Bạch cầu lympho cấp là 1 trong 4 thể bệnh của ung thư bạch cầu, là bệnh lý thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Hỏi: Con tôi 12 tuổi, cách đây không lâu gia đình phát hiện cháu nổi hạch góc hàm hai bên, nổi hạch bẹn, đưa cháu đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bệnh bạch cầu lympho cấp nguy cơ cao. Hiện cháu đã được nhập viện và đang được điều trị. Xin bác sĩ tư vấn rõ hơn về căn bệnh này.
Trần Thị Tần (Biên Hòa)
Trả lời:
Bạch cầu lympho cấp là một trong 4 loại bệnh về bạch cầu (còn gọi là ung thư máu) gồm: bạch cầu lympho cấp, bạch cầu tủy cấp, bạch cầu lympho mạn, bạch cầu tủy mạn. Bệnh bạch cầu tuy chỉ chiếm khoảng 2% các thể ung thư ở người lớn, nhưng tại nhiều nước, đây lại là bệnh lý thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, chiếm 33% các trường hợp mới và xếp ở vị trí đầu tiên trong 10 loại ung thư ở trẻ em.
Nguyên nhân là do tiếp xúc với tia phóng xạ; do bất thường nhiễm sắc thể bẩm sinh và những rối loạn di truyền của sửa chữa ADN có liên quan đến bệnh bạch cầu cấp dòng lympho như: bệnh Ataxia telangiectasia, hội chứng Down, thiếu máu Fanconi.
Dấu hiệu để nhận diện bệnh khá mơ hồ. Bệnh nhi có thể bất ngờ cảm thấy khó chịu, đau xương, đặc biệt là xương ức, đổ mồ hôi, chảy máu và dễ xuất hiện vết bầm. Nhức đầu và những bệnh thần kinh sọ não do xâm nhiễm hệ thần kinh trung ương, da xanh, thiếu máu, sốt kéo dài, xuất huyết điểm và mảng, hạch to, lách to, gan to… cũng là những dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ bệnh bạch cầu.
Tuy nhiên, muốn xác định rõ bệnh bạch cầu nhóm nào, loại nào thì phải làm một số xét nghiệm. Do triệu chứng bệnh mơ hồ, nên bệnh rất dễ bị bỏ qua, đến khi xuất hiện các vết bầm dưới da kèm sốt cao, mệt mỏi, đau nhức xương thì bệnh đã tiến triển xa, rất khó chữa trị.
Tại BV Ung Bướu TP.HCM, trung bình hàng năm tiếp nhận từ 100-150 bệnh nhân bị bệnh bạch cầu, 2/3 trong số đó là bạch cầu lympho cấp. Bạch cầu lympho cấp diễn tiến rất nhanh, thường là một-hai tháng, và trong vòng sáu tháng, bệnh đã phát triển rầm rộ, nhưng dấu hiệu rất khó nhận biết, cha mẹ thậm chí cả bác sĩ đôi khi cũng nghĩ trẻ bị cảm cúm, do thấy trẻ sốt kéo dài, nhức mỏi xương khớp, xanh xao… nên phần lớn đều nhập viện trễ. Dù vậy, bệnh bạch cầu lympho cấp có thể điều trị khỏi. Các phương pháp điều trị mới khiến tỷ lệ đẩy lui bệnh rất cao.
BS NGÔ THỊ THANH THỦY
(BV Ung Bướu TP.HCM)
Nguồn: Ungthubachcau.com
Hỏi: Con tôi 12 tuổi, cách đây không lâu gia đình phát hiện cháu nổi hạch góc hàm hai bên, nổi hạch bẹn, đưa cháu đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bệnh bạch cầu lympho cấp nguy cơ cao. Hiện cháu đã được nhập viện và đang được điều trị. Xin bác sĩ tư vấn rõ hơn về căn bệnh này.
Trần Thị Tần (Biên Hòa)
Trả lời:
Bạch cầu lympho cấp là một trong 4 loại bệnh về bạch cầu (còn gọi là ung thư máu) gồm: bạch cầu lympho cấp, bạch cầu tủy cấp, bạch cầu lympho mạn, bạch cầu tủy mạn. Bệnh bạch cầu tuy chỉ chiếm khoảng 2% các thể ung thư ở người lớn, nhưng tại nhiều nước, đây lại là bệnh lý thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, chiếm 33% các trường hợp mới và xếp ở vị trí đầu tiên trong 10 loại ung thư ở trẻ em.
Nguyên nhân là do tiếp xúc với tia phóng xạ; do bất thường nhiễm sắc thể bẩm sinh và những rối loạn di truyền của sửa chữa ADN có liên quan đến bệnh bạch cầu cấp dòng lympho như: bệnh Ataxia telangiectasia, hội chứng Down, thiếu máu Fanconi.
Dấu hiệu để nhận diện bệnh khá mơ hồ. Bệnh nhi có thể bất ngờ cảm thấy khó chịu, đau xương, đặc biệt là xương ức, đổ mồ hôi, chảy máu và dễ xuất hiện vết bầm. Nhức đầu và những bệnh thần kinh sọ não do xâm nhiễm hệ thần kinh trung ương, da xanh, thiếu máu, sốt kéo dài, xuất huyết điểm và mảng, hạch to, lách to, gan to… cũng là những dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ bệnh bạch cầu.
Tuy nhiên, muốn xác định rõ bệnh bạch cầu nhóm nào, loại nào thì phải làm một số xét nghiệm. Do triệu chứng bệnh mơ hồ, nên bệnh rất dễ bị bỏ qua, đến khi xuất hiện các vết bầm dưới da kèm sốt cao, mệt mỏi, đau nhức xương thì bệnh đã tiến triển xa, rất khó chữa trị.
Tại BV Ung Bướu TP.HCM, trung bình hàng năm tiếp nhận từ 100-150 bệnh nhân bị bệnh bạch cầu, 2/3 trong số đó là bạch cầu lympho cấp. Bạch cầu lympho cấp diễn tiến rất nhanh, thường là một-hai tháng, và trong vòng sáu tháng, bệnh đã phát triển rầm rộ, nhưng dấu hiệu rất khó nhận biết, cha mẹ thậm chí cả bác sĩ đôi khi cũng nghĩ trẻ bị cảm cúm, do thấy trẻ sốt kéo dài, nhức mỏi xương khớp, xanh xao… nên phần lớn đều nhập viện trễ. Dù vậy, bệnh bạch cầu lympho cấp có thể điều trị khỏi. Các phương pháp điều trị mới khiến tỷ lệ đẩy lui bệnh rất cao.
BS NGÔ THỊ THANH THỦY
(BV Ung Bướu TP.HCM)
Nguồn: Ungthubachcau.com