Cận Thị Có Nên Phẫu Thuật?

Hana_Mun

Kính áp tròng SEED Nhật Bản
User ID
71995
Tham gia
2 Tháng mười một 2014
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
Tuổi
37
Đồng
0
Tật cận thị thường xuất hiện ở lứa tuổi học đường. Người ta đánh giá độ cận theo các mức độ: cận nhẹ (từ 1,5 điop trở xuống); cận trung bình (từ 1,5 - 6 điop); cận nặng (trên 6 điop). Nguyên nhân gây cận thị chưa được biết rõ, nhưng người ta nhận thấy có hai yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị cận thị, đó là di truyền và môi trường.

Cận thị là một dạng tật khúc xạ rất thường gặp. Hiện nhiều người cứ nghĩ rằng, để giảm gánh nặng "bốn mắt" trở về "hai mắt" cho gọn nhẹ, thì cứ đi mổ là xong. Vậy cận thị có nên phẫu thuật?

Cận thị thường được chia làm hai loại, tật cận thị và bệnh cận thị. Nguyên tắc chung về quang học như nhau, nhưng bệnh cận thị là trường hợp bệnh bẩm sinh, có yếu tố di truyền, độ cận thường cao, thậm chí rất cao (có trường hợp trên 20 điop), mức độ cận tăng nhanh, nhiều, ngay cả khi đã đến tuổi trưởng thành.

Người bị bệnh cận thị thường có nhiều biến chứng như: thoái hóa hắc võng mạc, bong pha lê thể, xuất huyết hoàng điểm, xuất huyết pha lê thể, rách võng mạc, bong võng mạc... Tiên lượng điều trị những biến chứng này kém, khả năng phục hồi thị lực thấp.

Cận thị học đường, cận thị mắc phải. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi học trò, đôi khi ở thanh niên, mức độ cận nhẹ và trung bình (6 điop trở xuống), cận tiến triển chậm, tăng độ ít, độ cận thường ổn định khi đến tuổi trưởng thành (18 - 20 tuổi).

Lứa tuổi học sinh dễ bị cận do nhãn cầu của trẻ còn phát triển; trẻ chưa tự phân bổ thời gian học, các hoạt động nhìn gần với các hoạt động ngoài trời một cách hợp lý; học tập, đọc sách, máy tính... cũng là những yếu tố làm cho trẻ bị cận. Một số điểm lưu ý để phát hiện trẻ có dấu hiệu bị cận thị đó là: trẻ xem tivi hay chạy lại gần hoặc nhắm một mắt lại; ở lớp trẻ phải chạy lại gần bảng mới thấy chữ, thường chép đề bài sai, đọc chữ hay nhảy hàng; thường nheo mắt, nghiêng đầu khi xem tivi hoặc nhìn vật ở xa; thường hay dụi mắt, dù không buồn ngủ; sợ ánh sáng hoặc chói mắt; hay kêu nhức đầu, mỏi mắt, chảy nước mắt...

Một số phương pháp điều trị cận thị: Phổ biến và rẻ tiền nhất là đeo kính gọng; kế đó là đeo kính sát tròng; và hiện đại nhất hiện nay là mổ bằng tia laser (phương pháp lasik). Đeo kính gọng rẻ tiền và an toàn nhất, còn đeo kính sát tròng, giải quyết được một số bất tiện của kính gọng, nhưng phải giữ gìn vệ sinh tốt, đặc biệt trong môi trường nóng, ẩm, nhiều bụi như ở Việt Nam; không đeo được khi bơi, tắm biển; chi phí dung dịch ngâm kính, thay kính cao; cần kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần.

Bên cạnh đó còn có phương pháp mổ lasik chữa tật khúc xạ, trong đó có cận thị, chi phí mổ khá cao: 11 - 12 triệu đồng/hai mắt. Thực tế không phải ai bị cận cũng có thể tiến hành phẫu thuật được, một số trường hợp không được mổ cận thị như: có bệnh lý cấp tính, mạn tính tại mắt (glaucoma, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, loạn dưỡng giác mạc, bệnh giác mạc chóp, xuất huyết võng mạc...); những người không nên mổ gồm: độ cận chưa ổn định, đang dùng thuốc ngừa thai, đang mang thai, khô mắt..

Lasik là phương pháp mổ hiện đại (dùng dao vi phẫu tạo một vạt giác mạc, rồi chiếu tia laser để chỉnh độ cận...), có nhiều ưu điểm, tuy nhiên người bệnh cần được khám sàng lọc kỹ càng từ bác sĩ có chuyên môn trước khi mổ, để loại trừ một số bệnh, yếu tố chống chỉ định, cũng như một số nguy cơ gây biến chứng. Rất nhiều người thắc mắc là: "Sau mổ cận thị bằng lasik có nguy cơ tái cận không?". Theo các nhà chuyên môn điều này có thể xảy ra, mức độ tái phát tùy trường hợp.

Để có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật tối ưu, người bệnh cần được khám kỹ lưỡng, dựa trên những thông số, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp về dự báo kết quả, những nguy cơ rủi ro nếu có.
 

phu nu viet

New member
User ID
74714
Tham gia
10 Tháng mười hai 2014
Bài viết
25
Điểm tương tác
0
Tuổi
36
Đồng
0
Nếu bệnh trở nên nặng có thế nên phẩu thuật. Ngoài ra hậu phẩu thuật cũng nên chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Nên bổ sung các vitamin giúp làm sáng mắt như vtm a, B12, hoặc một số loại thuốc bổ mắt khác
 

Rose_Mary

New member
User ID
74832
Tham gia
12 Tháng mười hai 2014
Bài viết
33
Điểm tương tác
0
Tuổi
33
Đồng
0
Tốt hơn hết nên giữ cho đôi mắt sáng ngay từ hôm nay, đừng để mắt có dấu hiệu bệnh rồi mới tiến hành chữa và phòng ngừa thì đã quá muộn.
 

phu nu viet

New member
User ID
74714
Tham gia
10 Tháng mười hai 2014
Bài viết
25
Điểm tương tác
0
Tuổi
36
Đồng
0
Nếu bệnh của bạn đã nặng khoảng 4-5 độ bạn nên đi phẩu thuật. Sau khi phẫu thuật bạn nên có chế độ ăn uống bổ dung nhiều chất dinh dưỡng cho mắt như tăng cường ăn các lạo cá biển, rau xanh đậm màu. và hoa quả có màu đỏ để cung cấp các vitamin và dinh dưỡng thiết yếu cho mắt. Đồng thời song song với việc đó bạn cũng nên tìm mua các loại thuốc bổ mắt, thực phẩm chức năng hỗ trợ nuôi dưỡng để bảo vệ mắt bạn ạ
 

thuocdongyhanoi

New member
User ID
48162
Tham gia
31 Tháng ba 2014
Bài viết
60
Điểm tương tác
0
Tuổi
39
Đồng
0
Không nên phẫu thuật là điều tốt nhất. Nên đi khám sớm để lấy thuốc điều trị và tập cho mắt được khỏe mạnh và tránh khỏi bị cận thị nặng hơn là tốt hơn cả
 

huyentrang

New member
User ID
81246
Tham gia
23 Tháng ba 2015
Bài viết
23
Điểm tương tác
0
Tuổi
36
Đồng
0
Con mình cũng vừa đi khám, cận nhẹ 0.5 không biết có nên cho bé đeo kính thường xuyên.
 

Quỳnh Mai

New member
User ID
74787
Tham gia
11 Tháng mười hai 2014
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
Tuổi
33
Đồng
0
Mình thấy cận nhẹ thì chưa nên mổ. Bạn mình cận 7 độ mà vẫn chưa mổ kìa :D
 

Su kem

New member
User ID
74799
Tham gia
11 Tháng mười hai 2014
Bài viết
19
Điểm tương tác
0
Tuổi
33
Đồng
0
Mình cũng nghĩ không nên đụng đến dao kéo, vì có thể dẫn đến nhiều bệnh nữa. Tốt hơn hết nên kiểm tra thăm khám dùng thuốc là tốt nhất.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom