➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
mecuameocon
New member
Chỉ là trẻ sẽ đọc được ê a các từ, các câu khi đến tuổi - hay đó là một trò chơi ngôn ngữ mà cha mẹ phải lắng nghe con để hiểu về sự phát triển trí lực và tinh thần của trẻ. Thậm chí, nếu không can thiệp sớm thì khả năng này sẽ dần mai một… Bởi vì, Đọc không phải là một môn học, mà Đọc là “Chức năng sinh lí của hệ thần kinh não bộ”. Chính vì vậy, ở nước ngoài họ không dùng đến từ “dạy Đọc” mà thay bằng “Phát triển ngôn ngữ” là như thế!
Hiện nay, có rất nhiều các ông bố bà mẹ tìm đến Phương pháp giáo dục sớm Glenn Domanvới hy vọng: Phương pháp này có thể giúp các em bé biết Nói và biết Đọc sớm hơn. Sự thực của việc “Dạy trẻ biết Đọc sớm” là như thế nào? Phương pháp Glenn Doman có thể giúp gì cho các em bé?
Có một nỗi lo ngày càng lớn trong các bậc cha mẹ hiện đại, đó là số lượng trẻ chậm nói đang ngày càng tăng. Trong khi một số bà mẹ tỏ ra lo lắng thái quá và lo rằng bé tự kỷ thì cũng có không ít các chị em lại tự nhủ và cố an ủi bằng những quan niệm dạng như “trẻ con phát triển nhanh chậm khác nhau mà!”, “nó đi sớm nên đương nhiên phải nói muộn” hay “Con chị A… mãi 3, 4 tuổi mới nói, vẫn thông minh và lanh lợi chứ có gì đâu”.
Thực tế, đúng là mỗi trẻ đều có một mức độ phát triển khác nhau phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, hoàn cảnh sống, cách giáo dục của bố mẹ…Tuy nhiên hầu hết các bé trước 24 tháng đều nên nói được 25 từ cơ bản. Nếu không, có thể coi là chậm nói.
Với các bé chậm nói, cần phân biệt hai khả năng về ngôn ngữ:
Nếu bé vẫn hiểu được lời nói: chỉ đúng những gì bố mẹ hỏi như “tai đâu, mắt đâu…” và thực hiện đúng những mệnh lệnh giản đơn như lấy mũ, dép cho mẹ, đưa đồ cho mẹ, nói hoan hô con biết vỗ tay, nói “bye bye” con biết vẫy tay… thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Nếu được có một biên pháp can thiệp sớm, giúp đỡ tốt thì các bé này có thể phát triển lời nói rất nhanh để không bị chậm trễ về mặt ngôn ngữ khi đến tuổi đi học.
Ngược lại, những bé bị chậm cả diễn đạt lẫn cảm thụ ngôn ngữ thường có căn nguyên nghe kém hoặc chậm khôn. Việc giúp đỡ sẽ khó khăn hơn nhiều. Bé nhất thiết phải được các bác sĩ chuyên khoa tai khám, đo sức nghe và đo chỉ số IQ
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Về mặt thể chất:
Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói...Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do vì sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
Về mặt tâm lý:
Quá chiều con, cho bé xem tivi, nói nhả nhớt theo bé... là những sai lầm “kinh điển” của mẹ.
- Bật tivi, ipad, iphone cho bé xem suốt ngày:Nhiều ba mẹ thường để trẻ xem TV hay dùng điện thoại thông minh để bé ngồi yên, ăn ngoan hay mình rảnh làm việc nhà... Tuy nhiên, đây lại là một trong những lý do phổ biến khiến trẻ chậm nói. Trẻ xem TV như thế trong một thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển ngôn ngữ, cũng như tạo tiền đề cho nhiều hội chứng khác. Lý do là, khi xem TV và sử dụng điện thoại thông minh, trẻ không cần phải nói, không cần suy nghĩ, chỉ ngồi yên và nhìn, đưa tay chỉ, chạm vào màn hình dần tạo thói quen lười nói và giao tiếp ở trẻ.
-> Hiện đại, "hại điện" là đây!
- Đáp ứng con quá nhanh chóng:
“Lỗi” này quả đúng là yêu con quá lại hóa hại con. Khi bé chỉ vào bình sữa và với với tay đòi cầm, đòi ăn. Ngay lập tức, mẹ lấy bình sữa đưa cho con vè cho bé ăn. Hay Làm như vậy là mẹ đã tước đi cơ hội để trẻ được nói.
Cách làm đúng phải là mẹ nên khơi gợi cho trẻ nói ra điều mà trẻ muốn,. Bất kể đó là từ “đói”, từ “sữa” hay từ “măm măm” thôi cũng rất quan trọng. Khi trẻ nói được điều đó, người lớn nên động viên, cổ vũ cho trẻ bởi vì đó là một sự tiến bộ. Lúc này, bé sẽ hiểu cách dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý mà mình muốn.
-> Yêu con quá, hóa ra lại hại con!
-Lười nói chuyện với con vì nghĩ bé “chẳng hiểu gì”:Giao tiếp với trẻ sơ sinh đôi khi giống như độc thoại bởi bé chưa nói được, vốn từ còn quá ít nên phản ứng với những câu hỏi của cha mẹ thường bị chậm. Điều này khiến một số bà mẹ cảm thấy buồn chán và thấy như mình đang làm một việc vô ích.Tuy nhiên, chính việc lười nói chuyện với con ngay từ khi bé mới là trẻ sơ sinh lại là nguyên nhân khiến bé chậm nói.
-> Vấn đề về tư duy và "bệnh lười "của các bà mẹ!
- Nói chuyện với con bằng ngôn ngữ trẻ con, cố tình nói ngọng, nhả nhớt:Dùng ngôn ngữ trẻ con để nói chuyện với trẻ có nghĩa là người lớn thường dùng những từ đã được tỉnh lược để nói chuyện với trẻ. Ví dụ, một số bố mẹ hay thường thích dùng “ngoại ngữ của bé” như: "tị ơi tị" (chị ơi chị), “ơm ơm” (cơm), “ún on” của mẹ, (cún con của mẹ)… và cho rằng những từ ngữ sinh động này rất thú vị, có thể khiến trẻ hứng thú hơn. Với trẻ sơ sinh chưa biết nói, bé hay thường hét lên hoặc kêu “a..a…” rất to. Những lúc như vậy, mẹ lại cũng hét lên, cũng “a…a..”, cũng lặp lại những âm thanh y hệt của bé để “giao tiếp” với con. Điều này là sai lầm.
- Không cho bé ra ngoài chơi và gặp gỡ bạn bè: Nhiều bố mẹ ngày nay vì sợ bên ngoài “nguy hiểm” nên thường nhốt con trong nhà một mình và chỉ chơi với các đồ chơi vô tri. Một số bà mẹ thậm chí khi thấy con đã đến tuổi đi học mẫu giáo, mầm non nhưng vẫn để con ở nhà với mẹ hoặc ông bà vì lo bé đi học sẽ bị lây bệnh từ bạn bè, lo cô giáo chăm con không kỹ. Chính điều này đã tước đi của trẻ cơ hội được giao tiếp.
Ngoài ra, nguyên nhân gây chậm nói còn có thể đến từ các hội chứng tự kỷ, tăng động kém chú ý. Cha mẹ khi phát hiện con chậm nói nên cho bé đi khám ngay
Cha mẹ NÊN làm gì khi có con bị chậm nói
- Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa - nói hát và bắt chước các âm thanh và cử chỉ. Mẹ cần có niềm tin rằng nói chuyện nhiều bé sẽ nhanh biết nói, mẹ sẽ có động lực để ‘tám’ với bé nhiều hơn. Đôi khi chỉ một câu nói bâng quơ, phiếm chỉ: “Để mẹ bế con nào” hay “Con yêu mẹ không?”… cũng có tác dụng lớn với khả năng ngôn ngữ của bé. Dù bé mới bập bẹ, ê a… thì cha mẹ vẫn nên nói chuyện liên tục cùng bé. Khi còn nhỏ, việc bé tăng vốn từ vựng và dần biết nói sẽ thông qua một cách duy nhất là lắng nghe người lớn nói chuyện với nhau.
- Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào. Cho trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng
- Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ. Mặt khác, bạn cũng nói liên tục nếu có thể. Chẳng hạn, gọi tên thức ăn khi ở trong quầy hàng, giải thích bạn đang làm gì khi bạn đang nấu hoặc lau nhà, chỉ các vật ở quanh nhà, và khi đưa bé lên xe, chỉ các âm thanh mà bạn nghe thấy. Đặt câu hỏi và lắng nghe bé trả lời. Nên đưa trẻ đi khám và can thiệp kịp thời khi trẻ có các dấu hiệu bất thường.
- Nếu cho con xem, mẹ nên cùng ngồi với bé để xem các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ tốt hơn.
- Khi nói với trẻ, không được dùng giọng, ngôn ngữ của trẻ để nói. Hãy nói chuẩn, cung cấp thông tin một cách rõ ràng, trung thực và nhất quán!. Giúp trẻ tiếp nhận được các thông tin đúng!
- Tạo cho con một môi trường giao tiếp có nhiều bạn bè, tự khắc sẽ nảy sinh nhu cầu muốn giao tiếp, muốn nói chuyện, muốn bật thành lời. Mẹ nên chú ý cho bé đi chơi nhiều hơn, gặp gỡ nhiều bạn nhỏ cùng tuổi. Điều này sẽ giúp bé nhanh biết nói.
Đó là một số lưu ý với các mẹ trong quá trình giao tiếp với con. Ngoài ra hiện nay, Phương pháp Glenn Doman được rất nhiều các ông bố bà mẹ quan tâm và áp dụng cho con em mình và thực tế có rất nhiều em bé, sau một vài tháng áp dụng: vốn từ tăng đáng kể, tương tác với cha mẹ tốt hơn, hoạt ngôn hơn và hầu hết các con đều biết Đọc từ khi rất nhỏ.
Với Glenn Doman, đây là Phương pháp Giáo dục dành cho các bạn nhỏ trong độ tuổi 0 – 6. Nhằm cung cấp và hỗ trợ các bố mẹ một công cụ trong việc giao tiếp và giáo dục con tại nhà (Home school).
- Dạy con như một trò chơi.
- Các buổi học diễn ra nhanh chóng (tính bằng giây, bằng phút) với các tấm thẻ Flash card.
- Gia tăng tương tác bố mẹ và con.
- Gia tăng và củng cố khớp nối dây thần kinh, giúp trẻ có tư duy và phản xạ nhanh nhạy.
- Trẻ biết Đọc sớm – nền tảng của tri thức.
- Tinh thần ham học hỏi và kĩ năng tự học (Cái này là gì hả mẹ?, Tại sao?, Như thế nào?...).
Lưu ý:Khi con có biểu hiện chậm nói. Cha mẹ nên chú ý, phát hiện kịp thời và cho bé đi khám, điều trị càng sớm càng tốt, do giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp, trị liệu cho bé. Trẻ càng lớn càng khó can thiệp hơn, thời gian điều trị cũng lâu hơn. Và dù bé ở giai đoạn nào đi nữa, sự quan tâm chăm sóc và yêu thương từ gia đình luôn là yếu tố then chốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nguồn: glenndomanvietnam.com
Hiện nay, có rất nhiều các ông bố bà mẹ tìm đến Phương pháp giáo dục sớm Glenn Domanvới hy vọng: Phương pháp này có thể giúp các em bé biết Nói và biết Đọc sớm hơn. Sự thực của việc “Dạy trẻ biết Đọc sớm” là như thế nào? Phương pháp Glenn Doman có thể giúp gì cho các em bé?
Có một nỗi lo ngày càng lớn trong các bậc cha mẹ hiện đại, đó là số lượng trẻ chậm nói đang ngày càng tăng. Trong khi một số bà mẹ tỏ ra lo lắng thái quá và lo rằng bé tự kỷ thì cũng có không ít các chị em lại tự nhủ và cố an ủi bằng những quan niệm dạng như “trẻ con phát triển nhanh chậm khác nhau mà!”, “nó đi sớm nên đương nhiên phải nói muộn” hay “Con chị A… mãi 3, 4 tuổi mới nói, vẫn thông minh và lanh lợi chứ có gì đâu”.
Thực tế, đúng là mỗi trẻ đều có một mức độ phát triển khác nhau phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, hoàn cảnh sống, cách giáo dục của bố mẹ…Tuy nhiên hầu hết các bé trước 24 tháng đều nên nói được 25 từ cơ bản. Nếu không, có thể coi là chậm nói.
Với các bé chậm nói, cần phân biệt hai khả năng về ngôn ngữ:
Nếu bé vẫn hiểu được lời nói: chỉ đúng những gì bố mẹ hỏi như “tai đâu, mắt đâu…” và thực hiện đúng những mệnh lệnh giản đơn như lấy mũ, dép cho mẹ, đưa đồ cho mẹ, nói hoan hô con biết vỗ tay, nói “bye bye” con biết vẫy tay… thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Nếu được có một biên pháp can thiệp sớm, giúp đỡ tốt thì các bé này có thể phát triển lời nói rất nhanh để không bị chậm trễ về mặt ngôn ngữ khi đến tuổi đi học.
Ngược lại, những bé bị chậm cả diễn đạt lẫn cảm thụ ngôn ngữ thường có căn nguyên nghe kém hoặc chậm khôn. Việc giúp đỡ sẽ khó khăn hơn nhiều. Bé nhất thiết phải được các bác sĩ chuyên khoa tai khám, đo sức nghe và đo chỉ số IQ
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Về mặt thể chất:
Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói...Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do vì sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
Về mặt tâm lý:
Quá chiều con, cho bé xem tivi, nói nhả nhớt theo bé... là những sai lầm “kinh điển” của mẹ.
- Bật tivi, ipad, iphone cho bé xem suốt ngày:Nhiều ba mẹ thường để trẻ xem TV hay dùng điện thoại thông minh để bé ngồi yên, ăn ngoan hay mình rảnh làm việc nhà... Tuy nhiên, đây lại là một trong những lý do phổ biến khiến trẻ chậm nói. Trẻ xem TV như thế trong một thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển ngôn ngữ, cũng như tạo tiền đề cho nhiều hội chứng khác. Lý do là, khi xem TV và sử dụng điện thoại thông minh, trẻ không cần phải nói, không cần suy nghĩ, chỉ ngồi yên và nhìn, đưa tay chỉ, chạm vào màn hình dần tạo thói quen lười nói và giao tiếp ở trẻ.
-> Hiện đại, "hại điện" là đây!
- Đáp ứng con quá nhanh chóng:
“Lỗi” này quả đúng là yêu con quá lại hóa hại con. Khi bé chỉ vào bình sữa và với với tay đòi cầm, đòi ăn. Ngay lập tức, mẹ lấy bình sữa đưa cho con vè cho bé ăn. Hay Làm như vậy là mẹ đã tước đi cơ hội để trẻ được nói.
Cách làm đúng phải là mẹ nên khơi gợi cho trẻ nói ra điều mà trẻ muốn,. Bất kể đó là từ “đói”, từ “sữa” hay từ “măm măm” thôi cũng rất quan trọng. Khi trẻ nói được điều đó, người lớn nên động viên, cổ vũ cho trẻ bởi vì đó là một sự tiến bộ. Lúc này, bé sẽ hiểu cách dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý mà mình muốn.
-> Yêu con quá, hóa ra lại hại con!
-Lười nói chuyện với con vì nghĩ bé “chẳng hiểu gì”:Giao tiếp với trẻ sơ sinh đôi khi giống như độc thoại bởi bé chưa nói được, vốn từ còn quá ít nên phản ứng với những câu hỏi của cha mẹ thường bị chậm. Điều này khiến một số bà mẹ cảm thấy buồn chán và thấy như mình đang làm một việc vô ích.Tuy nhiên, chính việc lười nói chuyện với con ngay từ khi bé mới là trẻ sơ sinh lại là nguyên nhân khiến bé chậm nói.
-> Vấn đề về tư duy và "bệnh lười "của các bà mẹ!
- Nói chuyện với con bằng ngôn ngữ trẻ con, cố tình nói ngọng, nhả nhớt:Dùng ngôn ngữ trẻ con để nói chuyện với trẻ có nghĩa là người lớn thường dùng những từ đã được tỉnh lược để nói chuyện với trẻ. Ví dụ, một số bố mẹ hay thường thích dùng “ngoại ngữ của bé” như: "tị ơi tị" (chị ơi chị), “ơm ơm” (cơm), “ún on” của mẹ, (cún con của mẹ)… và cho rằng những từ ngữ sinh động này rất thú vị, có thể khiến trẻ hứng thú hơn. Với trẻ sơ sinh chưa biết nói, bé hay thường hét lên hoặc kêu “a..a…” rất to. Những lúc như vậy, mẹ lại cũng hét lên, cũng “a…a..”, cũng lặp lại những âm thanh y hệt của bé để “giao tiếp” với con. Điều này là sai lầm.
- Không cho bé ra ngoài chơi và gặp gỡ bạn bè: Nhiều bố mẹ ngày nay vì sợ bên ngoài “nguy hiểm” nên thường nhốt con trong nhà một mình và chỉ chơi với các đồ chơi vô tri. Một số bà mẹ thậm chí khi thấy con đã đến tuổi đi học mẫu giáo, mầm non nhưng vẫn để con ở nhà với mẹ hoặc ông bà vì lo bé đi học sẽ bị lây bệnh từ bạn bè, lo cô giáo chăm con không kỹ. Chính điều này đã tước đi của trẻ cơ hội được giao tiếp.
Ngoài ra, nguyên nhân gây chậm nói còn có thể đến từ các hội chứng tự kỷ, tăng động kém chú ý. Cha mẹ khi phát hiện con chậm nói nên cho bé đi khám ngay
Cha mẹ NÊN làm gì khi có con bị chậm nói
- Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa - nói hát và bắt chước các âm thanh và cử chỉ. Mẹ cần có niềm tin rằng nói chuyện nhiều bé sẽ nhanh biết nói, mẹ sẽ có động lực để ‘tám’ với bé nhiều hơn. Đôi khi chỉ một câu nói bâng quơ, phiếm chỉ: “Để mẹ bế con nào” hay “Con yêu mẹ không?”… cũng có tác dụng lớn với khả năng ngôn ngữ của bé. Dù bé mới bập bẹ, ê a… thì cha mẹ vẫn nên nói chuyện liên tục cùng bé. Khi còn nhỏ, việc bé tăng vốn từ vựng và dần biết nói sẽ thông qua một cách duy nhất là lắng nghe người lớn nói chuyện với nhau.
- Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào. Cho trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng
- Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ. Mặt khác, bạn cũng nói liên tục nếu có thể. Chẳng hạn, gọi tên thức ăn khi ở trong quầy hàng, giải thích bạn đang làm gì khi bạn đang nấu hoặc lau nhà, chỉ các vật ở quanh nhà, và khi đưa bé lên xe, chỉ các âm thanh mà bạn nghe thấy. Đặt câu hỏi và lắng nghe bé trả lời. Nên đưa trẻ đi khám và can thiệp kịp thời khi trẻ có các dấu hiệu bất thường.
- Nếu cho con xem, mẹ nên cùng ngồi với bé để xem các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ tốt hơn.
- Khi nói với trẻ, không được dùng giọng, ngôn ngữ của trẻ để nói. Hãy nói chuẩn, cung cấp thông tin một cách rõ ràng, trung thực và nhất quán!. Giúp trẻ tiếp nhận được các thông tin đúng!
- Tạo cho con một môi trường giao tiếp có nhiều bạn bè, tự khắc sẽ nảy sinh nhu cầu muốn giao tiếp, muốn nói chuyện, muốn bật thành lời. Mẹ nên chú ý cho bé đi chơi nhiều hơn, gặp gỡ nhiều bạn nhỏ cùng tuổi. Điều này sẽ giúp bé nhanh biết nói.
Đó là một số lưu ý với các mẹ trong quá trình giao tiếp với con. Ngoài ra hiện nay, Phương pháp Glenn Doman được rất nhiều các ông bố bà mẹ quan tâm và áp dụng cho con em mình và thực tế có rất nhiều em bé, sau một vài tháng áp dụng: vốn từ tăng đáng kể, tương tác với cha mẹ tốt hơn, hoạt ngôn hơn và hầu hết các con đều biết Đọc từ khi rất nhỏ.
Với Glenn Doman, đây là Phương pháp Giáo dục dành cho các bạn nhỏ trong độ tuổi 0 – 6. Nhằm cung cấp và hỗ trợ các bố mẹ một công cụ trong việc giao tiếp và giáo dục con tại nhà (Home school).
- Dạy con như một trò chơi.
- Các buổi học diễn ra nhanh chóng (tính bằng giây, bằng phút) với các tấm thẻ Flash card.
- Gia tăng tương tác bố mẹ và con.
- Gia tăng và củng cố khớp nối dây thần kinh, giúp trẻ có tư duy và phản xạ nhanh nhạy.
- Trẻ biết Đọc sớm – nền tảng của tri thức.
- Tinh thần ham học hỏi và kĩ năng tự học (Cái này là gì hả mẹ?, Tại sao?, Như thế nào?...).
Lưu ý:Khi con có biểu hiện chậm nói. Cha mẹ nên chú ý, phát hiện kịp thời và cho bé đi khám, điều trị càng sớm càng tốt, do giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp, trị liệu cho bé. Trẻ càng lớn càng khó can thiệp hơn, thời gian điều trị cũng lâu hơn. Và dù bé ở giai đoạn nào đi nữa, sự quan tâm chăm sóc và yêu thương từ gia đình luôn là yếu tố then chốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nguồn: glenndomanvietnam.com