Những Biểu Hiện Của Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Cần Chú Ý

mrbin

New member
User ID
68037
Tham gia
17 Tháng chín 2014
Bài viết
45
Điểm tương tác
0
Tuổi
37
Đồng
0
Trong cuộc sống hiện đại, sự tác động từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, tính chất công việc hoặc do lối sống đã khiến không ít nam giới mắc phải các bệnh nam khoa. Và một trong những bệnh chiếm tới 40% nguyên nhân gây vô sinh ở nam phải kể đến là giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Tuy nhiên, vì bệnh có những biểu hiện không rõ ràng, lúc đau lúc giảm cho nên nhiều người đã chủ quan và bỏ qua. Và với mục đích giúp nam giới có thể phân biệt, nhận biết được mình có đang mắc bệnh này hay không, dưới đây sẽ là những biểu hiện của giãn tĩnh mạch thừng tinh mà bạn cần chú ý:

Các chuyên gia y tế cho biết, để dễ phân biệt, giãn tĩnh mạch thừng tinh được xếp thành 3 nhóm:

- Giãn to: dễ dàng nhìn thấy các búi ngoằn ngoèo trong bìu.

- Giãn vừa: Có thể phát hiện khi sờ vào bìu.

- Giãn ít: Phải ho rặn mới phát hiện được

Những biểu hiện của giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra thường là:

- Thể tích tinh hoàn nhỏ.

- Đôi khi có thể gây căng nhức hay nặng ở bìu. Đau có thể tăng hơn về cuối ngày, khi đứng, hoạt động hoặc ngồi lâu. Khi bệnh nhân nằm ngửa thấy đỡ đau hơn nên thường chủ quan với bệnh.

- Có thể thấy một khối sưng phía trên bìu.

- Đau có thể nhiều hơn vào chiều tối, sau khi đứng lâu, ngồi nhiều hay làm việc nặng. Nếu tĩnh mạch thừng tinh giãn lớn, bạn có thể thấy khối phồng ở góc trên bìu do tĩnh mạch giãn to nổi ngay dưới da.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh không những ảnh hưởng đến sinh hoạt do đau, khó chịu khi vận động mà còn có thể gây vô sinh, ảnh hưởng ảnh phúc gia đình. Do vậy nếu phát hiện thấy có những bất thường vùng bìu nam giới nên đi khám để phát hiện kịp thời bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh và có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.

Hiện nay, với sự phát triển của y học, việc điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh không phải là một vấn đề quá khó khăn. Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể là nội khoa, ngoại khoa. Các bác sĩ nam khoa cũng nhấn mạnh thêm, không phải trường hợp nào bị giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng cần phải can thiệp bằng phương pháo ngoại khoa (phẫu thuật). Nếu tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn và không gây khó chịu thì không cần điều trị, theo dõi thêm các dấu hiệu khác như cảm giác nóng ở bìu hoặc đau tức.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom