Không muốn vì nữ sắc mà mất cả cơ đồ, nhưng cũng chẳng muốn trả người đẹp về dân gian, vị minh quân Đường Tuyên Tông nói: "Chi bằng ban cho nàng một chén thuốc độc...".
Đường Tuyên Tông (810- 859), tên thật là Lý Thầm, người Hán. Ông là vị vua thứ 17 trong triều đại phong kiến nhà Đường. Thời kỳ cai trị của Đường Tuyên Tông kéo dài từ năm 846 đến 859. Năm 846, Đường Vũ Tông qua đời. Với tư cách hoàng thái thúc, Đường Tuyên Tông lên ngôi, lấy niên hiệu là Đại Trung. Ông đã dành trọn tâm huyết để gây dựng cơ nghiệp mà tổ tông để lại. Đường Tuyên Tông được đánh giá là vị vua đóng góp nhiều công lao cho triều đại nhà Đường. Ông dụng pháp vô tư, trọng dụng nhân tài, nghiêm khắc với các “long chủng” (con cái vua), đề cao tiết kiệm, xót thương bách tính. Sau khi lên ngôi, vị đế vương này cũng cho khôi phục Phật giáo, vốn thường xuyên bị đàn áp trong thời Đường Vũ Tông. Đường Tuyên Tông được mệnh danh là “Tiểu Thái Tông”.
Vị minh quân này rất trọng dụng nhân tài. Mỗi khi trò chuyện cùng các triều thần, ông đều hỏi han về học vị tiến sĩ, về lịch sử thi cử đỗ đạt của từng người, thậm chí quan tâm cả đề thi lẫn tên tuổi cụ thể của quan giám khảo trường thi. Nếu người nào chưa đỗ tiến sĩ, nhưng tài năng xuất chúng vẫn được ông nâng niu trọng dụng như nhân tài.
Đường Tuyên Tông.
Khi Đường Tuyên Tông đang trong giai đoạn trị vì, một viên quan tại đất Ngô Việt bèn tiến hiến cho ông một nữ nhi tuyệt sắc. Tuyên Tông rất sủng ái và mê đắm mỹ nhân này. Nhưng bỗng một hôm, nhà vua cất lời than thở: “Xưa kia, Đường Huyền Tông có Dương Ngọc Hoàn, khiến thiên hạ đại loạn, tới nay vẫn chưa bình định. Ta sao dám đi theo gót chân của tiên đế?”. Nói đoạn, ông cho triệu nữ nhi tuyệt sắc vào triều, rồi ngậm ngùi nói với người đẹp: “Ta không thể giữ nàng cạnh bên”. Triều thần bèn hiến kế “giải phóng” cho mỹ nhân, tức tính tới việc cho nàng xuất cung. Ai ngờ, Đường Tuyên Tông lại ra ý chỉ: “Thả cho nàng ấy đi, ta sẽ ngày đêm tương tư mong nhớ. Chi bằng ban cho nàng một chén thuốc độc”. Và như thế, một người con gái sắc nước hương trời phải từ giã cõi đời trong oan ức vì chính thứ tình yêu kỳ quái của đấng quân vương.
Cũng như nhiều vị vua thời nhà Đường, Tuyên Tông rất mê uống đan dược, không chỉ để thỏa ước nguyện trường sinh bất lão, mà còn trị chứng “phong tật” (ý chỉ bệnh trúng phong). Thời mới lên ngôi, chính ông đã thẳng tay trừng trị những đạo sĩ chuyên luyện đan cho Đường Vũ Tông là Triệu Quy Chân, Hiên Viêm… Một thời gian sau, Tuyên Tông bỗng mê mẩn loại thuốc này. Bệnh không trị được tận gốc, hiệu quả trường sinh cũng chẳng linh nghiệm, ngược lại, tiên đan còn khiến Tuyên Tông bốc hỏa trong người, dẫn tới ngộ độc. Ông qua đời vào năm 859, khi mới 49 tuổi.
Đường Tuyên Tông (810- 859), tên thật là Lý Thầm, người Hán. Ông là vị vua thứ 17 trong triều đại phong kiến nhà Đường. Thời kỳ cai trị của Đường Tuyên Tông kéo dài từ năm 846 đến 859. Năm 846, Đường Vũ Tông qua đời. Với tư cách hoàng thái thúc, Đường Tuyên Tông lên ngôi, lấy niên hiệu là Đại Trung. Ông đã dành trọn tâm huyết để gây dựng cơ nghiệp mà tổ tông để lại. Đường Tuyên Tông được đánh giá là vị vua đóng góp nhiều công lao cho triều đại nhà Đường. Ông dụng pháp vô tư, trọng dụng nhân tài, nghiêm khắc với các “long chủng” (con cái vua), đề cao tiết kiệm, xót thương bách tính. Sau khi lên ngôi, vị đế vương này cũng cho khôi phục Phật giáo, vốn thường xuyên bị đàn áp trong thời Đường Vũ Tông. Đường Tuyên Tông được mệnh danh là “Tiểu Thái Tông”.
Vị minh quân này rất trọng dụng nhân tài. Mỗi khi trò chuyện cùng các triều thần, ông đều hỏi han về học vị tiến sĩ, về lịch sử thi cử đỗ đạt của từng người, thậm chí quan tâm cả đề thi lẫn tên tuổi cụ thể của quan giám khảo trường thi. Nếu người nào chưa đỗ tiến sĩ, nhưng tài năng xuất chúng vẫn được ông nâng niu trọng dụng như nhân tài.
Đường Tuyên Tông.
Khi Đường Tuyên Tông đang trong giai đoạn trị vì, một viên quan tại đất Ngô Việt bèn tiến hiến cho ông một nữ nhi tuyệt sắc. Tuyên Tông rất sủng ái và mê đắm mỹ nhân này. Nhưng bỗng một hôm, nhà vua cất lời than thở: “Xưa kia, Đường Huyền Tông có Dương Ngọc Hoàn, khiến thiên hạ đại loạn, tới nay vẫn chưa bình định. Ta sao dám đi theo gót chân của tiên đế?”. Nói đoạn, ông cho triệu nữ nhi tuyệt sắc vào triều, rồi ngậm ngùi nói với người đẹp: “Ta không thể giữ nàng cạnh bên”. Triều thần bèn hiến kế “giải phóng” cho mỹ nhân, tức tính tới việc cho nàng xuất cung. Ai ngờ, Đường Tuyên Tông lại ra ý chỉ: “Thả cho nàng ấy đi, ta sẽ ngày đêm tương tư mong nhớ. Chi bằng ban cho nàng một chén thuốc độc”. Và như thế, một người con gái sắc nước hương trời phải từ giã cõi đời trong oan ức vì chính thứ tình yêu kỳ quái của đấng quân vương.
Cũng như nhiều vị vua thời nhà Đường, Tuyên Tông rất mê uống đan dược, không chỉ để thỏa ước nguyện trường sinh bất lão, mà còn trị chứng “phong tật” (ý chỉ bệnh trúng phong). Thời mới lên ngôi, chính ông đã thẳng tay trừng trị những đạo sĩ chuyên luyện đan cho Đường Vũ Tông là Triệu Quy Chân, Hiên Viêm… Một thời gian sau, Tuyên Tông bỗng mê mẩn loại thuốc này. Bệnh không trị được tận gốc, hiệu quả trường sinh cũng chẳng linh nghiệm, ngược lại, tiên đan còn khiến Tuyên Tông bốc hỏa trong người, dẫn tới ngộ độc. Ông qua đời vào năm 859, khi mới 49 tuổi.
Theo Mai Anh
Đất Việt
Đất Việt