kín hoàn toàn. Nếu như cơ thể người mẹ không có đủ Acid Folic để cung cấp cho bào thai, ống thần kinh sẽ không khép kín, và sẽ gây ra các dị tật với các biểu hiện: sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim, liệt các chi, não úng thủy, nứt đốt sống…, thậm chí gây tử vong.
Các nghiên cứu y học đã chứng minh: cơ thể người mẹ thiếu hụt Acid Folic ngay tại thời điểm thụ thai sẽ làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi (*).
Cách ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi
Vì ống thần kinh phát triển từ rất sớm, khi đó, bản thân người mẹ còn chưa biết mình đã mang thai. Phụ nữ cần bổ sung Acid Folic đầy đủ ngay từ khi dự định mang thai, để bảo đảm nồng độ Acid Folic trong máu đạt đến mức cần thiết ngay tại thời điểm thụ thai.
Những thực phẩm chứa nhiều acid folic trong bữa ăn hằng ngày. Những loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn , súp lơ xanh, rau cải,… trong các loại hạt như đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt.
Một hàm lượng Acid Folic vừa đủ còn giúp thai phụ giảm hẳn các nguy cơ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, phụ nữ nên bổ sung Acid Folic ngay từ khi dự định sinh con cho đến khi thai nhi ít nhất 3 tháng tuổi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: bổ sung đầy đủ Acid Folic ngay từ khi dự định mang thai giúp giảm 93% nguy cơ dị tật ống thần kinh (**).
Ngoài Acid Folic, các vitamin khác thuộc nhóm B, vitamin C, E, D, A, Biotin, dầu cá (chứa DHA, EPA) và các vi khoáng chất thiết yếu (Fe, Zn, Calci…) cũng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu mang lại hiệu quả tối ưu cho mẹ và thai nhi.
Tỉ lệ thiếu hụt Acid Folic của phụ nữ Việt Nam
Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Dinh dưỡng Việt Nam (8.2008): 53% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản có nồng độ Acid Folic (Folate) trong máu thấp dưới ngưỡng tối ưu để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.
Như vậy, cứ 2 người phụ nữ Việt Nam thì có 1 người mang nguy cơ tiềm ẩn sinh con bị dị tật ống thần kinh. Nguy cơ này có thể rơi vào bất kỳ phụ nữ nào, bất kỳ độ tuổi nào, sinh con lần thứ mấy, sức khỏe vợ chồng có tốt hay không.
Sự thiếu hụt Acid Folic phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân: do cơ địa cơ thể hấp thu kém, do thói quen ăn uống (không ăn nhiều thực phẩm chứa Acid Folic), do quá trình bảo quản, nấu nướng làm mất đi Acid Folic. Vì vậy, việc cơ thể thiếu hụt Acid Folic có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào.
Bổ sung Acid Folic và các dưỡng chất nói trên như thế nào thì hợp lí và tiện lợi?
Bạn nên dùng viên bổ dành cho phụ nữ dự định mang thai. Đây là giải pháp giúp bạn giám sát được thành phần, hàm lượng: đúng, đủ và an toàn cho bà mẹ và thai nhi.
Sức khỏe của con bạn, trí thông minh của con bạn, tương lai của con bạn phụ thuộc rất lớn vào bạn quyết định và hành động của bạn ngay từ khi chuẩn bị có thai.
Nên lựa chọn sản phẩm của nhà sản xuất uy tín, đã được Bộ Y Tế thẩm định và cấp phép. Sản phẩm nên có thành phần và hàm lượng dựa trên phác đồ của Tổ chức Y tế Thế giới và phù hợp với điều kiện sinh sống, dinh dưỡng và thể trạng của phụ nữ Việt Nam.
(*) Theo tài liệu “Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh” của Tổ chức Y tế Thế giới, ban Bảo vệ Sức khỏe sinh sản, năm 2006
(**) Theo nghiên cứu “Tổng quan chuyển hóa Folate liên quan đến bệnh tim mạch và dị tật ống thần kinh” do Henk J. Blom và Yvo Smulders thực hiện, đăng trên tạp chí y khoa J. Inherit Metab, năm 2011
Nguồn: thanhnien.vn