Chè bưởi với đặc trưng giòn ngon của cùi bưởi, thơm thảo của đậu xanh, ngọt bùi, béo ngậy của nước cốt dừa. Có lẽ chính sự tuyệt hảo đó món chè này được lưu truyền đến nhiều vùng miền trong cả nước nhưng ít ai biết nó vốn ở đất miền tây An Giang.
Trong bất cứ thời tiết nào, một bát chè bưởi với màu vàng tươi của đậu, sóng sánh, phía trên đông đặc nước cốt dừa và thêm vài hạt lạc thì còn gì tuyệt bằng. Nhiều người nói, chè bưởi giống chè táo sọn nhưng cho thêm bưởi vào, tạo nên một nguyên liệu đặc biệt, quyết định đặc trưng của món ăn.
Nấu chè bưởi không khó nhưng lại rất kỳ công. Trong đó, quan trọng nhất là khâu chọn và sơ chế cùi bưởi. Nhiều bà nội trợ luôn thắc mắc sao làm "y đúc" công thức mà vẫn không có được món chè ưng ý. Điều này có thể nằm ở 2 lý do.
Thứ nhất, lúc chọn bưởi nấu chè, bạn hãy chọn quả vừa, đừng già cũng đừng non quá. Thông thường, các loại bưởi quê, quả rất to, lúc ăn được múi bưởi cũng là khi phần cùi nhiều gân, rất khó ăn. Nấu lúc non thì đắng không nuốt nổi. Để chắc ăn, bạn nên mua các loại bưởi năm roi, da xanh, chọn quả chưa già.
Lý do thứ hai là khi ăn chè bưởi, tuyệt đối phải để nguội mới dùng. Nhiều người không biết vừa nấu nồi chè xong, háo hức nếm thử thì đã phải ngậm miếng bưởi đắng ngắt trong miệng, tức tối định đổ quách cho xong. Nhưng thực ra, bưởi để nguội mới hết đắng, lại cảm nhận rõ ràng được từng nguyên liệu trong món chè.
Để nấu chè bưởi thành công, ngoài khâu chọn bưởi thì khâu sơ chế bưởi có tính quyết định. Bạn hãy từ từ dùng dao chia thành từng múi quanh quả bưởi sao cho bằng nhau, rạch sâu vào sát ruột bưởi. Sau đó khéo léo tách phần vỏ bưởi này ra. Lúc này, bạn gọt bỏ hết phần cùi xanh, lấy phần cùi trắng, tước bỏ xơ rồi cắt thành từng viên nhỏ. Đem cùi bưởi ướp với muối vài tiếng rồi vắt nhiều lần. Sau đó, còn đến công đoạn luộc qua phèn chua nữa.
Nhiều người cầu kỳ hơn thì ngoài khâu ướp qua bằng muối và phèn chua còn ngâm nước vôi trong khoảng 12h. Mục đích cuối cùng trong tất cả các khâu này là làm cho cùi bưởi hết đắng, trắng, xốp, mềm nhưng không mềm nhũn.
[TD="class: Image"]Chè bưởi An Giang. Ảnh: Nguyễn Phương Hải
Dưới đây là chi tiết cách chế biến món chè bưởi An Giang:
* Về nguyên liệu:
- Bưởi: 1quả.
- Đỗ xanh: 200g. - Đường: 400g. - Bột sắn dây: 50g. - Nước lã: 1000ml. - Nước cốt dừa: 100ml. - Dừa nạo: 50g. - Lạc rang giã nhỏ: 100g. - Phèn chua: 50g. - Lá nếp: 50g. - Nước hoa bưởi: 50g. - Muối tinh: 2 lá.
* Cách chế biến:
- Bưởi sơ chế sạch gọt bỏ phần xanh, lấy phần cùi thái nhỏ, sau đó bóp với 2 thìa cà phê muối tinh để khoảng 3 tiếng rồi rửa sạch, xả nước nhiều lần cho đến khi cùi bưởi hết mặn là được, vắt khô. Theo kinh nghiệm bạn hãy xả cho đến khi không còn lớp váng tinh dầu trong chậu nước nữa là được.
- Giã nhỏ phèn chua sau đó cho vào nước quấy tan, cho cùi bưởi vào chần nhanh rồi vớt ra nước lạnh (nước đá), mục đích của việc này để cùi bưởi giòn. Vắt, xả nhiều lần để hết phèn chua. Sau khi vắt khô, kiệt nước, bạn nên ngâm lại cùi bưởi vào một bát nước sôi để nguội vài phút. Lúc này đổ cùi ra cho ráo nước, không vắt. Mục đích là để khi ướp đường, xào trên bếp không bị khô.
- Ướp cùi bưởi với 100g đường, cho vào chảo xào nhỏ lửa đến khi cùi bưởi ngấm đường là được (không nên để lâu quá). Sau đó cho ngay cùi bưởi lên khay, rắc bột năng cho bám đều quanh cùi bưởi.
- Lá nếp cuốn lại thành bó. - Đỗ xanh ngâm nở khoảng 4 giờ đồng hồ sau đó vo sạch để ráo. - Đun sôi nước trong lồng hấp cho đỗ vào đồ chín. - Cho nước vào bột sắn dây khuấy tan.
- Hòa đường với nước sau đó cho lên bếp đun sôi, hạ nhỏ lửa, hớt bọt rồi đổ bột sắn dây từ từ cho chè sánh, cho tiếp cùi bưởi vào đun cho nồi chè sôi trở lại đến khi thấy cùi bưởi trong thì rắc 2/3 đỗ xanh hấp chín vào đảo đều. Cho lá nếp vào chè rồi tắt bếp, đậy vung khoảng 20 phút sau đó cho một chút nước hoa bưởi vào chè rồi múc ra bát. Để chè nguội rồi rắc số đỗ còn lại vào.
Món này ăn nguội. Bạn thể cho chè vào tủ lạnh. Lúc ăn cho nước cốt dừa, dừa nạo, thêm vài hạt lạc giã nhỏ và một chút đá nữa vào ăn.
Hướng dẫn của đầu bếp Nguyễn Phương Hải
Theo VnExpress
Trong bất cứ thời tiết nào, một bát chè bưởi với màu vàng tươi của đậu, sóng sánh, phía trên đông đặc nước cốt dừa và thêm vài hạt lạc thì còn gì tuyệt bằng. Nhiều người nói, chè bưởi giống chè táo sọn nhưng cho thêm bưởi vào, tạo nên một nguyên liệu đặc biệt, quyết định đặc trưng của món ăn.
Nấu chè bưởi không khó nhưng lại rất kỳ công. Trong đó, quan trọng nhất là khâu chọn và sơ chế cùi bưởi. Nhiều bà nội trợ luôn thắc mắc sao làm "y đúc" công thức mà vẫn không có được món chè ưng ý. Điều này có thể nằm ở 2 lý do.
Thứ nhất, lúc chọn bưởi nấu chè, bạn hãy chọn quả vừa, đừng già cũng đừng non quá. Thông thường, các loại bưởi quê, quả rất to, lúc ăn được múi bưởi cũng là khi phần cùi nhiều gân, rất khó ăn. Nấu lúc non thì đắng không nuốt nổi. Để chắc ăn, bạn nên mua các loại bưởi năm roi, da xanh, chọn quả chưa già.
Lý do thứ hai là khi ăn chè bưởi, tuyệt đối phải để nguội mới dùng. Nhiều người không biết vừa nấu nồi chè xong, háo hức nếm thử thì đã phải ngậm miếng bưởi đắng ngắt trong miệng, tức tối định đổ quách cho xong. Nhưng thực ra, bưởi để nguội mới hết đắng, lại cảm nhận rõ ràng được từng nguyên liệu trong món chè.
Để nấu chè bưởi thành công, ngoài khâu chọn bưởi thì khâu sơ chế bưởi có tính quyết định. Bạn hãy từ từ dùng dao chia thành từng múi quanh quả bưởi sao cho bằng nhau, rạch sâu vào sát ruột bưởi. Sau đó khéo léo tách phần vỏ bưởi này ra. Lúc này, bạn gọt bỏ hết phần cùi xanh, lấy phần cùi trắng, tước bỏ xơ rồi cắt thành từng viên nhỏ. Đem cùi bưởi ướp với muối vài tiếng rồi vắt nhiều lần. Sau đó, còn đến công đoạn luộc qua phèn chua nữa.
Nhiều người cầu kỳ hơn thì ngoài khâu ướp qua bằng muối và phèn chua còn ngâm nước vôi trong khoảng 12h. Mục đích cuối cùng trong tất cả các khâu này là làm cho cùi bưởi hết đắng, trắng, xốp, mềm nhưng không mềm nhũn.
[TD="class: Image"]Chè bưởi An Giang. Ảnh: Nguyễn Phương Hải
Dưới đây là chi tiết cách chế biến món chè bưởi An Giang:
* Về nguyên liệu:
- Bưởi: 1quả.
- Đỗ xanh: 200g. - Đường: 400g. - Bột sắn dây: 50g. - Nước lã: 1000ml. - Nước cốt dừa: 100ml. - Dừa nạo: 50g. - Lạc rang giã nhỏ: 100g. - Phèn chua: 50g. - Lá nếp: 50g. - Nước hoa bưởi: 50g. - Muối tinh: 2 lá.
* Cách chế biến:
- Bưởi sơ chế sạch gọt bỏ phần xanh, lấy phần cùi thái nhỏ, sau đó bóp với 2 thìa cà phê muối tinh để khoảng 3 tiếng rồi rửa sạch, xả nước nhiều lần cho đến khi cùi bưởi hết mặn là được, vắt khô. Theo kinh nghiệm bạn hãy xả cho đến khi không còn lớp váng tinh dầu trong chậu nước nữa là được.
- Giã nhỏ phèn chua sau đó cho vào nước quấy tan, cho cùi bưởi vào chần nhanh rồi vớt ra nước lạnh (nước đá), mục đích của việc này để cùi bưởi giòn. Vắt, xả nhiều lần để hết phèn chua. Sau khi vắt khô, kiệt nước, bạn nên ngâm lại cùi bưởi vào một bát nước sôi để nguội vài phút. Lúc này đổ cùi ra cho ráo nước, không vắt. Mục đích là để khi ướp đường, xào trên bếp không bị khô.
- Ướp cùi bưởi với 100g đường, cho vào chảo xào nhỏ lửa đến khi cùi bưởi ngấm đường là được (không nên để lâu quá). Sau đó cho ngay cùi bưởi lên khay, rắc bột năng cho bám đều quanh cùi bưởi.
- Lá nếp cuốn lại thành bó. - Đỗ xanh ngâm nở khoảng 4 giờ đồng hồ sau đó vo sạch để ráo. - Đun sôi nước trong lồng hấp cho đỗ vào đồ chín. - Cho nước vào bột sắn dây khuấy tan.
- Hòa đường với nước sau đó cho lên bếp đun sôi, hạ nhỏ lửa, hớt bọt rồi đổ bột sắn dây từ từ cho chè sánh, cho tiếp cùi bưởi vào đun cho nồi chè sôi trở lại đến khi thấy cùi bưởi trong thì rắc 2/3 đỗ xanh hấp chín vào đảo đều. Cho lá nếp vào chè rồi tắt bếp, đậy vung khoảng 20 phút sau đó cho một chút nước hoa bưởi vào chè rồi múc ra bát. Để chè nguội rồi rắc số đỗ còn lại vào.
Món này ăn nguội. Bạn thể cho chè vào tủ lạnh. Lúc ăn cho nước cốt dừa, dừa nạo, thêm vài hạt lạc giã nhỏ và một chút đá nữa vào ăn.
Hướng dẫn của đầu bếp Nguyễn Phương Hải
Theo VnExpress