mecuameocon
New member
Cha mẹ trên khắp thế giới đều khâm phục cha mẹ Pháp, vì họ nuôi con “nhàn” quá, những đứa trẻ Pháp thì luôn tự lập, vui vẻ và lịch thiệp. Chắc hẳn, bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng, chìa khóa của cách giáo dục này đơn giản chỉ là “hãy học cách chờ đợi”.
Pamela Druckerman là một bà mẹ Mỹ có nhiều năm sống ở Pháp, cô đã liên tục đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi chứng kiến cách nuôi dạy con của các cha mẹ Pháp, ở họ toát ra một “thần thái” gì đó vô cùng đặc biệt và chính bầu không khí gia đình đặc biệt đó đã giúp những đứa trẻ Pháp lớn lên ngày càng hạnh phúc, cư xử lịch thiệp và không lo lắng gì cả.
Tác giả Pamela và các con (nguồn: internet).
Pamela đã dành nhiều thời gian để quan sát, trải nghiệm, học tập cách nuôi dạy con của các cha mẹ Pháp và tổng hợp trong một các cuốn sách của cô, trong đó có cuốn sách nổi tiếng mà cha mẹ Việt nào cũng biết "Trẻ em Pháp không ném thức ăn". Một trong những điều mà theo cô là điểm ấn tượng nhất mà cô được chứng kiến đó chính là cách dạy con tự lập của cha mẹ Pháp, không lên gân, không kỷ luật nhưng lại vô cùng hiệu quả. Chìa khóa đơn giản của cách giáo dục đó là bạn phải học cách chờ đợi.
Dưới đây là một phần chia sẻ của Pamela về cách cha mẹ Pháp dạy con học cách chờ đợi như thế nào:
Những đứa trẻ Pháp tôi gặp đều tự ngủ ngon lành qua đêm từ lúc hai hoặc ba tháng tuổi. Cha mẹ của chúng không đến dỗ dành chúng lần thứ hai khi chúng khóc vào ban đêm và điều này buộc chúng phải tự quay lại với giấc ngủ. Những đứa trẻ Pháp cũng luôn ngồi ăn uống vui vẻ ở trong các nhà hàng. Thay vì ăn vặt suốt ngày như những đứa trẻ Mỹ, trẻ em Pháp đa số phải đợi đến giờ để được ăn. Chúng luôn có ba bữa một ngày và một bữa phụ vào khoảng 4 giờ chiều.
Một ngày thứ bảy tôi đến thăm Delphine Porcher, một luật sư xinh đẹp 30 tuổi đang sống với gia đình ở ngoại ô phía đông Paris. Khi tôi đến, chồng của cô đang làm việc với máy tính trong phòng khách, đứa con một tuổi tên Aubane ngủ gần đó còn đứa con ba tuổi của cô ấy tên Pauline đang ngồi ăn tại bàn ăn, hoàn toàn chăm chú vào nhiệm vụ của mình.
Delphine đã nói rằng cô ấy không có một cách đặc biệt nào để dạy con của mình giữ bình tĩnh như vậy, đó chỉ là kết quả của cách sinh hoạt hàng ngày mà thôi. Ví dụ, thi thoảng cô mua kẹo cho bọn trẻ nhưng Pauline không được phép ăn kẹo cho đến giờ của bữa ăn phụ.
Khi Pauline cố gắng làm gián đoạn cuộc trò chuyện của chúng tôi, Delphine đã nói rằng: “Con chỉ cần chờ mẹ vài phút thôi, con yêu của mẹ. Mẹ đang dở cuộc nói chuyện”. Đó là cách giao tiếp với con thật lịch sự nhưng lại kiên quyết làm tôi rất ấn tượng. Delphine cũng đang dạy con của mình cách tự chơi một mình. “Điều quan trọng nhất là con phải tự chơi” cô nói với con trai của mình, Aubane.
Nó là một kỹ năng mà các bà mẹ Pháp đang cố gắng áp dụng thật nhiều để nuôi những đứa con của họ. Trong một nghiên cứu năm 2004 về niềm tin của các bậc làm cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái, đối tượng là các bà mẹ có trình độ đại học ở Pháp và Mỹ, thì các bà mẹ Mỹ nói rằng việc khuyến khích con của họ chơi một mình là khá quan trọng còn các bà mẹ Pháp nói rằng nó rất quan trọng.
Sau đó, tôi đã gửi mail cho Walter Mischel, chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giáo dục trẻ em học cách trì hoãn việc nhận sự ban thưởng. Tôi gặp ông Mischel lúc ông 80 tuổi và đang làm giáo sư tâm lý tại đại học Columbia, ông cũng đã ở Paris được nhiều năm.
Ông Mischel là người nổi tiếng nhất với “bài kiểm tra kẹo dẻo” vào cuối những năm 1960, khi ông ấy sống ở Stanford. Đó là một thí nghiệm được thực hiện bằng cách đưa một đứa trẻ 4-5 tuổi vào một căn phòng có rất nhiều kẹo dẻo ở trên bàn, rồi người lớn nói với chúng họ sẽ phải ra ngoài một lát. Nếu đứa trẻ không ăn kẹo cho đến khi người lớn quay lại, chúng sẽ được thưởng hai cái kẹo. Nếu chúng ăn kẹo, chúng chỉ nhận được một cái kẹo mà thôi.
Hầu hết những đứa trẻ trong thí nghiệm chỉ đợi được 30 giây, một phần ba có thể đợi được 15 phút là thời gian mà thí nghiệm diễn ra. Nguyên lý mà các nhà nghiên cứu tìm thấy ở đây là những đứa trẻ có thể trì hoãn tốt là những đứa trẻ có khả năng tự phân tâm chính bản thân mình.
Cho đến giữa những năm 1980, ông Mischel và đồng nghiệp đã tìm ra rằng những người có thể trì hoãn tốt là những người có khả năng tập trung lý luận tốt hơn và không “có xu hướng bị stress”.
Có lẽ nào việc dạy những đứa trẻ cách trì hoãn nhận sự ban thưởng như những cha mẹ trung lưu người Pháp đang làm sẽ giúp chúng bình tĩnh và linh hoạt hơn? Điều này giải thích một phần vì sao những trẻ em trong các gia đình trung lưu Mỹ, những đứa trẻ nhận được những gì chúng muốn ngay lập tức, thường bị stress.
Ông Mischel, là một người gốc Áo và ông chưa từng thử nghiệm phương pháp kẹo dẻo với trẻ em Pháp. Nhưng sau một thời gian dài quan sát những đứa trẻ Pháp thì ông nói rằng ông bị ấn tượng mạnh bởi sự khác nhau giữa trẻ em Pháp và Mỹ.
Mặc dù các bậc cha mẹ người Mỹ muốn con của họ học cách kiên nhẫn nhưng sự kiên nhẫn không phải là một kỹ năng mà họ luyện tập thường xuyên như các cha mẹ Pháp đang làm. Người Mỹ có xu hướng nghĩ rằng kỹ năng chờ đợi là một phần của tính cách. Họ cho rằng nếu họ có được một đứa trẻ biết chờ đợi thì đó là do may mắn. Trong khi đó, người Pháp nghĩ khó có thể để khả năng này tự phát triển được.
Nguồn: glenndomanvietnam
Pamela Druckerman là một bà mẹ Mỹ có nhiều năm sống ở Pháp, cô đã liên tục đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi chứng kiến cách nuôi dạy con của các cha mẹ Pháp, ở họ toát ra một “thần thái” gì đó vô cùng đặc biệt và chính bầu không khí gia đình đặc biệt đó đã giúp những đứa trẻ Pháp lớn lên ngày càng hạnh phúc, cư xử lịch thiệp và không lo lắng gì cả.
Tác giả Pamela và các con (nguồn: internet).
Pamela đã dành nhiều thời gian để quan sát, trải nghiệm, học tập cách nuôi dạy con của các cha mẹ Pháp và tổng hợp trong một các cuốn sách của cô, trong đó có cuốn sách nổi tiếng mà cha mẹ Việt nào cũng biết "Trẻ em Pháp không ném thức ăn". Một trong những điều mà theo cô là điểm ấn tượng nhất mà cô được chứng kiến đó chính là cách dạy con tự lập của cha mẹ Pháp, không lên gân, không kỷ luật nhưng lại vô cùng hiệu quả. Chìa khóa đơn giản của cách giáo dục đó là bạn phải học cách chờ đợi.
Dưới đây là một phần chia sẻ của Pamela về cách cha mẹ Pháp dạy con học cách chờ đợi như thế nào:
Những đứa trẻ Pháp tôi gặp đều tự ngủ ngon lành qua đêm từ lúc hai hoặc ba tháng tuổi. Cha mẹ của chúng không đến dỗ dành chúng lần thứ hai khi chúng khóc vào ban đêm và điều này buộc chúng phải tự quay lại với giấc ngủ. Những đứa trẻ Pháp cũng luôn ngồi ăn uống vui vẻ ở trong các nhà hàng. Thay vì ăn vặt suốt ngày như những đứa trẻ Mỹ, trẻ em Pháp đa số phải đợi đến giờ để được ăn. Chúng luôn có ba bữa một ngày và một bữa phụ vào khoảng 4 giờ chiều.
Một ngày thứ bảy tôi đến thăm Delphine Porcher, một luật sư xinh đẹp 30 tuổi đang sống với gia đình ở ngoại ô phía đông Paris. Khi tôi đến, chồng của cô đang làm việc với máy tính trong phòng khách, đứa con một tuổi tên Aubane ngủ gần đó còn đứa con ba tuổi của cô ấy tên Pauline đang ngồi ăn tại bàn ăn, hoàn toàn chăm chú vào nhiệm vụ của mình.
Delphine đã nói rằng cô ấy không có một cách đặc biệt nào để dạy con của mình giữ bình tĩnh như vậy, đó chỉ là kết quả của cách sinh hoạt hàng ngày mà thôi. Ví dụ, thi thoảng cô mua kẹo cho bọn trẻ nhưng Pauline không được phép ăn kẹo cho đến giờ của bữa ăn phụ.
Khi Pauline cố gắng làm gián đoạn cuộc trò chuyện của chúng tôi, Delphine đã nói rằng: “Con chỉ cần chờ mẹ vài phút thôi, con yêu của mẹ. Mẹ đang dở cuộc nói chuyện”. Đó là cách giao tiếp với con thật lịch sự nhưng lại kiên quyết làm tôi rất ấn tượng. Delphine cũng đang dạy con của mình cách tự chơi một mình. “Điều quan trọng nhất là con phải tự chơi” cô nói với con trai của mình, Aubane.
Nó là một kỹ năng mà các bà mẹ Pháp đang cố gắng áp dụng thật nhiều để nuôi những đứa con của họ. Trong một nghiên cứu năm 2004 về niềm tin của các bậc làm cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái, đối tượng là các bà mẹ có trình độ đại học ở Pháp và Mỹ, thì các bà mẹ Mỹ nói rằng việc khuyến khích con của họ chơi một mình là khá quan trọng còn các bà mẹ Pháp nói rằng nó rất quan trọng.
Sau đó, tôi đã gửi mail cho Walter Mischel, chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giáo dục trẻ em học cách trì hoãn việc nhận sự ban thưởng. Tôi gặp ông Mischel lúc ông 80 tuổi và đang làm giáo sư tâm lý tại đại học Columbia, ông cũng đã ở Paris được nhiều năm.
Ông Mischel là người nổi tiếng nhất với “bài kiểm tra kẹo dẻo” vào cuối những năm 1960, khi ông ấy sống ở Stanford. Đó là một thí nghiệm được thực hiện bằng cách đưa một đứa trẻ 4-5 tuổi vào một căn phòng có rất nhiều kẹo dẻo ở trên bàn, rồi người lớn nói với chúng họ sẽ phải ra ngoài một lát. Nếu đứa trẻ không ăn kẹo cho đến khi người lớn quay lại, chúng sẽ được thưởng hai cái kẹo. Nếu chúng ăn kẹo, chúng chỉ nhận được một cái kẹo mà thôi.
Hầu hết những đứa trẻ trong thí nghiệm chỉ đợi được 30 giây, một phần ba có thể đợi được 15 phút là thời gian mà thí nghiệm diễn ra. Nguyên lý mà các nhà nghiên cứu tìm thấy ở đây là những đứa trẻ có thể trì hoãn tốt là những đứa trẻ có khả năng tự phân tâm chính bản thân mình.
Cho đến giữa những năm 1980, ông Mischel và đồng nghiệp đã tìm ra rằng những người có thể trì hoãn tốt là những người có khả năng tập trung lý luận tốt hơn và không “có xu hướng bị stress”.
Có lẽ nào việc dạy những đứa trẻ cách trì hoãn nhận sự ban thưởng như những cha mẹ trung lưu người Pháp đang làm sẽ giúp chúng bình tĩnh và linh hoạt hơn? Điều này giải thích một phần vì sao những trẻ em trong các gia đình trung lưu Mỹ, những đứa trẻ nhận được những gì chúng muốn ngay lập tức, thường bị stress.
Ông Mischel, là một người gốc Áo và ông chưa từng thử nghiệm phương pháp kẹo dẻo với trẻ em Pháp. Nhưng sau một thời gian dài quan sát những đứa trẻ Pháp thì ông nói rằng ông bị ấn tượng mạnh bởi sự khác nhau giữa trẻ em Pháp và Mỹ.
Mặc dù các bậc cha mẹ người Mỹ muốn con của họ học cách kiên nhẫn nhưng sự kiên nhẫn không phải là một kỹ năng mà họ luyện tập thường xuyên như các cha mẹ Pháp đang làm. Người Mỹ có xu hướng nghĩ rằng kỹ năng chờ đợi là một phần của tính cách. Họ cho rằng nếu họ có được một đứa trẻ biết chờ đợi thì đó là do may mắn. Trong khi đó, người Pháp nghĩ khó có thể để khả năng này tự phát triển được.
Nguồn: glenndomanvietnam