➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
mehangxu
New member
- User ID
- 69750
- Tham gia
- 6 Tháng mười 2014
- Bài viết
- 23
- Điểm tương tác
- 0
- Tuổi
- 34
- Địa chỉ
- 415/192 Lê Trọng Tấn
- Đồng
- 0
DẦU ĂN – chất dinh dưỡng không thể thiếu cho trẻ
Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ. Đặc biệt là các chất béo không bão hòa như omega 3 loại chất chiếm 60% chất cần thiết cho não bộ, giúp não điều khiển đúng hành vi, tăng cường trí nhớ và nhận thức. Chất béo còn giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể (A, D, E, K ), … việc sử dụng chất béo thế nào cho hợp lý với cơ thể của trẻ em là điều rất quan trọng.
Một chế độ ăn thiếu chất béo có thể khiến trẻ khó hấp thụ vitamin D dẫn đến còi xương, chậm lớn, chậm tăng cân.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần phải sắm ngay cho bé vài lọ dầu ăn. Cho thêm từ 1-2 thìa cà phê dầu mỗi lần vào bát cháo, bột của con là cách tốt nhất để mẹ đảm bảo sự phát triển của não bộ và hệ miễn dịch cho bé yêu. Tuy nhiên, cho như thế nào, liều lượng ra sao và loại dầu ăn gì thì không phải bà mẹ nào cũng rõ.
Sử dụng dầu ăn khi trẻ bắt đầu ăn dặm
Trong 6 tháng đầu, thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa mẹ và nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì trong sữa mẹ có rất nhiều chất béo, đủ cho trẻ phát triển.
Sau 6 tháng, trẻ bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm với thức ăn đặc hơn sữa (bột, cháo, cơm …). Lúc này, khi chế biến thức ăn cho bé, mẹ cần đảm bảo phần ăn của bé đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng (bột đường, béo, đạm, chất xơ- vitamine ). Vì vậy, dầu ăn bắt đầu được sử dụng thường xuyên từ độ tuổi này trở đi.
Số lượng dầu ăn sử dụng trong ngày cho trẻ.
Dưới 2 tuổi là giai đoạn trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng để phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này tốc độ phát triển thể chất của bé rất cao, mẹ có thể “thấy” trẻ lớn nhanh từng ngày, nên lượng chất béo trong khẩu phần chiếm tỉ lệ khá nhiều, tùy theo độ tuổi có thể lên đến 30% khẩu phần hoặc nhiều hơn.
Thức ăn của trẻ trong giai đoạn này chủ yếu là những món ăn lỏng, chưa có các món chiên xào. Vì vậy, trong 1 chén bột /cháo, súp của trẻ cần khoảng 10ml dầu ăn.
Sau 2 tuổi, tốc độ phát triển của trẻ bắt đầu chậm lại. Phần lớn trẻ đã mọc đủ răng phục vụ tốt cho việc nhai thức ăn đặc. Lúc này, trẻ có thể ăn chung thức ăn với người lớn nhưng được làm mềm và xé nhỏ hơn. Thức ăn của trẻ nên phong phú và có nhiều sự lựa chọn hơn.
Vì vậy, lượng dầu ăn trong khẩu phần của trẻ sẽ tăng giảm tùy thuộc cách thức chế biến món ăn, sở thích ăn uống và thể trạng của bé chứ không cứng nhắc như trước 2 tuổi. Ví dụ, nếu thấy trẻ hơi gầy, thiếu cân hay suy dinh dưỡng, phụ huynh có thể bổ sung thêm chất béo trong khẩu phần bằng các món chiên xào, những món khoái khẩu của bé.
Ngược lại, nếu bé đã quá tròn trĩnh, phụ huynh cần giảm chất dầu mỡ trong thức ăn của bé vì độ tuổi này trẻ hay tròn trịa quá mức cần thiết do ăn quà vặt quá nhiều, sử dụng thức ăn nhanh, nước ngọt…
DÙNG DẦU ĂN ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ
Trong đa số các loại dầu ăn có chứa một thành phần chất béo quý rất tốt cho sức khỏe, đó là chất béo chưa bão hòa. Tuy nhiên, chất béo có lợi này không bền vững, khi gặp nhiệt độ cao trong quá trình chế biến thức ăn sẽ bị biến đổi thành chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.
Cho một muỗng dầu ăn vào thức ăn của trẻ khi chuẩn bị bắc khỏi bếp mới có tác dụng tốt đối với sự phát triển của bé vì khi đó dầu chưa bị biến chất do tác động của nhiệt độ cao và sẽ giúp bé dễ dàng hấp thu hơn. Dầu ăn là cực kỳ quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Các mẹ có thể sử dụng linh hoạt là luân phiên 3 loại dầu sau đây để tận dụng tối đa lợi ích của từng loại dầu ăn cũng như cho trẻ được đổi vị hàng ngày.
3 LOẠI DẦU NÊN CHO BÉ ĂN
DẦU OLIU
Dầu oliu vốn là một loại dầu rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây. Tuy nhiên mẹ nên nhớ, loại dầu oliu duy nhất nên mua cho bé là loại dầu siêu nguyên chất (Extra Virgin Olive Oil). Đâu là lớp dầu đầu tiên và lạnh nhất được chiết ra khi ép hạt oliu và chưa qua bất cứ một công đoạn đun nóng hay xử lý hóa học nào.
Dầu oliu có thể có mùi hơi hắc với một số mẹ không quen dùng. Tuy nhiên, dầu oliu lại cực kỳ tốt cho bé. Khi biết được những lợi ích dưới dây của dầu oliu, mẹ sẽ muốn nêm cho trẻ thêm 1 thìa cà phê dầu mỗi ngày:
- Dầu oliu chứa axit linoleicvà linolenic, là loại axit béo cũng được chứa trong sữa mẹ và đóng góp vào sự phát triển trí não và tăng trưởng xương của em bé.
- Dầu oliu có chứa vitamin A, C, D, E, K – vitamin B+, và rất giàu các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và ung thư.
Tuy loại dầu ăn nào cũng có nhiều chất chống oxy hóa, nhưng các chất chống oxy hóa trong dầu oliu nhiều hơn trong bất kỳ loại dầu nào khác. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng chính vì ăn nhiều dầu oliu nên những người dân ở vùng Địa Trung Hải có sức khỏe và cuộc sống rất lâu dài.
- Dầu oliu có đặc tính kháng viêm, tác dụng nhuận tràng nhẹ, tránh cho bé bị táo bón. Tuy nhiên, mẹ đừng lạm dụng đặc tính này của dầu oliu. Quá nhiều dầu oliu cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy.
- Dầu oliu chứa lượng calo cao thường được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dùng cho trẻ sinh non, nhẹ cân hay thấp còi.
DẦU GẤC
Nếu mẹ Tây hay dùng dầu oliu thì mẹ Ta cũng có một loại dầu “lợi hại” không kém. Đó là dầu gấc. Dầu gấc là loại dầu chiết xuất từ màng đỏ quả gấc, dầu gấc sánh, có màu đỏ tự nhiên, mùi vị thơm ngon đặc trưng của gấc.
Nếu dầu oliu có tác dụng lớn trong việc cung cấp omega 3 để phát huy trí não trẻ thì dầu gấc lại có ưu thế riêng dành cho trẻ biếng ăn. Dầu gấc có chứa hàm lượng lớn vitamin A và E – hai nhóm vitamin quan trọng mà 70% trẻ em Việt Nam bị thiếu.
Nhờ có hàm lượng beta-caroten rất cao (cao hơn cà rốt 15 lần và gấp gần 70 lần cà chua) nên dầu gấc cung cấp cho bé một nguồn vitamin A tự nhiên đáng quý. Chính lượng vitamin A này sẽ giúp cho bé có một đôi mắt khỏe mạnh, góp phần phòng chống các bệnh về mắt. Lượng dầu gấc thích hợp cho trẻ là ½ thìa cà phê nhỏ vào bát cháo, bột mỗi ngày.
DẦU QUẢ ÓC CHÓ
Quả óc chó hay còn gọi là quả hồ đào, quả hạnh đào. Trong 100g nhân quả óc chó có 642 calo, 14g protein, 62g chất béo. Loại dầu chiết xuất từ hạt óc chó, được khoa học cũng như viện sức khỏe Mỹ chứng minh dầu quả óc chó có hàm lượng Omega 3 rất cao.
• Một nghiên cứu gần đây được thực hiện trên các bé dưới 7 tuổi cho thấy, những bé được cung cấp Omega 3 từ dầu quả óc chó với liều lượng thích hợp từ trong bụng mẹ có khả năng tập trung cao và thị lực tốt hơn những bé không được bổ sung dầu quả óc chó đầy đủ.
• Bé được cung cấp dầu quả óc chó (Omega 3) cũng đạt nhịp độ phát triển nhanh hơn so với những bé khác.
• Giảm nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển cũng như hành vi sau này.
Bà bầu ăn quả óc chó bổ sung Vitamin E, Omega 3
Dầu quả óc chó có thể giúp bà bầu bổ sung Vitamin E, Omega – 3, các loại axit hữu cơ và phốt pho. Đặc biệt loại axít hữu cơ có trong quả óc chó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi và trẻ nhỏ. Cụ thể hơn nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, Axit béo Omega – 3 có trong quả óc chó giúp duy trì chất béo cấu trúc, loại chất chiếm 60% chất cần thiết cho não bộ. Loại chất béo cấu trúc này giúp bộ não điều khiển đúng hành vi, tăng cường trí nhớ và nhận thức, giúp bé thông minh hơn từ trong bụng mẹ.
Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ. Đặc biệt là các chất béo không bão hòa như omega 3 loại chất chiếm 60% chất cần thiết cho não bộ, giúp não điều khiển đúng hành vi, tăng cường trí nhớ và nhận thức. Chất béo còn giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể (A, D, E, K ), … việc sử dụng chất béo thế nào cho hợp lý với cơ thể của trẻ em là điều rất quan trọng.
Một chế độ ăn thiếu chất béo có thể khiến trẻ khó hấp thụ vitamin D dẫn đến còi xương, chậm lớn, chậm tăng cân.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần phải sắm ngay cho bé vài lọ dầu ăn. Cho thêm từ 1-2 thìa cà phê dầu mỗi lần vào bát cháo, bột của con là cách tốt nhất để mẹ đảm bảo sự phát triển của não bộ và hệ miễn dịch cho bé yêu. Tuy nhiên, cho như thế nào, liều lượng ra sao và loại dầu ăn gì thì không phải bà mẹ nào cũng rõ.
Sử dụng dầu ăn khi trẻ bắt đầu ăn dặm
Trong 6 tháng đầu, thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa mẹ và nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì trong sữa mẹ có rất nhiều chất béo, đủ cho trẻ phát triển.
Sau 6 tháng, trẻ bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm với thức ăn đặc hơn sữa (bột, cháo, cơm …). Lúc này, khi chế biến thức ăn cho bé, mẹ cần đảm bảo phần ăn của bé đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng (bột đường, béo, đạm, chất xơ- vitamine ). Vì vậy, dầu ăn bắt đầu được sử dụng thường xuyên từ độ tuổi này trở đi.
Số lượng dầu ăn sử dụng trong ngày cho trẻ.
Dưới 2 tuổi là giai đoạn trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng để phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này tốc độ phát triển thể chất của bé rất cao, mẹ có thể “thấy” trẻ lớn nhanh từng ngày, nên lượng chất béo trong khẩu phần chiếm tỉ lệ khá nhiều, tùy theo độ tuổi có thể lên đến 30% khẩu phần hoặc nhiều hơn.
Thức ăn của trẻ trong giai đoạn này chủ yếu là những món ăn lỏng, chưa có các món chiên xào. Vì vậy, trong 1 chén bột /cháo, súp của trẻ cần khoảng 10ml dầu ăn.
Sau 2 tuổi, tốc độ phát triển của trẻ bắt đầu chậm lại. Phần lớn trẻ đã mọc đủ răng phục vụ tốt cho việc nhai thức ăn đặc. Lúc này, trẻ có thể ăn chung thức ăn với người lớn nhưng được làm mềm và xé nhỏ hơn. Thức ăn của trẻ nên phong phú và có nhiều sự lựa chọn hơn.
Vì vậy, lượng dầu ăn trong khẩu phần của trẻ sẽ tăng giảm tùy thuộc cách thức chế biến món ăn, sở thích ăn uống và thể trạng của bé chứ không cứng nhắc như trước 2 tuổi. Ví dụ, nếu thấy trẻ hơi gầy, thiếu cân hay suy dinh dưỡng, phụ huynh có thể bổ sung thêm chất béo trong khẩu phần bằng các món chiên xào, những món khoái khẩu của bé.
Ngược lại, nếu bé đã quá tròn trĩnh, phụ huynh cần giảm chất dầu mỡ trong thức ăn của bé vì độ tuổi này trẻ hay tròn trịa quá mức cần thiết do ăn quà vặt quá nhiều, sử dụng thức ăn nhanh, nước ngọt…
DÙNG DẦU ĂN ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ
Trong đa số các loại dầu ăn có chứa một thành phần chất béo quý rất tốt cho sức khỏe, đó là chất béo chưa bão hòa. Tuy nhiên, chất béo có lợi này không bền vững, khi gặp nhiệt độ cao trong quá trình chế biến thức ăn sẽ bị biến đổi thành chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.
Cho một muỗng dầu ăn vào thức ăn của trẻ khi chuẩn bị bắc khỏi bếp mới có tác dụng tốt đối với sự phát triển của bé vì khi đó dầu chưa bị biến chất do tác động của nhiệt độ cao và sẽ giúp bé dễ dàng hấp thu hơn. Dầu ăn là cực kỳ quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Các mẹ có thể sử dụng linh hoạt là luân phiên 3 loại dầu sau đây để tận dụng tối đa lợi ích của từng loại dầu ăn cũng như cho trẻ được đổi vị hàng ngày.
3 LOẠI DẦU NÊN CHO BÉ ĂN
DẦU OLIU
Dầu oliu vốn là một loại dầu rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây. Tuy nhiên mẹ nên nhớ, loại dầu oliu duy nhất nên mua cho bé là loại dầu siêu nguyên chất (Extra Virgin Olive Oil). Đâu là lớp dầu đầu tiên và lạnh nhất được chiết ra khi ép hạt oliu và chưa qua bất cứ một công đoạn đun nóng hay xử lý hóa học nào.
Dầu oliu có thể có mùi hơi hắc với một số mẹ không quen dùng. Tuy nhiên, dầu oliu lại cực kỳ tốt cho bé. Khi biết được những lợi ích dưới dây của dầu oliu, mẹ sẽ muốn nêm cho trẻ thêm 1 thìa cà phê dầu mỗi ngày:
- Dầu oliu chứa axit linoleicvà linolenic, là loại axit béo cũng được chứa trong sữa mẹ và đóng góp vào sự phát triển trí não và tăng trưởng xương của em bé.
- Dầu oliu có chứa vitamin A, C, D, E, K – vitamin B+, và rất giàu các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và ung thư.
Tuy loại dầu ăn nào cũng có nhiều chất chống oxy hóa, nhưng các chất chống oxy hóa trong dầu oliu nhiều hơn trong bất kỳ loại dầu nào khác. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng chính vì ăn nhiều dầu oliu nên những người dân ở vùng Địa Trung Hải có sức khỏe và cuộc sống rất lâu dài.
- Dầu oliu có đặc tính kháng viêm, tác dụng nhuận tràng nhẹ, tránh cho bé bị táo bón. Tuy nhiên, mẹ đừng lạm dụng đặc tính này của dầu oliu. Quá nhiều dầu oliu cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy.
- Dầu oliu chứa lượng calo cao thường được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dùng cho trẻ sinh non, nhẹ cân hay thấp còi.
DẦU GẤC
Nếu mẹ Tây hay dùng dầu oliu thì mẹ Ta cũng có một loại dầu “lợi hại” không kém. Đó là dầu gấc. Dầu gấc là loại dầu chiết xuất từ màng đỏ quả gấc, dầu gấc sánh, có màu đỏ tự nhiên, mùi vị thơm ngon đặc trưng của gấc.
Nếu dầu oliu có tác dụng lớn trong việc cung cấp omega 3 để phát huy trí não trẻ thì dầu gấc lại có ưu thế riêng dành cho trẻ biếng ăn. Dầu gấc có chứa hàm lượng lớn vitamin A và E – hai nhóm vitamin quan trọng mà 70% trẻ em Việt Nam bị thiếu.
Nhờ có hàm lượng beta-caroten rất cao (cao hơn cà rốt 15 lần và gấp gần 70 lần cà chua) nên dầu gấc cung cấp cho bé một nguồn vitamin A tự nhiên đáng quý. Chính lượng vitamin A này sẽ giúp cho bé có một đôi mắt khỏe mạnh, góp phần phòng chống các bệnh về mắt. Lượng dầu gấc thích hợp cho trẻ là ½ thìa cà phê nhỏ vào bát cháo, bột mỗi ngày.
DẦU QUẢ ÓC CHÓ
Quả óc chó hay còn gọi là quả hồ đào, quả hạnh đào. Trong 100g nhân quả óc chó có 642 calo, 14g protein, 62g chất béo. Loại dầu chiết xuất từ hạt óc chó, được khoa học cũng như viện sức khỏe Mỹ chứng minh dầu quả óc chó có hàm lượng Omega 3 rất cao.
• Một nghiên cứu gần đây được thực hiện trên các bé dưới 7 tuổi cho thấy, những bé được cung cấp Omega 3 từ dầu quả óc chó với liều lượng thích hợp từ trong bụng mẹ có khả năng tập trung cao và thị lực tốt hơn những bé không được bổ sung dầu quả óc chó đầy đủ.
• Bé được cung cấp dầu quả óc chó (Omega 3) cũng đạt nhịp độ phát triển nhanh hơn so với những bé khác.
• Giảm nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển cũng như hành vi sau này.
Bà bầu ăn quả óc chó bổ sung Vitamin E, Omega 3
Dầu quả óc chó có thể giúp bà bầu bổ sung Vitamin E, Omega – 3, các loại axit hữu cơ và phốt pho. Đặc biệt loại axít hữu cơ có trong quả óc chó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi và trẻ nhỏ. Cụ thể hơn nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, Axit béo Omega – 3 có trong quả óc chó giúp duy trì chất béo cấu trúc, loại chất chiếm 60% chất cần thiết cho não bộ. Loại chất béo cấu trúc này giúp bộ não điều khiển đúng hành vi, tăng cường trí nhớ và nhận thức, giúp bé thông minh hơn từ trong bụng mẹ.