Chó có khứu giác nhạy bén gấp 1 triệu lần con người, đại bàng nhìn thấy con mồi từ cách xa vài km, báo đốm có thể chạy 110km/h, thằn lằn có thể chạy trên mặt nước... Đây là những kĩ năng của động vật mà con người đều ao ước có.
Chạy trên mặt nước của thằn lằn
Loài thằn lằn Trung Mỹ thường dùng phần lớn thời gian ở trên cây hoặc bụi rậm đề rình những con côn trùng hoăc động vật xương sống nhỏ đi qua đủ gần là chộp lấy. Nhưng khi nó bị đe dọa, nó có thể lao xuống dòng nước và thoát thân.
Lý do là thằn lằn có khả năng đi trên mặt nước nhờ đôi chân đằng sau “chèo lái” rất điệu nghệ cùng với sự ủng hộ của cái đuôi dài. Tài năng đi trên mặt nước như làm xiếc này giúp nó có biệt danh là “thằn lằn Chúa Jesus”. Không những vậy, nó còn có khả năng chạy trên mặt nước với tốc độ tới hơn 11km/h và lặn dưới nước 30 phút.
Khứu giác của chó săn
Dưới đôi mắt như đang ngủ gật của chó săn là cái mũi siêu nhạy bén. Chiếc mũi này thính gấp hơn 1 triệu lần so với mũi người. Đó là điều tại sao cảnh sát hay sử dụng chó săn để tìm kiếm những người mất tích hoặc những kẻ bỏ trốn.
Mũi của chó săn có hơn 200 triệu tế bào khứu giác nên nó có thể lưu trữ mùi hơi và bám theo mùi hơi đó trong nhiều ngày bất chấp có sự hiện diện của các mùi khác trên đường đi tìm mục tiêu. Nhờ khứu giác siêu tinh nhạy này nên chó săn trở thành những “chuyên gia” phá án nổi tiếng trên thế giới.
Thị lực của đại bàng
Tất cả các loài chim săn mồi đều có đôi mắt tinh nhanh. Và đây chính là “vũ khí” lợi hại để tìm kiếm thức ăn. Nhưng đại bàng có thị lực thiên phú đặc biệt hơn tất cả. Theo tính toán của các nhà khoa học, đại bàng có thể nhìn chi tiết mục tiêu tốt hơn ít nhất 8 lần so với mắt người tinh nhất.
Điều này có được là nhờ tấm chỏm ở mỗi mắt có chức năng chắn ánh nắng mặt trời và có sự tập trung cao độ của tế bào hình nón ở thị giác. Kết quả là nó định vị được con mồi chính xác đến lạ thường. Đại bàng có thể nhìn thấy một con thỏ rừng từ cách xa vài km. Đó là lý do tại sao mà chúng là biểu tượng cho thị lực sắc bén.
Tìm đường dưới ánh trăng của bọ cánh cứng
Các nhà khoa học quan sát thấy loài bọ cánh cứng thường xuyên di chuyển quả bóng phân lớn hơn cơ thể nó nhiều lần bằng cách “trồng cây chuối” và dùng các chân sau đẩy quả bóng này đi.
Nhưng nghiên cứu sâu hơn họ phát hiện ra rằng, loài côn trùng này còn sở hữu một tài năng mà chưa từng được biết đến trong thế giới động vật: định vị đường đi bằng ánh trăng. Nó có thể di chuyển thành một đường thẳng tắp bất chấp những chướng ngại vật mà chúng có thể gặp phải trên đường đi.
Sự cạnh tranh trong tìm kiếm thức ăn (phân động vật khác) của loài bọ cánh cứng rất khốc liệt. Do vậy, ngay khi thành công tạo thành một quả bóng phân, nó sẽ tìm cách giấu quả bóng phân này đi để làm “lương khô” sau này.
Cách trốn khỏi kẻ chôm chỉa khác nhanh nhất là con đường đường thẳng tắp. Điều kì diệu là loài này có thể vạch ra được con đường đi thẳng tắp chỉ cần nhờ vào ánh trăng.
Dường như loài côn trùng này đã dựa vào mô hình được tạo ra khi ánh sáng mặt trăng tương tác với các phân tử trong không khí (phân cực) để di chuyển thành một đường thẳng. Những ngày không có ánh trăng, bọ cánh cứng có xu hướng đổi chiều, đi đường vòng để giúp chúng an toàn và ít gặp trở ngại hơn.
Cú nhảy của báo sư tử
Nhờ sở hữu sức mạnh và tốc độ phi thường nên báo sư tử là một trong những kẻ săn mồi kinh khủng nhất trên hành tinh. Nhưng kĩ năng nhảy cao và nhảy xa của báo sư tử mới đáng khâm phục.
Đôi chân sau đầy cơ bắp và những chiếc móng vuốt lớn được tạo hóa ban cho để có cú nhảy đầy uy lực. Báo sư tử có thể nhảy xa tới 15m (50 feet) và nhảy cao lên tới 6,6m, tức có sự chênh lệch khá lớn so với con người. Chính những lợi thế về kĩ năng nhảy xa và nhảy cao này nên báo dễ dàng đuổi kịp con mồi dù chạy sau với khoảng cách khá xa.
Định vị bằng âm thanh của loài dơi
Dơi là động vật sở hữu nhiều thứ độc nhất vô nhị và có sự thích nghi rất thú vị. Nhiều loài dơi thường lộn ngược cơ thể để ngủ và sống bằng máu của các loài động vật khác. Chúng cũng là động vật có vú duy nhất biết bay.
Nhưng đặc tính ấn tượng nhất của dơi là khả năng săn mồi bằng định vị tiếng vang. Theo đó, dơi gửi những tiếng lách cách cao tần khi chúng bay sau đó chúng nghe sự dao động từ tiếng vang phản trở lại và điều đó cho biết vị trí con mồi ở vị trí cách đó không xa. Với hệ thống này, chúng có thể bắt và ăn khoảng 1000 con côn trùng mỗi tối.
Khả năng thu nhận điện từ của cá mập
Cá mập là một trong những động vật tiến hóa thành công nhất trên Trái đất. Chính nhờ có sự đa dạng về thích nghi nên cá mập có nhiều lợi thế trong thế giới hoang dã.
Một trong những sự thích nghi này là khả năng thu nhận sóng điện từ, giúp các xung điện trong cơ thể cá mập trở nên cực kì sắc bén. Khi con mồi bơi, sự di chuyển này gửi những tín hiệu điện từ nhỏ bé thông qua nước.
Cá mập sẽ nhận những tín hiệu này khi nước truyền qua các lỗ chân lông chứa đầy thạch ở đầu. Kết nối với những bộ phân bên trong, sự thu nhận tín hiệu cho phép cá mập tìm đến con mồi nhanh chóng và chúng có thể tiêu diệt con mồi với độ chính xác cao ngay cả khi nước đục.
Cơ quan thính giác này cũng giúp cá mập có thể xác định được mùi máu của con mồi, dù chỉ một giọt, từ cách xa hàng cây số.
Tốc độ bơi của mực và bạch tuộc
Mực và bạch tuộc là động vật không xương sống nhanh nhất trong đại dương. Điều này một phần là nhờ khả năng phi thường về sử dụng sức đẩy phản lực của cơ thể.
Khi nước chảy vào khoang áo ngoài của chúng, nó được giữ dưới áp lực và miệng ngậm lại. Khi các cơ của thành áo co lại và ép nén, áp xuất nước đầy lùi qua ống mực và cho phép nó có thể chạy với tốc độ 40 km/h.
Loài động vật chân đầu này cũng có thể kiểm soát được hướng và tốc độ của sự di chuyển, cho phép chúng thoát thân khỏi mối đe dọa hoặc tiến nhanh đến con mồi chúng muốn.
Đôi cánh kì diệu của chim ruồi
Không chỉ là một trong những loài chim đẹp nhất trên Trái đất, chim ruồi còn là loài chim có khả năng bay ấn tượng nhất. Các khớp giữa cánh trên và cánh dưới nằm ở vị trí rất gần với cơ thể nên giúp chúng nhanh nhẹn và có tác dụng đòn bẩy đến kinh ngạc trong không khí.
Chim ruồi đập cánh với tốc nhanh khủng khiếp-80 lần mỗi giây. Chúng cũng là loài chim duy nhất có khả năng bay tiến, lùi, lên trên và xuống dưới. Chim ruồi có thể bay lơ lửng trong không trung, điều này giúp chúng có thể hút mật hoa dễ dàng khi bay.
Tốc độ chạy của báo đốm
Với tốc độ 110 km/h, báo đốm là loài động vật chạy nhanh nhất hành tinh. Có được điều này là nhờ các chi dài, đầu nhỏ, và thân hình mảnh mai, các xương sống sẽ cuộn và duỗi ra với mỗi sải chân, giúp đẩy cơ thể về phía trước nhanh hơn.
Chính nhờ động tác này mà nó đã tăng thêm được tốc độ hơn 30 km/h. Nhưng điều ngạc nhiên là loài này không thể chay tốc độ nhanh quá 10-15 giây, lâu hơn sẽ làm cho cơ thể chúng trở nên quá nóng. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi vì báo chủ yếu sống ở các hoang mạc và thảo nguyên nơi mà có rất ít cơ hội nấp trong bóng mát.
Chạy trên mặt nước của thằn lằn
Loài thằn lằn Trung Mỹ thường dùng phần lớn thời gian ở trên cây hoặc bụi rậm đề rình những con côn trùng hoăc động vật xương sống nhỏ đi qua đủ gần là chộp lấy. Nhưng khi nó bị đe dọa, nó có thể lao xuống dòng nước và thoát thân.
Lý do là thằn lằn có khả năng đi trên mặt nước nhờ đôi chân đằng sau “chèo lái” rất điệu nghệ cùng với sự ủng hộ của cái đuôi dài. Tài năng đi trên mặt nước như làm xiếc này giúp nó có biệt danh là “thằn lằn Chúa Jesus”. Không những vậy, nó còn có khả năng chạy trên mặt nước với tốc độ tới hơn 11km/h và lặn dưới nước 30 phút.
Khứu giác của chó săn
Dưới đôi mắt như đang ngủ gật của chó săn là cái mũi siêu nhạy bén. Chiếc mũi này thính gấp hơn 1 triệu lần so với mũi người. Đó là điều tại sao cảnh sát hay sử dụng chó săn để tìm kiếm những người mất tích hoặc những kẻ bỏ trốn.
Mũi của chó săn có hơn 200 triệu tế bào khứu giác nên nó có thể lưu trữ mùi hơi và bám theo mùi hơi đó trong nhiều ngày bất chấp có sự hiện diện của các mùi khác trên đường đi tìm mục tiêu. Nhờ khứu giác siêu tinh nhạy này nên chó săn trở thành những “chuyên gia” phá án nổi tiếng trên thế giới.
Thị lực của đại bàng
Tất cả các loài chim săn mồi đều có đôi mắt tinh nhanh. Và đây chính là “vũ khí” lợi hại để tìm kiếm thức ăn. Nhưng đại bàng có thị lực thiên phú đặc biệt hơn tất cả. Theo tính toán của các nhà khoa học, đại bàng có thể nhìn chi tiết mục tiêu tốt hơn ít nhất 8 lần so với mắt người tinh nhất.
Điều này có được là nhờ tấm chỏm ở mỗi mắt có chức năng chắn ánh nắng mặt trời và có sự tập trung cao độ của tế bào hình nón ở thị giác. Kết quả là nó định vị được con mồi chính xác đến lạ thường. Đại bàng có thể nhìn thấy một con thỏ rừng từ cách xa vài km. Đó là lý do tại sao mà chúng là biểu tượng cho thị lực sắc bén.
Tìm đường dưới ánh trăng của bọ cánh cứng
Các nhà khoa học quan sát thấy loài bọ cánh cứng thường xuyên di chuyển quả bóng phân lớn hơn cơ thể nó nhiều lần bằng cách “trồng cây chuối” và dùng các chân sau đẩy quả bóng này đi.
Nhưng nghiên cứu sâu hơn họ phát hiện ra rằng, loài côn trùng này còn sở hữu một tài năng mà chưa từng được biết đến trong thế giới động vật: định vị đường đi bằng ánh trăng. Nó có thể di chuyển thành một đường thẳng tắp bất chấp những chướng ngại vật mà chúng có thể gặp phải trên đường đi.
Sự cạnh tranh trong tìm kiếm thức ăn (phân động vật khác) của loài bọ cánh cứng rất khốc liệt. Do vậy, ngay khi thành công tạo thành một quả bóng phân, nó sẽ tìm cách giấu quả bóng phân này đi để làm “lương khô” sau này.
Cách trốn khỏi kẻ chôm chỉa khác nhanh nhất là con đường đường thẳng tắp. Điều kì diệu là loài này có thể vạch ra được con đường đi thẳng tắp chỉ cần nhờ vào ánh trăng.
Dường như loài côn trùng này đã dựa vào mô hình được tạo ra khi ánh sáng mặt trăng tương tác với các phân tử trong không khí (phân cực) để di chuyển thành một đường thẳng. Những ngày không có ánh trăng, bọ cánh cứng có xu hướng đổi chiều, đi đường vòng để giúp chúng an toàn và ít gặp trở ngại hơn.
Cú nhảy của báo sư tử
Nhờ sở hữu sức mạnh và tốc độ phi thường nên báo sư tử là một trong những kẻ săn mồi kinh khủng nhất trên hành tinh. Nhưng kĩ năng nhảy cao và nhảy xa của báo sư tử mới đáng khâm phục.
Đôi chân sau đầy cơ bắp và những chiếc móng vuốt lớn được tạo hóa ban cho để có cú nhảy đầy uy lực. Báo sư tử có thể nhảy xa tới 15m (50 feet) và nhảy cao lên tới 6,6m, tức có sự chênh lệch khá lớn so với con người. Chính những lợi thế về kĩ năng nhảy xa và nhảy cao này nên báo dễ dàng đuổi kịp con mồi dù chạy sau với khoảng cách khá xa.
Định vị bằng âm thanh của loài dơi
Dơi là động vật sở hữu nhiều thứ độc nhất vô nhị và có sự thích nghi rất thú vị. Nhiều loài dơi thường lộn ngược cơ thể để ngủ và sống bằng máu của các loài động vật khác. Chúng cũng là động vật có vú duy nhất biết bay.
Nhưng đặc tính ấn tượng nhất của dơi là khả năng săn mồi bằng định vị tiếng vang. Theo đó, dơi gửi những tiếng lách cách cao tần khi chúng bay sau đó chúng nghe sự dao động từ tiếng vang phản trở lại và điều đó cho biết vị trí con mồi ở vị trí cách đó không xa. Với hệ thống này, chúng có thể bắt và ăn khoảng 1000 con côn trùng mỗi tối.
Khả năng thu nhận điện từ của cá mập
Cá mập là một trong những động vật tiến hóa thành công nhất trên Trái đất. Chính nhờ có sự đa dạng về thích nghi nên cá mập có nhiều lợi thế trong thế giới hoang dã.
Một trong những sự thích nghi này là khả năng thu nhận sóng điện từ, giúp các xung điện trong cơ thể cá mập trở nên cực kì sắc bén. Khi con mồi bơi, sự di chuyển này gửi những tín hiệu điện từ nhỏ bé thông qua nước.
Cá mập sẽ nhận những tín hiệu này khi nước truyền qua các lỗ chân lông chứa đầy thạch ở đầu. Kết nối với những bộ phân bên trong, sự thu nhận tín hiệu cho phép cá mập tìm đến con mồi nhanh chóng và chúng có thể tiêu diệt con mồi với độ chính xác cao ngay cả khi nước đục.
Cơ quan thính giác này cũng giúp cá mập có thể xác định được mùi máu của con mồi, dù chỉ một giọt, từ cách xa hàng cây số.
Tốc độ bơi của mực và bạch tuộc
Mực và bạch tuộc là động vật không xương sống nhanh nhất trong đại dương. Điều này một phần là nhờ khả năng phi thường về sử dụng sức đẩy phản lực của cơ thể.
Khi nước chảy vào khoang áo ngoài của chúng, nó được giữ dưới áp lực và miệng ngậm lại. Khi các cơ của thành áo co lại và ép nén, áp xuất nước đầy lùi qua ống mực và cho phép nó có thể chạy với tốc độ 40 km/h.
Loài động vật chân đầu này cũng có thể kiểm soát được hướng và tốc độ của sự di chuyển, cho phép chúng thoát thân khỏi mối đe dọa hoặc tiến nhanh đến con mồi chúng muốn.
Đôi cánh kì diệu của chim ruồi
Không chỉ là một trong những loài chim đẹp nhất trên Trái đất, chim ruồi còn là loài chim có khả năng bay ấn tượng nhất. Các khớp giữa cánh trên và cánh dưới nằm ở vị trí rất gần với cơ thể nên giúp chúng nhanh nhẹn và có tác dụng đòn bẩy đến kinh ngạc trong không khí.
Chim ruồi đập cánh với tốc nhanh khủng khiếp-80 lần mỗi giây. Chúng cũng là loài chim duy nhất có khả năng bay tiến, lùi, lên trên và xuống dưới. Chim ruồi có thể bay lơ lửng trong không trung, điều này giúp chúng có thể hút mật hoa dễ dàng khi bay.
Tốc độ chạy của báo đốm
Với tốc độ 110 km/h, báo đốm là loài động vật chạy nhanh nhất hành tinh. Có được điều này là nhờ các chi dài, đầu nhỏ, và thân hình mảnh mai, các xương sống sẽ cuộn và duỗi ra với mỗi sải chân, giúp đẩy cơ thể về phía trước nhanh hơn.
Chính nhờ động tác này mà nó đã tăng thêm được tốc độ hơn 30 km/h. Nhưng điều ngạc nhiên là loài này không thể chay tốc độ nhanh quá 10-15 giây, lâu hơn sẽ làm cho cơ thể chúng trở nên quá nóng. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi vì báo chủ yếu sống ở các hoang mạc và thảo nguyên nơi mà có rất ít cơ hội nấp trong bóng mát.
Theo Ngọc Huế
Discovery/ VietNamNet
Discovery/ VietNamNet