Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của thai phụ bị suy giảm nên dễ bị lây nhiễm những bệnh nhiễm khuẩn. Trong đó, bệnh thường gặp và gây hậu quả nghiêm trọng là bệnh lậu…
Bệnh lậu có tác hại như thế nào?
Vi khuẩn lậu còn có tên là lậu cầu khuẩn, có hình hạt cà phê, nằm với nhau từng đôi một, thường nằm ở bên trong tế bào bạch cầu đa nhân. Đây là cầu khuẩn gram âm, lây truyền chủ yếu qua xâm nhập niêm mạc sinh dục niệu. Chúng làm tổn thương tế bào, gây viêm nhiễm đường sinh dục và tiết niệu như: viêm bàng quang, viêm niệu đạo cấp tính, trực tràng, hậu môn, viêm tiểu khung, áp-xe vòi trứng lâu ngày biến chứng xơ hóa làm tắc vòi trứng. Ngoài ra, có thể thấy ở mắt, họng, viêm khớp, viêm da, viêm màng não, viêm nội tâm mạc và nhiễm trùng huyết.
Trong khi mang thai, nếu bị nhiễm khuẩn lậu, vi khuẩn lậu thường gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm màng ối tác động lên thai. Nhiễm khuẩn lậu thường đi kèm với nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis và Trichomonas vaginalis, tỷ lệ nhiễm lậu và thai kỳ khoảng 0,6 – 11,9%.
Biểu hiện nhiễm khuẩn lậu và thai kỳ
Nhiễm khuẩn ở phụ nữ có nhiều hình thái khác nhau mà tỷ lệ không có triệu chứng khá cao, vì vậy bệnh thường không được phát hiện sớm mà người bệnh đến với thầy thuốc thường là phát hiện muộn. Điều này đã gây hậu quả nghiêm trọng lên thai. Những triệu chứng lâm sàng của bệnh lậu ở đường tiết niệu và đường sinh dục ở phụ nữ có thai hoàn toàn giống như ở người không có thai. Nguy cơ viêm vòi trứng ở người có thai 10 – 20% và thường gặp trong 3 tháng đầu. Sở dĩ tỷ lệ nhiễm ít là do khi có thai thì nồng độ progesterone tăng cao giúp cho cổ tử cung các tế bào tuyến ở cổ trong tiết nhiều chất nhầy và tạo thành một nút nhầy làm bịt kín cổ tử cung, ngăn cản vi khuẩn lậu và các loại vi khuẩn khác xâm nhập vào buồng tử cung.
Ảnh minh họa
Mặt khác, khi tuổi thai từ 12 tuần trở đi bánh nhau và màng nhau đã phát triển, che phủ toàn bộ bề mặt của buồng tử cung nên đã làm hạn chế sự lan tỏa của vi khuẩn. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn có thể qua hệ bạch huyết hay qua đường máu mà gây bệnh nơi khác. Nếu vi khuẩn lậu có sẵn trong niêm mạc tử cung do quá trình lây nhiễm trước khi có thai, thì viêm vòi trứng, phần phụ vẫn có thể xảy ra trong 3 tháng đầu và bệnh cảnh lâm sàng giống như người không có thai.
Triệu chứng lâm sàng tùy thuộc vào sự tổn thương của vi khuẩn lên cơ quan và mức độ nghiêm trọng, trong viêm niệu đạo có triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, nước tiểu đục có thể có mủ đi kèm; viêm âm đạo, cổ tử cung biểu hiện ra huyết trắng nhiều, huyết trắng nặng mùi kèm theo sốt và đau trằn vùng bụng dưới.
Những hậu quả
Trong khi mang thai gây sinh non, nguyên nhân gây sinh non do bệnh lậu chiếm 8%, biểu hiện viêm màng ối, gây vỡ ối. Trẻ sinh nhẹ cân do sinh non thiếu tháng hay suy dinh dưỡng bào thai.
Trong quá trình sinh dễ lây nhiễm khuẩn lậu cho thai nhi khi sinh qua ngả âm đạo, gây cho trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc mắt, vi khuẩn lậu từ những chất tiết ở đường sinh dục xâm nhập vào mắt của trẻ mà gây bệnh. Viêm kết mạc mắt do lậu xảy ra vào ngày thứ 2 – 3 sau sinh, mắt của trẻ sung huyết, sưng mọng, kết mạc cương tụ, hai mắt sưng phù cả mi trên lẫn mi dưới có nhiều mủ màu vàng, hậu quả thường giảm thị lực và có thể dẫn đến mù mắt.
Điều trị nhiễm khuẩn lậu trong khi mang thai
Thuốc chọn lọc trong điều trị nhiễm khuẩn lậu thuộc dòng kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ mới như ceftriaxon, cefixim. Không nên sử dụng nhóm thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin, aminozit và nhóm quinolon vì chúng tác dụng xấu lên sự phát triển của thai nhi.
Có thể kết hợp thuốc đặt tại chỗ ở âm đạo như neotergynan, colposeptin đối với trường hợp viêm âm đạo và viêm cổ tử cung khi tuổi thai từ 15 tuần trở đi.
Đối với trẻ sơ sinh có viêm kết mạc mắt, điều trị rửa mắt bằng nước muối sinh lý từ 6 – 8 lần trong ngày, dùng thuốc nhỏ mắt mỡ erythromycin 0,5% kết hợp dùng thuốc kháng sinh toàn thân như ceftriaxon tiêm bắp.
Dự phòng nhiễm khuẩn lậu
Khám thai đúng theo định kỳ, theo lời hẹn tái khám của bác sĩ sản khoa, điều trị kịp thời và tích cực đối với thai phụ bị nhiễm lậu, kết hợp điều trị người phối ngẫu bằng thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ mới. Tuyên truyền, giáo dục sự nguy hiểm khi bị bệnh lậu, đặc biệt ở người mang thai. Vệ sinh mắt cho trẻ ngay sau khi sinh bằng nhỏ nước muối sinh lý. Đối với những phụ nữ đã bị nhiễm khuẩn lậu, cần điều trị triệt để trước khi mang thai.
Bệnh lậu có tác hại như thế nào?
Vi khuẩn lậu còn có tên là lậu cầu khuẩn, có hình hạt cà phê, nằm với nhau từng đôi một, thường nằm ở bên trong tế bào bạch cầu đa nhân. Đây là cầu khuẩn gram âm, lây truyền chủ yếu qua xâm nhập niêm mạc sinh dục niệu. Chúng làm tổn thương tế bào, gây viêm nhiễm đường sinh dục và tiết niệu như: viêm bàng quang, viêm niệu đạo cấp tính, trực tràng, hậu môn, viêm tiểu khung, áp-xe vòi trứng lâu ngày biến chứng xơ hóa làm tắc vòi trứng. Ngoài ra, có thể thấy ở mắt, họng, viêm khớp, viêm da, viêm màng não, viêm nội tâm mạc và nhiễm trùng huyết.
Trong khi mang thai, nếu bị nhiễm khuẩn lậu, vi khuẩn lậu thường gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm màng ối tác động lên thai. Nhiễm khuẩn lậu thường đi kèm với nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis và Trichomonas vaginalis, tỷ lệ nhiễm lậu và thai kỳ khoảng 0,6 – 11,9%.
Biểu hiện nhiễm khuẩn lậu và thai kỳ
Nhiễm khuẩn ở phụ nữ có nhiều hình thái khác nhau mà tỷ lệ không có triệu chứng khá cao, vì vậy bệnh thường không được phát hiện sớm mà người bệnh đến với thầy thuốc thường là phát hiện muộn. Điều này đã gây hậu quả nghiêm trọng lên thai. Những triệu chứng lâm sàng của bệnh lậu ở đường tiết niệu và đường sinh dục ở phụ nữ có thai hoàn toàn giống như ở người không có thai. Nguy cơ viêm vòi trứng ở người có thai 10 – 20% và thường gặp trong 3 tháng đầu. Sở dĩ tỷ lệ nhiễm ít là do khi có thai thì nồng độ progesterone tăng cao giúp cho cổ tử cung các tế bào tuyến ở cổ trong tiết nhiều chất nhầy và tạo thành một nút nhầy làm bịt kín cổ tử cung, ngăn cản vi khuẩn lậu và các loại vi khuẩn khác xâm nhập vào buồng tử cung.
Ảnh minh họa
Mặt khác, khi tuổi thai từ 12 tuần trở đi bánh nhau và màng nhau đã phát triển, che phủ toàn bộ bề mặt của buồng tử cung nên đã làm hạn chế sự lan tỏa của vi khuẩn. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn có thể qua hệ bạch huyết hay qua đường máu mà gây bệnh nơi khác. Nếu vi khuẩn lậu có sẵn trong niêm mạc tử cung do quá trình lây nhiễm trước khi có thai, thì viêm vòi trứng, phần phụ vẫn có thể xảy ra trong 3 tháng đầu và bệnh cảnh lâm sàng giống như người không có thai.
Triệu chứng lâm sàng tùy thuộc vào sự tổn thương của vi khuẩn lên cơ quan và mức độ nghiêm trọng, trong viêm niệu đạo có triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, nước tiểu đục có thể có mủ đi kèm; viêm âm đạo, cổ tử cung biểu hiện ra huyết trắng nhiều, huyết trắng nặng mùi kèm theo sốt và đau trằn vùng bụng dưới.
Những hậu quả
Trong khi mang thai gây sinh non, nguyên nhân gây sinh non do bệnh lậu chiếm 8%, biểu hiện viêm màng ối, gây vỡ ối. Trẻ sinh nhẹ cân do sinh non thiếu tháng hay suy dinh dưỡng bào thai.
Trong quá trình sinh dễ lây nhiễm khuẩn lậu cho thai nhi khi sinh qua ngả âm đạo, gây cho trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc mắt, vi khuẩn lậu từ những chất tiết ở đường sinh dục xâm nhập vào mắt của trẻ mà gây bệnh. Viêm kết mạc mắt do lậu xảy ra vào ngày thứ 2 – 3 sau sinh, mắt của trẻ sung huyết, sưng mọng, kết mạc cương tụ, hai mắt sưng phù cả mi trên lẫn mi dưới có nhiều mủ màu vàng, hậu quả thường giảm thị lực và có thể dẫn đến mù mắt.
Điều trị nhiễm khuẩn lậu trong khi mang thai
Thuốc chọn lọc trong điều trị nhiễm khuẩn lậu thuộc dòng kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ mới như ceftriaxon, cefixim. Không nên sử dụng nhóm thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin, aminozit và nhóm quinolon vì chúng tác dụng xấu lên sự phát triển của thai nhi.
Có thể kết hợp thuốc đặt tại chỗ ở âm đạo như neotergynan, colposeptin đối với trường hợp viêm âm đạo và viêm cổ tử cung khi tuổi thai từ 15 tuần trở đi.
Đối với trẻ sơ sinh có viêm kết mạc mắt, điều trị rửa mắt bằng nước muối sinh lý từ 6 – 8 lần trong ngày, dùng thuốc nhỏ mắt mỡ erythromycin 0,5% kết hợp dùng thuốc kháng sinh toàn thân như ceftriaxon tiêm bắp.
Dự phòng nhiễm khuẩn lậu
Khám thai đúng theo định kỳ, theo lời hẹn tái khám của bác sĩ sản khoa, điều trị kịp thời và tích cực đối với thai phụ bị nhiễm lậu, kết hợp điều trị người phối ngẫu bằng thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ mới. Tuyên truyền, giáo dục sự nguy hiểm khi bị bệnh lậu, đặc biệt ở người mang thai. Vệ sinh mắt cho trẻ ngay sau khi sinh bằng nhỏ nước muối sinh lý. Đối với những phụ nữ đã bị nhiễm khuẩn lậu, cần điều trị triệt để trước khi mang thai.
Theo Mangthai