Colorful Shop
New member
Nhiệt kế đo nhiệt độ là loại dụng cụ y tế mà bất cứ gia đình nào cũng cần đến nhất là với các mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên, có rất ít mẹ hiểu rõ về thông tin cũng như việc sử dụng loại dụng cụ này đúng cách.
Hôm nay mình xin chia sẻ với các mẹ một vài thông tin hữu ích về các loại nhiệt kế đo nhiệt độ, giúp mẹ có thêm hiểu biết cũng như cách sử dụng chúng đúng nhất để đạt được hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho bé nhé!
1. Phân loại
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nhiệt kế cho phép mẹ đo nhiệt độ cho bé tại nhiều vị trí như: nách, trán, tai, hậu môn... Tuy nhiên, chúng thuộc 2 loại sau:
+ Nhiệt kế thủy ngân
Đây là loại nhiệt kế lâu đời nhất và cũng được sử dụng rộng rãi nhất tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Thông thường, nhiệt kế làm bằng thủy tinh, với 1 đầu chứa chất thủy ngân.
+ Nhiệt kế điện tử
Đây là loại nhiệt kế sử dụng điện/pin để hoạt động, với màn hình điện tử để hiển thị các thông số.
2. Ưu và nhược điểm
+ Nhiệt kế thủy ngân. Được tin dùng tại cắc bệnh viện và cơ sở y tế bởi nó cho nhiệt độ cơ thể chính xác nhất vì đo ở nách. Giá thành cũng rẻ hơn loại kia.
Tuy nhiên, nhiệt kế làm bằng thủy tinh nên dễ vỡ rất nguy hiểm, bên trong có thủy ngân, dễ khiến bé bị ngộ độc nếu tiếp xúc với thủy ngân.
Hơn nữa, việc dùng loại nhiệt kế này cũng gặp nhiều khó khăn do thời gian đo lâu hơn, các bé thường không hợp tác nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng.
+ Nhiệt kế điện tử. Tiện lợi cho mẹ khi đo nhiệt độ cho bé tại nhà, cho kết quả nhanh chóng (thường thì từ 10 giây là có kết quả).
Thao tác sử dụng đơn giản, không khiến bé bị khó chịu. Mẹ có thể đo tại nhiều vị trí như: tai, trán, hậu môn, cổ chứ không nhất thiết phải đo ở nách.
Tuy nhiên, kết quả đo thường không được chuẩn xác do dễ bị sai số.
3. Sử dụng đúng cách
+ Nhiệt kế thủy ngân.Trước khi cặp nhiệt độ , mẹ cần vẩy ống nhiệt xuống dưới 35,5oC, chú ý lau khô nách bé để đầu nhiệt kế tiếp xúc hoàn toàn với da đúng giữa nách sẽ cho kết quả chính xác nhất.
Không dùng loại này để cặp nhiệt dộ trong miệng, hậu môn vì có thể bị vỡ, gây nguy hiểm cho bé.
+ Nhiệt kế điện tử.
Với các loại nhiệt kế này, khi đo ở đâu mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng như sau:Nhiệt kế đo hậu môn
- Đo nhiệt độ cho trẻ ở vị trí này cho kết quả chính xác nhất.
- Tuy nhiên, phải hết sức cẩn trọng vì có thể xảy ra tai biến như thủng trực tràng do bé đột ngột quẫy mạnh làm nhiệt kế bị đẩy sâu vào hậu môn bé.
- Cần đưa nhẹ nhàng đầu nhọn của nhiệt kế vào sâu trong trực tràng khoảng 2,5cm hoặc cho tới khi không nhìn thấy đầu nhọn này nữa. Sau đó, kẹp chặt mông để nhiệt kế không bị tuột ra ngoài. Nhiệt kế điện tử sẽ đo nhiệt độ trong vòng 30 giây tới 2 phút và kêu tít tít khi có kết quả.
Nhiệt kế đo trán
- Nhiệt kế điện tử đo trán ít được sử dụng bởi nó chỉ đo được nhiệt độ ở vùng trán. Khi sử dụng thì ốp nhiệt kế chính giữa và áp sát trán, quét từ giữa trán ra thái dương.
Nhiệt kế đo tai
- Nhiệt kế có một đầu vòi để cho vào sâu tai dùng để đo nhiệt độ ở tai cho trẻ.
- Nhiệt kế đo tai an toàn và thích hợp dùng cho bé sơ sinh vì dễ sử dụng, có thể xác nhận bị sốt nhanh, kết quả chính xác nhờ bộ phận phát hiện nhiệt hồng ngoại toả ra từ màng nhĩ và các mô xung quanh trong 1 giây.
Nhiệt kế đo miệng
- Cho trẻ ngậm trong miệng, đo chính xác nhất khi đặt ở dưới lưỡi.
- Tuy nhiên, các mẹ không nên sử dụng phương pháp đo nhiệt kế ở miệng cho bé còn quá nhỏ, vì bé nhỏ sẽ rất khó giữ yên nhiệt kế dưới lưỡi trong một khoảng thời gian nhất định, nguy hiểm hơn bé có thể cắn làm vỡ đầu nhiệt kế. Phương pháp này chỉ nên áp dụng với bé từ 7-8 tuổi trở lên.
(Nguồn: sacmauchobe.com)
Hôm nay mình xin chia sẻ với các mẹ một vài thông tin hữu ích về các loại nhiệt kế đo nhiệt độ, giúp mẹ có thêm hiểu biết cũng như cách sử dụng chúng đúng nhất để đạt được hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho bé nhé!
1. Phân loại
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nhiệt kế cho phép mẹ đo nhiệt độ cho bé tại nhiều vị trí như: nách, trán, tai, hậu môn... Tuy nhiên, chúng thuộc 2 loại sau:
+ Nhiệt kế thủy ngân
Đây là loại nhiệt kế lâu đời nhất và cũng được sử dụng rộng rãi nhất tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Thông thường, nhiệt kế làm bằng thủy tinh, với 1 đầu chứa chất thủy ngân.
+ Nhiệt kế điện tử
Đây là loại nhiệt kế sử dụng điện/pin để hoạt động, với màn hình điện tử để hiển thị các thông số.
2. Ưu và nhược điểm
+ Nhiệt kế thủy ngân. Được tin dùng tại cắc bệnh viện và cơ sở y tế bởi nó cho nhiệt độ cơ thể chính xác nhất vì đo ở nách. Giá thành cũng rẻ hơn loại kia.
Tuy nhiên, nhiệt kế làm bằng thủy tinh nên dễ vỡ rất nguy hiểm, bên trong có thủy ngân, dễ khiến bé bị ngộ độc nếu tiếp xúc với thủy ngân.
Hơn nữa, việc dùng loại nhiệt kế này cũng gặp nhiều khó khăn do thời gian đo lâu hơn, các bé thường không hợp tác nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng.
+ Nhiệt kế điện tử. Tiện lợi cho mẹ khi đo nhiệt độ cho bé tại nhà, cho kết quả nhanh chóng (thường thì từ 10 giây là có kết quả).
Thao tác sử dụng đơn giản, không khiến bé bị khó chịu. Mẹ có thể đo tại nhiều vị trí như: tai, trán, hậu môn, cổ chứ không nhất thiết phải đo ở nách.
Tuy nhiên, kết quả đo thường không được chuẩn xác do dễ bị sai số.
3. Sử dụng đúng cách
+ Nhiệt kế thủy ngân.Trước khi cặp nhiệt độ , mẹ cần vẩy ống nhiệt xuống dưới 35,5oC, chú ý lau khô nách bé để đầu nhiệt kế tiếp xúc hoàn toàn với da đúng giữa nách sẽ cho kết quả chính xác nhất.
Không dùng loại này để cặp nhiệt dộ trong miệng, hậu môn vì có thể bị vỡ, gây nguy hiểm cho bé.
+ Nhiệt kế điện tử.
Với các loại nhiệt kế này, khi đo ở đâu mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng như sau:Nhiệt kế đo hậu môn
- Đo nhiệt độ cho trẻ ở vị trí này cho kết quả chính xác nhất.
- Tuy nhiên, phải hết sức cẩn trọng vì có thể xảy ra tai biến như thủng trực tràng do bé đột ngột quẫy mạnh làm nhiệt kế bị đẩy sâu vào hậu môn bé.
- Cần đưa nhẹ nhàng đầu nhọn của nhiệt kế vào sâu trong trực tràng khoảng 2,5cm hoặc cho tới khi không nhìn thấy đầu nhọn này nữa. Sau đó, kẹp chặt mông để nhiệt kế không bị tuột ra ngoài. Nhiệt kế điện tử sẽ đo nhiệt độ trong vòng 30 giây tới 2 phút và kêu tít tít khi có kết quả.
Nhiệt kế đo trán
- Nhiệt kế điện tử đo trán ít được sử dụng bởi nó chỉ đo được nhiệt độ ở vùng trán. Khi sử dụng thì ốp nhiệt kế chính giữa và áp sát trán, quét từ giữa trán ra thái dương.
Nhiệt kế đo tai
- Nhiệt kế có một đầu vòi để cho vào sâu tai dùng để đo nhiệt độ ở tai cho trẻ.
- Nhiệt kế đo tai an toàn và thích hợp dùng cho bé sơ sinh vì dễ sử dụng, có thể xác nhận bị sốt nhanh, kết quả chính xác nhờ bộ phận phát hiện nhiệt hồng ngoại toả ra từ màng nhĩ và các mô xung quanh trong 1 giây.
Nhiệt kế đo miệng
- Cho trẻ ngậm trong miệng, đo chính xác nhất khi đặt ở dưới lưỡi.
- Tuy nhiên, các mẹ không nên sử dụng phương pháp đo nhiệt kế ở miệng cho bé còn quá nhỏ, vì bé nhỏ sẽ rất khó giữ yên nhiệt kế dưới lưỡi trong một khoảng thời gian nhất định, nguy hiểm hơn bé có thể cắn làm vỡ đầu nhiệt kế. Phương pháp này chỉ nên áp dụng với bé từ 7-8 tuổi trở lên.
(Nguồn: sacmauchobe.com)