mecuameocon
New member
Người lớn chúng ta lúc nào cũng cho rằng giai đoạn sơ sinh thực sự rất đơn giản. Hoạt động của đứa trẻ là bú no nê rồi ngủ. Đối với chúng ta việc này chả có gì khó khăn cả, bởi thế chúng ra nghĩ thời kỳ sơ sinh chính là khoảng thời gian trẻ tận hưởng vả thích nghi dần với ngôi nhà mới.
Trên thực tế, trẻ không thực sự được thoải mái như thế, không hẳn sung sướng như chúng ra vẫn hằng hình dung. Những đứa trẻ vừa ra đời đều trong tình trạng mù, điếc, gần như vô tri vô giác, bé cũng không thể điều khiển tay và khó phát ra âm thanh, chúng là những cá thể nhỏ bé đang nỗ lực đấu tranh với tình thế cam go để vượt qua tình cảnh mù lòa, điếc lác và bất động.
Chúng hết sức nỗ lực. Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên trẻ sơ sinh đã coi việc học nhìn, nghe, cảm nhận và chuyển động là những nhiệm vụ của mình. Bé sẽ tận dụng mọi giây phút tỉnh táo để thực hiện những nhiệm vụ này. Câu hỏi duy nhất cần đặt ra là liệu chúng ta có nên giúp đỡ bé hay để bé tự xoay xở?
Không một phụ huynh minh mẫn nào muốn can thiệp vào nỗ lực riêng của trẻ nhưng chúng ta luôn vô tình can thiệp vào con đường riêng của trẻ. Chúng ta áp đặt suy nghĩ của mình lên con trẻ, chúng ta nghĩ điều đó là tốt nhưng sự thực có phải như vậy không?
Sau khi ra đời, trẻ thường xuyên bị tách khỏi mẹ, bị quấn tã, đặt nằm ngửa và nếu được gia đình đồng ý cháu sẽ được đưa đến khu “chăm sóc đặc biệt” với các bé cùng độ tuổi. Nhưng bạn có biết?
Dù khi mới chào đời, đứa trẻ không thể nhìn hay nghe rõ tiếng nhưng có thể ngửi thấy mùi của người mẹ. Khi bị đưa sang khu chăm sóc đặc biệt, trẻ không còn được ngửi mùi của mẹ nữa, trẻ có cảm giác bất an, trẻ khóc váng lên đòi mẹ nhưng lúc đó mẹ ở đâu? Mẹ vẫn đang ở phòng hậu sinh cách đó vài ba chục mét nên không thể nghe tiếng khóc và đáp ứng yêu cầu của trẻ. Cảm giác càng lạc lõng và cơ đơn hơn khi nghe những tiếng khóc lớn nhằng nhẵng của những bạn đồng cảnh ngộ ở nơi mà chúng ta vẫn gọi là “khu chăm sóc đặc biệt”?
Các mẹ cứ thử tượng tưởng, khi mình bị lạc vào một thế giới hoàn toàn xa lạ, cảm giác sẽ như thế nào???
Chưa hết, khi đứa trẻ được đón về nhà, nó vẫn bị quấn trong hàng bao nhiêu lớp chăn tã, bất kể mùa nào trong năm. Chúng ta bật điều hòa ở mức nhiệt độ khiến chúng ta thấy thoải mái nhưng các trẻ sơ sinh thường cần môi trường ấm áp hơn chúng ta, bởi thế chúng thường được bao bọc rất kỹ càng trong vài tháng đầu đời.
Được bọc trong những lớp chăn dày sụ và mặc những bộ đồ bó khít khiến trẻ khó có thể cựa quậy được. Lúc mới sinh, đa phần trẻ đều mũm mĩm nên khó cử động, đã vậy trẻ lại còn bị quấn trong chiếc tã cồng kềnh, bị mặc cho bộ quần áo thùng thình, rồi bị bọc trong những lớp chăn, trông trẻ chẳng khác nào một võ sĩ sumo đang vật lộn cố thoát ra khỏi chiếc kén của mình. Và trẻ hầu như chẳng cử động được mấy.
Trẻ sẽ khươ tay đạp chân loạn vì vào những thời điểm hiếm hoi được thoát ra khỏi vòng vây của áo quần chăn tã. Chính vì thế mà khoảng thời gian thay tã cho con thật gian nan phải không các mẹ. Đây là thời gian ngắn ngủi duy nhất trong ngày mà bé được tự do. Bé cựa quậy liên tục, khiến cho chúng ta phát cáu vì không mặc được áo cho bé.
Bị quấn quần áo chật, bé luôn tìm cách cử động. Ngoài ra, ngay từ khi mới ra đời, bé hầu như toàn bị đặt lật ngửa. Với tư thế này, bé chẳng khác nào một con rùa bị lật ngửa. Mọi cử động chân tay của bé đều vô hiệu lực. Bé chẳng thế nào nhích dậy được.
Tuy nhiên, nếu được đặt nằm sấp trên một mặt sàn nhẵn và ấm, tất cả những cử động tay chân ngẫu nhiên lại giúp bé di chuyển cực kỳ hiệu quả. Bất cứ lúc nào được đặt nằm sấp, bé sẽ ngay lập tức thử hàng trăm lần để học cách cử động tay chân sao cho trườn được. Tạo hóa đã ban cho trẻ sơ sinh niềm đam mê chuyện động, và bé tận dụng mọi kẽ hở có thể cho công việc này. Vậy thì tại sao người lớn chúng ta lại tước đoạt niềm đam mê đó của con hả các mẹ?
Lưu ý: Mẹ nào muốn hướng dẫn vận động cho con theo Phương pháp Giáo dục sớm Glenn Doman thì có thể gọi điện theo sđt: 0906.285.655 để được các tư vấn viên hỗ trợ các mẹ tốt nhất.
Theo cuốn Dạy trẻ thông minh sớm của Glenn Doman
Trên thực tế, trẻ không thực sự được thoải mái như thế, không hẳn sung sướng như chúng ra vẫn hằng hình dung. Những đứa trẻ vừa ra đời đều trong tình trạng mù, điếc, gần như vô tri vô giác, bé cũng không thể điều khiển tay và khó phát ra âm thanh, chúng là những cá thể nhỏ bé đang nỗ lực đấu tranh với tình thế cam go để vượt qua tình cảnh mù lòa, điếc lác và bất động.
Chúng hết sức nỗ lực. Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên trẻ sơ sinh đã coi việc học nhìn, nghe, cảm nhận và chuyển động là những nhiệm vụ của mình. Bé sẽ tận dụng mọi giây phút tỉnh táo để thực hiện những nhiệm vụ này. Câu hỏi duy nhất cần đặt ra là liệu chúng ta có nên giúp đỡ bé hay để bé tự xoay xở?
Không một phụ huynh minh mẫn nào muốn can thiệp vào nỗ lực riêng của trẻ nhưng chúng ta luôn vô tình can thiệp vào con đường riêng của trẻ. Chúng ta áp đặt suy nghĩ của mình lên con trẻ, chúng ta nghĩ điều đó là tốt nhưng sự thực có phải như vậy không?
Sau khi ra đời, trẻ thường xuyên bị tách khỏi mẹ, bị quấn tã, đặt nằm ngửa và nếu được gia đình đồng ý cháu sẽ được đưa đến khu “chăm sóc đặc biệt” với các bé cùng độ tuổi. Nhưng bạn có biết?
Dù khi mới chào đời, đứa trẻ không thể nhìn hay nghe rõ tiếng nhưng có thể ngửi thấy mùi của người mẹ. Khi bị đưa sang khu chăm sóc đặc biệt, trẻ không còn được ngửi mùi của mẹ nữa, trẻ có cảm giác bất an, trẻ khóc váng lên đòi mẹ nhưng lúc đó mẹ ở đâu? Mẹ vẫn đang ở phòng hậu sinh cách đó vài ba chục mét nên không thể nghe tiếng khóc và đáp ứng yêu cầu của trẻ. Cảm giác càng lạc lõng và cơ đơn hơn khi nghe những tiếng khóc lớn nhằng nhẵng của những bạn đồng cảnh ngộ ở nơi mà chúng ta vẫn gọi là “khu chăm sóc đặc biệt”?
Các mẹ cứ thử tượng tưởng, khi mình bị lạc vào một thế giới hoàn toàn xa lạ, cảm giác sẽ như thế nào???
Chưa hết, khi đứa trẻ được đón về nhà, nó vẫn bị quấn trong hàng bao nhiêu lớp chăn tã, bất kể mùa nào trong năm. Chúng ta bật điều hòa ở mức nhiệt độ khiến chúng ta thấy thoải mái nhưng các trẻ sơ sinh thường cần môi trường ấm áp hơn chúng ta, bởi thế chúng thường được bao bọc rất kỹ càng trong vài tháng đầu đời.
Được bọc trong những lớp chăn dày sụ và mặc những bộ đồ bó khít khiến trẻ khó có thể cựa quậy được. Lúc mới sinh, đa phần trẻ đều mũm mĩm nên khó cử động, đã vậy trẻ lại còn bị quấn trong chiếc tã cồng kềnh, bị mặc cho bộ quần áo thùng thình, rồi bị bọc trong những lớp chăn, trông trẻ chẳng khác nào một võ sĩ sumo đang vật lộn cố thoát ra khỏi chiếc kén của mình. Và trẻ hầu như chẳng cử động được mấy.
Trẻ sẽ khươ tay đạp chân loạn vì vào những thời điểm hiếm hoi được thoát ra khỏi vòng vây của áo quần chăn tã. Chính vì thế mà khoảng thời gian thay tã cho con thật gian nan phải không các mẹ. Đây là thời gian ngắn ngủi duy nhất trong ngày mà bé được tự do. Bé cựa quậy liên tục, khiến cho chúng ta phát cáu vì không mặc được áo cho bé.
Bị quấn quần áo chật, bé luôn tìm cách cử động. Ngoài ra, ngay từ khi mới ra đời, bé hầu như toàn bị đặt lật ngửa. Với tư thế này, bé chẳng khác nào một con rùa bị lật ngửa. Mọi cử động chân tay của bé đều vô hiệu lực. Bé chẳng thế nào nhích dậy được.
Tuy nhiên, nếu được đặt nằm sấp trên một mặt sàn nhẵn và ấm, tất cả những cử động tay chân ngẫu nhiên lại giúp bé di chuyển cực kỳ hiệu quả. Bất cứ lúc nào được đặt nằm sấp, bé sẽ ngay lập tức thử hàng trăm lần để học cách cử động tay chân sao cho trườn được. Tạo hóa đã ban cho trẻ sơ sinh niềm đam mê chuyện động, và bé tận dụng mọi kẽ hở có thể cho công việc này. Vậy thì tại sao người lớn chúng ta lại tước đoạt niềm đam mê đó của con hả các mẹ?
Lưu ý: Mẹ nào muốn hướng dẫn vận động cho con theo Phương pháp Giáo dục sớm Glenn Doman thì có thể gọi điện theo sđt: 0906.285.655 để được các tư vấn viên hỗ trợ các mẹ tốt nhất.
Theo cuốn Dạy trẻ thông minh sớm của Glenn Doman