Theo quan điểm y học, một "bộ nhai" đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: hình dáng răng đều đặn, không dị dạng, kích thước răng tỷ lệ hài hòa với chiều dài cung hàm, màu sắc trắng bóng và không có răng mọc lệch (khểnh).
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Liên Thanh, khoa Chỉnh nha, Trung tâm Răng hàm mặt TP HCM, một hàm răng không thể được coi là đẹp nếu "mái tây hiên" bị nhô ra ngoài (răng hô) hay các răng mọc lộn xộn. Những hàm răng kiểu này rất dễ bị chấn thương hoặc gãy do va chạm, hoặc bị mòn do thói quen cắn chặt, nghiến răng.
Chiếc răng khểnh, vốn được xem là duyên, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Bác sĩ Trần Ngọc Đỉnh, Phó giám đốc Trung tâm, cho biết, răng khểnh làm giảm sức nhai của hàm và gây rối loạn khớp cắn. Mỗi loại răng đều có chức năng riêng: Răng cửa dùng để cắn thức ăn, còn răng nanh dùng để xé thức ăn. Vì vậy, nếu bị mọc lệch, các chức năng của răng sẽ không được đảm bảo.
Ngoài ra, răng mọc lệch sẽ tạo nên kẽ của 3 răng (thay vì của 2 răng). Thức ăn khi nhét vào đấy rất khó lấy ra. Vì vậy, không ít người có răng khểnh đã bị viêm và chảy máu chân răng, dẫn đến bệnh nha chu, tiêu xương ổ, lung lay răng. Hiện nay, nhiều người tìm cách làm đẹp thêm cho hàm răng đều đặn của mình bằng cách... trồng răng khểnh. Có thể là thêm được chút duyên nhưng vệ sinh răng miệng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Vệ sinh răng miệng cần được tăng cường trong quá trình chỉnh răng.
Đối với những trường hợp cần chỉnh sửa hàm răng, thời gian thích hợp nhất sẽ là 12-16 tuổi. Tùy mức độ bệnh lý, quá trình này có thể kéo dài 1-2 năm. Vấn đề vệ sinh răng miệng có tính quyết định lớn đối với kết quả điều trị. Vì vậy, trong thời gian này, bệnh nhân cần chải răng đúng theo sự hướng dẫn của nha sĩ, thời gian chải phải lâu hơn bình thường. Ngoài bàn chải răng thông thường, nên sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như bàn chải kẽ răng, tăm nước, các thuốc súc miệng tạo bọt để đẩy thức ăn ra ngoài và giảm sưng lợi.
-- st --
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Liên Thanh, khoa Chỉnh nha, Trung tâm Răng hàm mặt TP HCM, một hàm răng không thể được coi là đẹp nếu "mái tây hiên" bị nhô ra ngoài (răng hô) hay các răng mọc lộn xộn. Những hàm răng kiểu này rất dễ bị chấn thương hoặc gãy do va chạm, hoặc bị mòn do thói quen cắn chặt, nghiến răng.
Chiếc răng khểnh, vốn được xem là duyên, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Bác sĩ Trần Ngọc Đỉnh, Phó giám đốc Trung tâm, cho biết, răng khểnh làm giảm sức nhai của hàm và gây rối loạn khớp cắn. Mỗi loại răng đều có chức năng riêng: Răng cửa dùng để cắn thức ăn, còn răng nanh dùng để xé thức ăn. Vì vậy, nếu bị mọc lệch, các chức năng của răng sẽ không được đảm bảo.
Ngoài ra, răng mọc lệch sẽ tạo nên kẽ của 3 răng (thay vì của 2 răng). Thức ăn khi nhét vào đấy rất khó lấy ra. Vì vậy, không ít người có răng khểnh đã bị viêm và chảy máu chân răng, dẫn đến bệnh nha chu, tiêu xương ổ, lung lay răng. Hiện nay, nhiều người tìm cách làm đẹp thêm cho hàm răng đều đặn của mình bằng cách... trồng răng khểnh. Có thể là thêm được chút duyên nhưng vệ sinh răng miệng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Vệ sinh răng miệng cần được tăng cường trong quá trình chỉnh răng.
Đối với những trường hợp cần chỉnh sửa hàm răng, thời gian thích hợp nhất sẽ là 12-16 tuổi. Tùy mức độ bệnh lý, quá trình này có thể kéo dài 1-2 năm. Vấn đề vệ sinh răng miệng có tính quyết định lớn đối với kết quả điều trị. Vì vậy, trong thời gian này, bệnh nhân cần chải răng đúng theo sự hướng dẫn của nha sĩ, thời gian chải phải lâu hơn bình thường. Ngoài bàn chải răng thông thường, nên sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như bàn chải kẽ răng, tăm nước, các thuốc súc miệng tạo bọt để đẩy thức ăn ra ngoài và giảm sưng lợi.
-- st --