Các nhà nghiên cứu xác định, nghiện sex là một chứng bệnh thực sự và đã đề ra những tiêu chuẩn nhận diện “con nghiện” tình dục.
Theo trang Live Science, chứng cuồng dâm – tên gọi chính thức của bệnh “nghiện” tình dục – đang được xem xét đưa vào cuốn Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM) của Hiệp hội tâm thần học Mỹ.
Tuy nhiên, trước tiên, các nhà nghiên cứu cần phải nhất trí về cách thức định nghĩa hội chứng rối loạn trên. Chẳng hạn như, theo một định nghĩa đề xuất, một người đơn giản chỉ quan hệ tình dục thường xuyên sẽ không được chẩn đoán là mắc chứng cuồng dâm.
Dẫu vậy, một người có các hoạt động tình dục quá mức, thường xuyên được sử dụng để đối phó với căng thẳng và tác động vào khả năng hoàn thành các chức năng và vai trò trong đời sống thường nhật có thể đủ tiêu chuẩn để được coi là “con nghiện”, Rory Reid – phó giáo sư và là nhà tâm lý học nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) – nói.
Trong nghiên cứu của nhóm Reid, chứng cuồng dâm được định nghĩa như “những ý tưởng tình dục kỳ quặc, thôi thúc tình dục và hành vi tình dục mãnh liệt, liên tục” kéo dài ít nhất 6 tháng và không chịu sự tác động của thuốc hay bất kỳ loại rượu cồn hoặc rối loạn tâm thần nào khác. Một người được coi là mắc bệnh này nếu các ý tưởng, thôi thúc và hành vi tình dục đó khiến anh ta/cô ta kiệt sức hoặc chịu ảnh hưởng tiêu cực đến khía cạnh nào đó của cuộc sống thường nhật, ví dụ như công việc hoặc đời sống xã hội.
Định nghĩa trên vẫn cần phải được kiểm chứng trong thực tế để các chuyên gia y tế có thể ứng dụng nó trong chẩn đoán bệnh nhân.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới, các tác giả nhận thấy, các chuyên gia có thể sử dụng những triệu chứng đề xuất cho bệnh cuồng dâm để phân chia mọi người thành hai nhóm: một nhóm có rối loạn và nhóm còn lại bình thường. Ngoài ra, các chuyên gia y tế xuất thân từ những lĩnh vực khác nhau như tâm lý học, tâm thần học và y khoa nhìn chung đều thống nhất về cách diễn dịch định nghĩa này.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, họ không cố gắng biến những hành vi thông thường ví dụ như quan hệ tình dục nhiều hay xem phim khiêu dâm thành các rối loạn. Thay vào đó, những người mắc chứng cuồng dâm thường thông báo có cảm giác mất kiểm soát và hành động theo nhu cầu tình dục thôi thúc mà không quan tâm đến hậu quả.
“Các con nghiện có thể cân nhắc đến hậu quả trong giây lát nhưng cảm thấy nhu cầu tình dục của bản thân quan trọng hơn, và lao vào làm ‘chuyện ấy’ ngay cả trong những tình huống mà lựa chọn của họ có thể gây ra các vấn đề hoặc tổn hại nghiêm trọng như mất việc, trục trặc trong các mối quan hệ hay khó khăn về tài chính”, nhà nghiên cứu Reid cho biết.
Kết quả của nghiên cứu trên sẽ được gửi đến Hiệp hội tâm thần học Mỹ (APA) - tổ chức chịu trách nhiệm xuất bản cuốn cẩm nang DSM. Các nhà phê bình của APA sau đó sẽ quyết định xem liệu hội chứng cuồng dâm có xứng đáng được đưa vào ấn bản tiếp theo của cuốn cảm nang dự kiến phát hành vào mùa hè năm tới hay không.
Theo trang Live Science, chứng cuồng dâm – tên gọi chính thức của bệnh “nghiện” tình dục – đang được xem xét đưa vào cuốn Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM) của Hiệp hội tâm thần học Mỹ.
Tuy nhiên, trước tiên, các nhà nghiên cứu cần phải nhất trí về cách thức định nghĩa hội chứng rối loạn trên. Chẳng hạn như, theo một định nghĩa đề xuất, một người đơn giản chỉ quan hệ tình dục thường xuyên sẽ không được chẩn đoán là mắc chứng cuồng dâm.
Dẫu vậy, một người có các hoạt động tình dục quá mức, thường xuyên được sử dụng để đối phó với căng thẳng và tác động vào khả năng hoàn thành các chức năng và vai trò trong đời sống thường nhật có thể đủ tiêu chuẩn để được coi là “con nghiện”, Rory Reid – phó giáo sư và là nhà tâm lý học nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) – nói.
Trong nghiên cứu của nhóm Reid, chứng cuồng dâm được định nghĩa như “những ý tưởng tình dục kỳ quặc, thôi thúc tình dục và hành vi tình dục mãnh liệt, liên tục” kéo dài ít nhất 6 tháng và không chịu sự tác động của thuốc hay bất kỳ loại rượu cồn hoặc rối loạn tâm thần nào khác. Một người được coi là mắc bệnh này nếu các ý tưởng, thôi thúc và hành vi tình dục đó khiến anh ta/cô ta kiệt sức hoặc chịu ảnh hưởng tiêu cực đến khía cạnh nào đó của cuộc sống thường nhật, ví dụ như công việc hoặc đời sống xã hội.
Định nghĩa trên vẫn cần phải được kiểm chứng trong thực tế để các chuyên gia y tế có thể ứng dụng nó trong chẩn đoán bệnh nhân.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới, các tác giả nhận thấy, các chuyên gia có thể sử dụng những triệu chứng đề xuất cho bệnh cuồng dâm để phân chia mọi người thành hai nhóm: một nhóm có rối loạn và nhóm còn lại bình thường. Ngoài ra, các chuyên gia y tế xuất thân từ những lĩnh vực khác nhau như tâm lý học, tâm thần học và y khoa nhìn chung đều thống nhất về cách diễn dịch định nghĩa này.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, họ không cố gắng biến những hành vi thông thường ví dụ như quan hệ tình dục nhiều hay xem phim khiêu dâm thành các rối loạn. Thay vào đó, những người mắc chứng cuồng dâm thường thông báo có cảm giác mất kiểm soát và hành động theo nhu cầu tình dục thôi thúc mà không quan tâm đến hậu quả.
“Các con nghiện có thể cân nhắc đến hậu quả trong giây lát nhưng cảm thấy nhu cầu tình dục của bản thân quan trọng hơn, và lao vào làm ‘chuyện ấy’ ngay cả trong những tình huống mà lựa chọn của họ có thể gây ra các vấn đề hoặc tổn hại nghiêm trọng như mất việc, trục trặc trong các mối quan hệ hay khó khăn về tài chính”, nhà nghiên cứu Reid cho biết.
Kết quả của nghiên cứu trên sẽ được gửi đến Hiệp hội tâm thần học Mỹ (APA) - tổ chức chịu trách nhiệm xuất bản cuốn cẩm nang DSM. Các nhà phê bình của APA sau đó sẽ quyết định xem liệu hội chứng cuồng dâm có xứng đáng được đưa vào ấn bản tiếp theo của cuốn cảm nang dự kiến phát hành vào mùa hè năm tới hay không.
Theo Tuấn Anh
VietNamNet
VietNamNet