Nghe nói con dâu nhan sắc tuyệt trần, Sở Bình Vương thở dài than: “Ta đây làm vua làm gì cho nó uổng”.
Cậy quyền, tham sắc, nhiều vị quân vương không ngại chuyện cướp vợ của bề tôi hay của dân chúng. Có những ông vua ngang ngược đến nỗi cưỡng đoạt cả con dâu làm vợ mình.
Giết con trai để “nuốt trôi” người đẹp
Muốn kết thân với nước Tần, Sở Bình vương sai sứ giả sang hỏi công chúa nước Tần là nàng Mạnh Doanh cho thế tử Kiến con mình. Khi sứ giả trở về, Sở Bình vương hỏi: “Nhà ngươi đã trông thấy mặt (cô dâu) chưa? Nhan sắc thế nào?”. Vị quan trả lời: “Mắt tôi nhìn gái đẹp đã nhiều, nhưng chưa từng thấy ai đẹp như nàng Mạnh Doanh. Trong cung nước Sở chẳng có ai sánh kịp đã đành, ngay những trang tuyệt sắc ngày xưa như Đắc Kỷ, Ly Cơ e rằng cũng chỉ là tiếng đồn thế thôi, chứ so ra thì nàng Mạnh Doanh đẹp muôn phần, họ chưa chắc đã được một”.
Nghe vậy, Sở Bình vương buồn bã thở dài: “Ta đây làm vua gì cho nó uổng. Không được gặp người đẹp ấy, cũng phí một đời”.
Tuy cũng sợ hại đến tình cha con nhưng vì không kìm nổi ham muốn sở hữu người đẹp, Sở Bình vương nghe theo kế của bề tôi, đưa nàng Mạnh Doanh vào cung vua, và lấy một cô gái khác mạo danh Mạnh Doanh đưa vào cung thế tử Kiến. Sợ con trai phát giác chuyện tráo đổi, ông ta cấm thế tử Kiến vào cung, rồi sai đi trấn thủ phương xa cho khuất mắt. Ông đuổi vợ chính (mẹ thế tử Kiến), lập Mạnh Doanh làm chính cung.
Nàng Mạnh Doanh không hề biết bị đổi chồng, nhưng lúc nào cũng buồn rầu. Sở Bình vương hỏi tại sao thì nàng đáp: “Thiếp vẫn tưởng vợ chồng vừa đôi phải lứa với nhau, khi vào cung mới biết ngài nhiều tuổi. Thiếp không dám oán ngài, chỉ hận là sinh sau đẻ muộn quá”. Nhà vua bảo: “Ta dù già nhưng nàng lấy ta thì được làm chánh hậu sớm đến mấy năm”. Nghe lạ tai, Mạnh Doanh dò hỏi các cung nữ mới biết chuyện đánh tráo, cứ khóc thầm mãi, nhưng vì Sở Bình vương hứa lập con nàng làm thế tử nên nàng cũng dần nguôi.
Thế là để chuộc lỗi với người đẹp và khỏi ngượng mặt với đứa con bị mình cướp vợ, Sở Bình vương gán cho thế tử Kiến tội làm phản, cho truy lùng khắp nơi. Cuối cùng, vị thế tử bất hạnh này bị giết chết.
Bắt con dâu xuất gia để… lấy mình
Đó là trường hợp của Đường Minh Hoàng và quý phi Dương Ngọc Hoàn, một trong tứ đại mỹ nhân lừng danh Trung Quốc.
Dương Quý Phi về làm vợ Thọ vương, con trai thứ 18 của Đường Minh Hoàng, năm 17 tuổi. Khi đó, Đường Minh Hoàng đã hơn 50. Một lần tình cờ nhìn thấy Ngọc Hoàn, vị vua này đã si mê đắm đuối, ngày đêm mơ tưởng, chỉ mong có cơ hội chiếm được người ngọc.
Dương Quý phi.
Dịp may đã đến khí Võ Huệ phi, mẹ đẻ ra Thọ vương, qua đời. Lấy cớ cần người lo hương khói cho Võ Huệ phi, nhà vua bắt Dương Ngọc Hoàn, với tư cách con dâu, phải xuất gia làm đạo sĩ, hiệu là Thái Chân. Khi đã xuất gia là coi như bắt đầu một cuộc đời khác, cắt đứt các mối liên hệ trần tục cũ, nghĩa là Ngọc Hoàn không còn là vợ của Thọ vương nữa. Vì thế, sau một thời gian ngắn, Đường Minh Hoàng đã ngang nhiên đưa Dương Ngọc Hoàn về cung. Nàng được phong làm quý phi, trở thành kế mẫu của chính chồng mình, một mình chiếm trọn sự sủng ái của nhà vua cho đến lúc chết.
Đường Minh Hoàng là một vị vua giỏi, có thời gian trị vì lâu nhất nhà Đường, đưa triều đại lên đến đỉnh cao về văn hóa và chính trị. Nhưng chính việc sủng ái quá mức Dương Quý phi những năm về già đã đưa vị vua này đến một kết cục xấu. Và khi loạn An Lộc Sơn xảy ra, không những ông phải rời kinh đô chạy loạn mà còn không bảo vệ nổi ái phi của mình, đành giương mắt nhìn nàng bị bức tử.
“Trộm” vợ cha, cướp vợ con
Trong số những ông vua hoang dâm, Vệ Tuyên công được xếp vào loại “đầu sổ”. Khi chưa lên ngôi, ông ta đã vụng trộm dan díu với một người thiếp của cha là Di Khương. Lúc đã ngồi vào ngai vàng, Vệ Tuyên công ngang nhiên lập Di Khương làm vợ, rồi phong ngôi thế tử cho con trai nàng là Cấp Tử.
Cấp Tử 16 tuổi thì Vệ Tuyên công cho người sang cưới công chúa nước Tề là nàng Tuyên Khương về làm thế tử phi. Tuy nhiên, khi nghe nói Tuyên Khương có sắc đẹp hoa nhường nguyệt thẹn, nhà vua không thể dằn lòng bèn ra tay chiếm đoạt. Vệ Tuyên Công sai làm một cái đài thật đẹp gọi là Tân Đài, cho đưa Tuyên Khương lên đó. Rồi ông ta sai Cấp Tử đi sứ nước Tổng, còn mình thì về Tân Đài ăn ở với Tuyên Khương, không đoái hoài gì đến Di Khương nữa. Khi Cấp Tử trở về ra mắt vua cha, cậu phải gọi người được cưới làm vợ mình là mẹ kế.
Tuyên Khương sinh được hai con trai. Vừa muốn giành ngôi thế tử cho con mình, vừa ngại mặt với Cấp Tử vì chuyện hôn nhân trước đây, nàng tìm cớ giết Cấp Tử. Tuyên Khương dèm pha với vua: “Cấp Tử cố tình làm nhục thiếp. Nó nói ‘mẹ ta là vợ của ông nội mà cha ta còn lấy được; huống hồ Tuyên Khương vốn thực là vợ ta, chẳng lẽ ta không lấy được sao, chẳng qua ta chỉ cho cha mượn đỡ mà thôi”.
Nghe dèm pha nhiều lần, Tuyên công đành sai người đi giết Cấp Tử. Con của Tuyên Khương là công tử Thọ không ngăn được bèn lập mưu lừa bọn sát thủ để chết thay anh. Cấp Tử biết chuyện, đau đớn quá, cũng tự giơ đầu cho chúng chém nốt.
Vệ Tuyên công nghe tin cả hai con trai đều bị giết thì ngã vật ra giữa long sàng, kêu lớn: “Đứa con gái nước Tề (Tuyên Khương) đã hại cả nhà ta rồi”. Từ đó nhà vua sinh bệnh, chỉ nửa tháng là chết trong nỗi oán hận Tuyên Khương. Nhưng vua quên mất rằng, chính sự dâm loạn và ngu tối của ông ta mới là nguyên nhân tan cửa nát nhà.
Cậy quyền, tham sắc, nhiều vị quân vương không ngại chuyện cướp vợ của bề tôi hay của dân chúng. Có những ông vua ngang ngược đến nỗi cưỡng đoạt cả con dâu làm vợ mình.
Giết con trai để “nuốt trôi” người đẹp
Muốn kết thân với nước Tần, Sở Bình vương sai sứ giả sang hỏi công chúa nước Tần là nàng Mạnh Doanh cho thế tử Kiến con mình. Khi sứ giả trở về, Sở Bình vương hỏi: “Nhà ngươi đã trông thấy mặt (cô dâu) chưa? Nhan sắc thế nào?”. Vị quan trả lời: “Mắt tôi nhìn gái đẹp đã nhiều, nhưng chưa từng thấy ai đẹp như nàng Mạnh Doanh. Trong cung nước Sở chẳng có ai sánh kịp đã đành, ngay những trang tuyệt sắc ngày xưa như Đắc Kỷ, Ly Cơ e rằng cũng chỉ là tiếng đồn thế thôi, chứ so ra thì nàng Mạnh Doanh đẹp muôn phần, họ chưa chắc đã được một”.
Nghe vậy, Sở Bình vương buồn bã thở dài: “Ta đây làm vua gì cho nó uổng. Không được gặp người đẹp ấy, cũng phí một đời”.
Tuy cũng sợ hại đến tình cha con nhưng vì không kìm nổi ham muốn sở hữu người đẹp, Sở Bình vương nghe theo kế của bề tôi, đưa nàng Mạnh Doanh vào cung vua, và lấy một cô gái khác mạo danh Mạnh Doanh đưa vào cung thế tử Kiến. Sợ con trai phát giác chuyện tráo đổi, ông ta cấm thế tử Kiến vào cung, rồi sai đi trấn thủ phương xa cho khuất mắt. Ông đuổi vợ chính (mẹ thế tử Kiến), lập Mạnh Doanh làm chính cung.
Nàng Mạnh Doanh không hề biết bị đổi chồng, nhưng lúc nào cũng buồn rầu. Sở Bình vương hỏi tại sao thì nàng đáp: “Thiếp vẫn tưởng vợ chồng vừa đôi phải lứa với nhau, khi vào cung mới biết ngài nhiều tuổi. Thiếp không dám oán ngài, chỉ hận là sinh sau đẻ muộn quá”. Nhà vua bảo: “Ta dù già nhưng nàng lấy ta thì được làm chánh hậu sớm đến mấy năm”. Nghe lạ tai, Mạnh Doanh dò hỏi các cung nữ mới biết chuyện đánh tráo, cứ khóc thầm mãi, nhưng vì Sở Bình vương hứa lập con nàng làm thế tử nên nàng cũng dần nguôi.
Thế là để chuộc lỗi với người đẹp và khỏi ngượng mặt với đứa con bị mình cướp vợ, Sở Bình vương gán cho thế tử Kiến tội làm phản, cho truy lùng khắp nơi. Cuối cùng, vị thế tử bất hạnh này bị giết chết.
Bắt con dâu xuất gia để… lấy mình
Đó là trường hợp của Đường Minh Hoàng và quý phi Dương Ngọc Hoàn, một trong tứ đại mỹ nhân lừng danh Trung Quốc.
Dương Quý Phi về làm vợ Thọ vương, con trai thứ 18 của Đường Minh Hoàng, năm 17 tuổi. Khi đó, Đường Minh Hoàng đã hơn 50. Một lần tình cờ nhìn thấy Ngọc Hoàn, vị vua này đã si mê đắm đuối, ngày đêm mơ tưởng, chỉ mong có cơ hội chiếm được người ngọc.
Dương Quý phi.
Dịp may đã đến khí Võ Huệ phi, mẹ đẻ ra Thọ vương, qua đời. Lấy cớ cần người lo hương khói cho Võ Huệ phi, nhà vua bắt Dương Ngọc Hoàn, với tư cách con dâu, phải xuất gia làm đạo sĩ, hiệu là Thái Chân. Khi đã xuất gia là coi như bắt đầu một cuộc đời khác, cắt đứt các mối liên hệ trần tục cũ, nghĩa là Ngọc Hoàn không còn là vợ của Thọ vương nữa. Vì thế, sau một thời gian ngắn, Đường Minh Hoàng đã ngang nhiên đưa Dương Ngọc Hoàn về cung. Nàng được phong làm quý phi, trở thành kế mẫu của chính chồng mình, một mình chiếm trọn sự sủng ái của nhà vua cho đến lúc chết.
Đường Minh Hoàng là một vị vua giỏi, có thời gian trị vì lâu nhất nhà Đường, đưa triều đại lên đến đỉnh cao về văn hóa và chính trị. Nhưng chính việc sủng ái quá mức Dương Quý phi những năm về già đã đưa vị vua này đến một kết cục xấu. Và khi loạn An Lộc Sơn xảy ra, không những ông phải rời kinh đô chạy loạn mà còn không bảo vệ nổi ái phi của mình, đành giương mắt nhìn nàng bị bức tử.
“Trộm” vợ cha, cướp vợ con
Trong số những ông vua hoang dâm, Vệ Tuyên công được xếp vào loại “đầu sổ”. Khi chưa lên ngôi, ông ta đã vụng trộm dan díu với một người thiếp của cha là Di Khương. Lúc đã ngồi vào ngai vàng, Vệ Tuyên công ngang nhiên lập Di Khương làm vợ, rồi phong ngôi thế tử cho con trai nàng là Cấp Tử.
Cấp Tử 16 tuổi thì Vệ Tuyên công cho người sang cưới công chúa nước Tề là nàng Tuyên Khương về làm thế tử phi. Tuy nhiên, khi nghe nói Tuyên Khương có sắc đẹp hoa nhường nguyệt thẹn, nhà vua không thể dằn lòng bèn ra tay chiếm đoạt. Vệ Tuyên Công sai làm một cái đài thật đẹp gọi là Tân Đài, cho đưa Tuyên Khương lên đó. Rồi ông ta sai Cấp Tử đi sứ nước Tổng, còn mình thì về Tân Đài ăn ở với Tuyên Khương, không đoái hoài gì đến Di Khương nữa. Khi Cấp Tử trở về ra mắt vua cha, cậu phải gọi người được cưới làm vợ mình là mẹ kế.
Tuyên Khương sinh được hai con trai. Vừa muốn giành ngôi thế tử cho con mình, vừa ngại mặt với Cấp Tử vì chuyện hôn nhân trước đây, nàng tìm cớ giết Cấp Tử. Tuyên Khương dèm pha với vua: “Cấp Tử cố tình làm nhục thiếp. Nó nói ‘mẹ ta là vợ của ông nội mà cha ta còn lấy được; huống hồ Tuyên Khương vốn thực là vợ ta, chẳng lẽ ta không lấy được sao, chẳng qua ta chỉ cho cha mượn đỡ mà thôi”.
Nghe dèm pha nhiều lần, Tuyên công đành sai người đi giết Cấp Tử. Con của Tuyên Khương là công tử Thọ không ngăn được bèn lập mưu lừa bọn sát thủ để chết thay anh. Cấp Tử biết chuyện, đau đớn quá, cũng tự giơ đầu cho chúng chém nốt.
Vệ Tuyên công nghe tin cả hai con trai đều bị giết thì ngã vật ra giữa long sàng, kêu lớn: “Đứa con gái nước Tề (Tuyên Khương) đã hại cả nhà ta rồi”. Từ đó nhà vua sinh bệnh, chỉ nửa tháng là chết trong nỗi oán hận Tuyên Khương. Nhưng vua quên mất rằng, chính sự dâm loạn và ngu tối của ông ta mới là nguyên nhân tan cửa nát nhà.
Theo Trung Thành
Đất Việt
Đất Việt