➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
mecuameocon
New member
Cha mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Do đó, không ít bậc cha mẹ đã can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con. Tuy nhiên, có những điều mà bạn nên để con tự quyết định.
Trang trí phòng
Đừng nghĩ rằng bạn có quyền trang trí phòng con theo ý mình. Từ năm 3-4 tuổi, trẻ đã có ý kiến riêng về cách trang trí phòng: từ màu sắc, tranh ảnh, thú bông cho tới tủ để đồ, góc vui chơi, … Một khi bạn để con tự trang trí phòng, chúng sẽ rất hứng thú. Hơn nữa, điều này còn phát huy óc sáng tạo của con.
Truyện kể trước giờ ngủ
Hãy để con tự chọn câu chuyện mà chúng muốn nghe, kể cả khi bạn đã phải đọc câu chuyện đó hàng tháng trời. Đó là cách đơn giản để thể hiện cho con thấy rằng bạn rất coi trọng quyết định của con.
Tên ở nhà
Cha mẹ thường đặt cho con tên riêng khi ở nhà, nhưng nhớ đừng đặt những cái tên quá kỳ quặc hoặc không phù hợp khi con lớn lên. Những cái tên như vậy sẽ khiến con thấy xấu hổ trước mặt bạn bè. Nếu con ghét tên ở nhà bạn đặt cho, hãy đổi cho con một cái tên khác; điều đó không hề khó, đúng không nào?
Chuyện vui chơi
Khả năng được tự mình khám phá thế giới là một điều tuyệt vời với mọi đứa trẻ trên toàn thế giới. Do đó, bạn nên khuyến khích con tham gia các trò chơi bổ ích, đồng thời hạn chế can thiệp vào trò chơi, địa điểm và thời gian chơi của con.
Thức ăn
Bố mẹ mong muốn con có chế độ ăn uống khỏe mạnh, vậy hãy giảng giải cho con hiểu rằng có rất nhiều thực phẩm vừa bổ dưỡng, lại vừa ngon lành. Hãy để con tự lựa chọn trong một chừng mực nào đó những loại thức ăn mà con không muốn ăn, tiếp đó tìm cách biến đổi chúng.
Chi tiêu tiền bạc
Khi con đủ lớn, bạn không nên can thiệp quá mức vào những khoản chi tiêu của con. Bạn có những sở thích riêng, và con cũng như vậy. Hãy hướng dẫn và giải thích cho con hiểu rằng con không thể mua tất cả món đồ trên giá. Để con tự quyết định món đồ mà chúng sẽ mua, rồi nhắc con “tự chăm sóc” món đồ mới của mình.
Giao tiếp xã hội
Đừng quá lo lắng khi con thích ở một mình. Theo các chuyên gia, mọi chuyện chỉ đáng lo khi con không bao giờ dành thời gian cho các mối quan hệ bạn bè. Có rất nhiều đứa trẻ thích chơi đùa một mình, nói chuyện với một cái cây hay một con chim, ... Điều đó chỉ chứng tỏ trẻ có trí tưởng tượng rất phong phú.
Quà tặng
Điều tiếp theo mà con có thể tự mình quyết định từ khi còn nhỏ, đó là quà tặng cho gia đình và bạn bè. Dĩ nhiên, khi còn nhỏ, trẻ có thể chưa hiểu rõ về giá trị vật chất của quà tặng. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của bạn, trẻ sẽ học được cách đưa ra quyết định sáng suốt. Đồng thời, cảm giác hân hoan, vui sướng khi trẻ chọn được món quà ưng ý sẽ là điều chúng nhớ mãi.
Tôn giáo
Vào những năm đầu đời của con, cha mẹ hoàn toàn có thể giới thiệu cho con tôn giáo của gia đình … Nhưng một khi con đã lớn, hãy để con quyết định xem chúng có muốn theo tôn giáo đó nữa hay không. Ban đầu, con có thể lạc lối, nhưng dù con có muốn theo tôn giáo của gia đình hay không, đó cũng là điều mà chúng tự lựa chọn. Bạn phải tôn trọng quyết định đó của con.
Nghề nghiệp
Bất kể bạn làm nghề gì, hãy ủng hộ con theo đuổi giấc mơ của riêng mình. Đừng bắt ép con phải đi theo định hướng của bố mẹ, bởi điều đó không chỉ khiến con mà cả bạn cũng cảm thấy mệt mỏi.
Thể thao
Chơi thể thao là một cách tuyệt vời để rèn luyện tinh thần trách nhiệm, làm việc theo nhóm và kết bạn mới. Tuy nhiên, chơi thể thao không phải cách duy nhất để đạt được những mục đích đó. Bạn cũng phải thừa nhận rằng không phải ai cũng giỏi chơi thể thao. Chỉ vì bạn từng là ngôi sao bóng đá trường học không có nghĩa là con bạn cũng phải như vậy. Hãy nhớ, đừng đặt một áp lực vô hình lên con.
Bạn bè
Những người trưởng thành thường phán xét, đánh giá những người mà họ chẳng biết mấy. Trẻ thì hoàn toàn ngược lại. Chúng sẵn sàng tiếp xúc, tìm hiểu với một người rồi mới đi đến quyết định họ là người thế nào. Do đó, hãy chú tâm xem con bạn chơi với ai, nhưng đừng vội vàng đánh giá bạn của con. Hãy để con tự lựa chọn chúng sẽ chơi với ai, sẽ tâm sự và sẻ chia với ai. Điều này không có nghĩa là thấy con chơi với bạn xấu mà vẫn mặc kệ, không can thiệp. Dù thế nào, bạn vẫn nên ở bên định hướng cho con.
Chuyện hẹn hò
Khi con lớn dần, chúng sẽ bắt đầu quan tâm tới bạn khác giới và có những buổi hẹn. Vào lúc này, dù bạn có lo cho con tới đâu cũng đừng can thiệp quá sâu vào quyết định của con. Con có quyền quyết định người mà mình sẽ hẹn hò. Điều bạn có thể làm lúc này là ở bên chia sẻ và giúp con đưa ra sự lựa chọn chính xác.
Nguồn: glenndomanvietnam
Trang trí phòng
Đừng nghĩ rằng bạn có quyền trang trí phòng con theo ý mình. Từ năm 3-4 tuổi, trẻ đã có ý kiến riêng về cách trang trí phòng: từ màu sắc, tranh ảnh, thú bông cho tới tủ để đồ, góc vui chơi, … Một khi bạn để con tự trang trí phòng, chúng sẽ rất hứng thú. Hơn nữa, điều này còn phát huy óc sáng tạo của con.
Truyện kể trước giờ ngủ
Hãy để con tự chọn câu chuyện mà chúng muốn nghe, kể cả khi bạn đã phải đọc câu chuyện đó hàng tháng trời. Đó là cách đơn giản để thể hiện cho con thấy rằng bạn rất coi trọng quyết định của con.
Tên ở nhà
Cha mẹ thường đặt cho con tên riêng khi ở nhà, nhưng nhớ đừng đặt những cái tên quá kỳ quặc hoặc không phù hợp khi con lớn lên. Những cái tên như vậy sẽ khiến con thấy xấu hổ trước mặt bạn bè. Nếu con ghét tên ở nhà bạn đặt cho, hãy đổi cho con một cái tên khác; điều đó không hề khó, đúng không nào?
Chuyện vui chơi
Khả năng được tự mình khám phá thế giới là một điều tuyệt vời với mọi đứa trẻ trên toàn thế giới. Do đó, bạn nên khuyến khích con tham gia các trò chơi bổ ích, đồng thời hạn chế can thiệp vào trò chơi, địa điểm và thời gian chơi của con.
Thức ăn
Bố mẹ mong muốn con có chế độ ăn uống khỏe mạnh, vậy hãy giảng giải cho con hiểu rằng có rất nhiều thực phẩm vừa bổ dưỡng, lại vừa ngon lành. Hãy để con tự lựa chọn trong một chừng mực nào đó những loại thức ăn mà con không muốn ăn, tiếp đó tìm cách biến đổi chúng.
Chi tiêu tiền bạc
Khi con đủ lớn, bạn không nên can thiệp quá mức vào những khoản chi tiêu của con. Bạn có những sở thích riêng, và con cũng như vậy. Hãy hướng dẫn và giải thích cho con hiểu rằng con không thể mua tất cả món đồ trên giá. Để con tự quyết định món đồ mà chúng sẽ mua, rồi nhắc con “tự chăm sóc” món đồ mới của mình.
Giao tiếp xã hội
Đừng quá lo lắng khi con thích ở một mình. Theo các chuyên gia, mọi chuyện chỉ đáng lo khi con không bao giờ dành thời gian cho các mối quan hệ bạn bè. Có rất nhiều đứa trẻ thích chơi đùa một mình, nói chuyện với một cái cây hay một con chim, ... Điều đó chỉ chứng tỏ trẻ có trí tưởng tượng rất phong phú.
Quà tặng
Điều tiếp theo mà con có thể tự mình quyết định từ khi còn nhỏ, đó là quà tặng cho gia đình và bạn bè. Dĩ nhiên, khi còn nhỏ, trẻ có thể chưa hiểu rõ về giá trị vật chất của quà tặng. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của bạn, trẻ sẽ học được cách đưa ra quyết định sáng suốt. Đồng thời, cảm giác hân hoan, vui sướng khi trẻ chọn được món quà ưng ý sẽ là điều chúng nhớ mãi.
Tôn giáo
Vào những năm đầu đời của con, cha mẹ hoàn toàn có thể giới thiệu cho con tôn giáo của gia đình … Nhưng một khi con đã lớn, hãy để con quyết định xem chúng có muốn theo tôn giáo đó nữa hay không. Ban đầu, con có thể lạc lối, nhưng dù con có muốn theo tôn giáo của gia đình hay không, đó cũng là điều mà chúng tự lựa chọn. Bạn phải tôn trọng quyết định đó của con.
Nghề nghiệp
Bất kể bạn làm nghề gì, hãy ủng hộ con theo đuổi giấc mơ của riêng mình. Đừng bắt ép con phải đi theo định hướng của bố mẹ, bởi điều đó không chỉ khiến con mà cả bạn cũng cảm thấy mệt mỏi.
Thể thao
Chơi thể thao là một cách tuyệt vời để rèn luyện tinh thần trách nhiệm, làm việc theo nhóm và kết bạn mới. Tuy nhiên, chơi thể thao không phải cách duy nhất để đạt được những mục đích đó. Bạn cũng phải thừa nhận rằng không phải ai cũng giỏi chơi thể thao. Chỉ vì bạn từng là ngôi sao bóng đá trường học không có nghĩa là con bạn cũng phải như vậy. Hãy nhớ, đừng đặt một áp lực vô hình lên con.
Bạn bè
Những người trưởng thành thường phán xét, đánh giá những người mà họ chẳng biết mấy. Trẻ thì hoàn toàn ngược lại. Chúng sẵn sàng tiếp xúc, tìm hiểu với một người rồi mới đi đến quyết định họ là người thế nào. Do đó, hãy chú tâm xem con bạn chơi với ai, nhưng đừng vội vàng đánh giá bạn của con. Hãy để con tự lựa chọn chúng sẽ chơi với ai, sẽ tâm sự và sẻ chia với ai. Điều này không có nghĩa là thấy con chơi với bạn xấu mà vẫn mặc kệ, không can thiệp. Dù thế nào, bạn vẫn nên ở bên định hướng cho con.
Chuyện hẹn hò
Khi con lớn dần, chúng sẽ bắt đầu quan tâm tới bạn khác giới và có những buổi hẹn. Vào lúc này, dù bạn có lo cho con tới đâu cũng đừng can thiệp quá sâu vào quyết định của con. Con có quyền quyết định người mà mình sẽ hẹn hò. Điều bạn có thể làm lúc này là ở bên chia sẻ và giúp con đưa ra sự lựa chọn chính xác.
Nguồn: glenndomanvietnam