Tìm hiểu về Bệnh lậu

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
12
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục được biết đến từ xưa. Đây là một bệnh nhiễm trùng, do lậu cầu khuẩn ''Neisseria gonorrhoeae'' gây nên.

Vi khuẩn gây bệnh lậu không thể sống bên ngoài cơ thể quá vài phút, cũng như không thể sống trên bề mặt da của bàn tay, cánh tay, hay chân. Vì thế, bệnh lậu không lây qua những hình thức giao tiếp thông thường như bắt tay, ôm hôn … Vi khuẩn lậu thường được tìm thấy ở âm đạo và đặc biệt hơn nữa là ở cổ tử cung của nữ và trong đường niệu đạo ở nam.

Lậu là một loại bệnh dễ lây lan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Đối với phụ nữ mang thai, bệnh lậu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cơ quan sinh dục của mẹ mà thông qua tiếp xúc trực tiếp với lậu cầu thai nhi cũng gặp phải nhiều nguy hiểm.

Nguyên nhân

Lây qua đường tình dục chủ yếu do tiếp xúc sinh dục – sinh dục, hậu môn – sinh dục, miệng - sinh dục.

Lây gián tiếp thì hiếm gặp (như qua dụng cụ khám bệnh có dây mủ lậu chưa được tiệt trùng kỹ)
Lây từ mẹ sang con (mẹ bị lậu không được phát hiện điều trị, trong cuộc đẻ con chui qua đường sinh dục bị dây mủ lậu bị lậu mắt)

+ Cơ chế bệnh sinh: Sau khi quan hệ với bạn tình có bệnh, vi khuẩn lậu bám dính vào màng tế bào biểu mô trụ của đường tiết niệu sinh dục người lành, nên việc nhiễm bệnh xảy ra rất nhanh ngay sau khi quan hệ tình dục.

+ Tình hình kháng sinh của vi khuẩn lậu: Cho đến nay các kháng sinh sau đây còn có tác dụng (xếp theo giảm dần): Ceftriaxone, Spectinomycine, Erythromycin, Ciprofloxacin.

Triệu chứng
nam giới
+ Ủ bệnh: Là 3 - 5 ngày sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu (ở 90% trường hợp).

+ Lâm sàng: Sau khi phơi nhiễm với nguồn bệnh khoảng 2-10 ngày, khoảng 25% nam giới sẽ phát triển thành bệnh lậu. Trong đó, 85-90% sẽ có triệu chứng viêm niệu đạo (Urethritis) điển hình (đái buốt, đái khó và chảy nhiều mủ). 10-15% bệnh nhân viêm niệu đạo không điển hình hoặc không có triệu chứng gì; những bệnh nhân này thường không được điều trị dẫn tới tỷ lệ mắc bệnh lậu không điển hình hoặc không triệu chứng ở cộng đồng tăng tới 40% và đây là nguồn lan truyên bệnh trong cộng đồng.

+ Biến chứng xa hơn:

- Viêm ống dẫn tinh và mào tinh hoàn(Epididymitis).

- Viêm túi tinh(Seminal vesiculitis) và ống phóng tinh.

- Viêm dưới niêm mạc niệu đạo gây nhiều túi mủ xung quanh niệu đạo, ít khi vỡ ra ngoài. -viêm tuyến tiền liệt (Prostatitis)-Viêm bàng quang (cystitis).-Viêm trực tràng (Proctitis, biểu hiện dâu, ngứa hoặc cảm giác buốt mót, có mủ)-viêm hầu họng (Pharyngitis)-viêm kết mạc (Conjunctivitis, do tiếp xúc với tay hoặc các vật dụng có vi khuẩn).

- Hẹp niệu đạo (Urethral stricture): hiện nay, trong kỷ nguyên của kháng sinh thì biến chứng này ít gặp. Gặp sau khi bị viêm tuyến tiền liệt và viêm bàng quang. Biểu hiện là sự giảm sút và bất thường của dòng nước tiểu.
Ở nữ giới

+ Ủ bệnh: thường từ 2 tuần trở lên.

+ Lâm sàng:

- Rất hiếm khi có triệu chứng lâm sàng cấp tính. Biểu hiện lâm sàng bằng đái dắt, đau sau khi giao hợp, đau vùng xương chậu. Khám thấy viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung có mủ, viêm âm hộ, âm đạo, có khi viêm tuyến Bartholin, viêm niệu đạo và tuyến Skène.
- Đa số các trường hợp bệnh bắt đầu bằng viêm niệu đạo kín đáo. Bệnh nhân đái khó, có cảm giác nóng hay rát khi đi tiểu, lỗ niệu đạo bình thường, ấn vào niệu đạo có mủ chảy ra (khám sau khi đi tiểu ít nhất 3 giờ).

- Viêm cổ tử cung: (Cervicitis) là biểu hiện thường gặp nhất, biểu hiện bằng ra khí hư, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, trợt phù, lộ tuyến.

- Viêm phần phụ (vòi trứng): Viêm lan từ âm đạo, cổ tử cung lên. Hiếm khi theo đường máu. Ít gặp hơn là Viêm kết mạc (conjunctivitis), viêm trực tràng (Proctitis), viêm hầu họng (Pharyngitis).

Bệnh viêm tiểu khung (Pelvic inflammatory disease - PID): Đau vùng hố chậu hoặc hạ vị gợi ý nhiễm trùng lên tới tử cung, vòi trứng, buồng trứng, phúc mạc. Đau ở giữa, một bên hoặc hai bên; sốt, buồn nôn, nôn. Có thể dẫn tới các biến chứng như chửa ngoài tử cung hoặc vô sinh.

Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis (viêm quanh gan)

Nhiễm khuẩn lậu lan tỏa (Disseminated Gonococcal Infection - DGI).






Bệnh lậu lây qua đường tình dục chủ yếu do tiếp xúc sinh dục


Bệnh lậu tiến triển như thế nào?

Bệnh lậu tiến triển chậm, âm ỉ, thỉnh thoảng có các đợt cấp thì mới có biểu hiện như trên đã mô tả. Các biểu hiện có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì, sau một thời gian lại tái diễn. Trong thời gian bệnh không có biểu hiện vẫn có thể lây bệnh cho bạn tình.

Biến chứng

+ Viêm hậu môn - trực tràng do lậu do giao hợp đường hậu môn. Hậu môn - trực tràng đau và tiết dịch mủ.

+ Viêm họng do lậu: Quan hệ đồng giới.

+ Viêm khớp do lậu (xảy ra đồng thời với lậu cấp ở đường sinh dục).

Biểu hiện ở da vùng sinh dục: Có những túi mủ, mụn mủ khu trú gần bộ phận sinh dục.

Phản ứng toàn thân có thể có dát đỏ, ban mề đay hoặc hồng ban đa dạng do phản ứng quá cảm ứng của cơ thể với song cầu lậu.

+ Viêm quanh gan hoặc hội chứng Fitr- Hugh và Curtis.

+ Biến chứng ở tim: Viêm nội tâm mạc do lậu cầu khuẩn.

+ Lậu mắt: Viêm kết mạc có mủ ở trẻ sơ sinh do lậu (vi khuẩn được truyền sang trẻ sơ sinh trong khi sinh đẻ). Có thể có biến chứng loét giác mạc, thủng giác mạc.

Biến chứng của bệnh lậu chủ yếu là vô sinh, chửa ngoài tử cung, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS….

Chuẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng dựa vào:

- Tiền sử: hỏi bệnh, hoàn cảnh mắc bệnh, thời gian mắc bệnh.
-Thăm khám lâm sàng:
- Nam giới: hội chứng viêm niệu đạo cấp, mạn và tiết dịch niệu đạo.
- Nữ giới: hội chứng đau bụng dưới và ra khí hư.

Chẩn đoán xét nghiệm:

- Phương pháp xét nghiệm trực tiếp: nhuộm bệnh phẩm, soi thấy vi khuẩn lậu bắt màu gram (-) nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân.
- Phương pháp nuôi cấy, phân lập:
Môi trường thích hợp nhất là môi C, CO2 3%-°trường chọn lọc Thayer- martin hoặc thạch sôcola, nhiệt độ 35- 36 10%. Xác định sự có mặt các khuẩn lạc nghi ngờ lậu từ 24 giờ đến 48 giờ.

Chẩn đoán phân biệt:

+ Với các viêm niệu đạo không phải do vi khuẩn lậu .

- Do nấm Candida.

- Do ký sinh trùng Trichomonat.

- Do tụ cầu, liên cầu.Cần xác định bằng lâm sàng và xét nghiệm tìm căn nguyên.+

Lưu ý phát hiện các bệnh LTQĐTD khác như giang mai, nhiễm HIV/AIDS, xét nghiệm kiểm tra để loại trừ.

Điều trị

Nguyên tắc chung:

+ Điều trị theo phác đồ qui định trên cơ sở dựa vào tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn địa phương.
+ Điều trị cả vợ chồng và bạn tình của bệnh nhân.
+ Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, tránh đi xe đạp, đi ngựa, chạy nhảy gây sang chấn bộ phận sinh dục - tiết niệu.
+ Kết hợp điều trị các nhiễm khuẩn sau lậu (C. trachomatis, liên cầu, tạp khuẩn...).
+ Định kỳ khám lâm sàng và xét nghiệm lại.

Điều trị theo phác đồ

Lậu niệu đạo, cổ tử cung không biến chứng; viêm mào tinh hoàn dùng một trong những thuốc sau: Rocephine tiêm bắp. Cefixime uống. Spectinomycin (Trobicin) tiêm bắp. Điều trị tác nhân gây bệnh kết hợp: Doxycyclin .

Phòng bệnh

+ Chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu.
+ Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để hạn chế lây bệnh lậu
+ Giáo dục, thông tin về bệnh, tình dục an toàn.
+ Khi có các biểu hiện nghi ngờ bị viêm niệu đạo phải đi khám bệnh ngay.
+ Không mặc chung đồ lót, dung chung khăn tắm với người khác.
+ Nếu bạn đã bị nhiễm lậu, hãy tránh quan hệ tình dục trước khi được điều trị bằng kháng sinh và quá trình điều trị chấm dứt. Bạn vẫn có thể tiếp tục bị nhiễm lậu trở lại, vì vi khuẩn lậu không gây được đáp ứng miễn dịch vĩnh viễn.
Sưu tầm
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom