Người ta cho rằng cây tiền sẽ mang lại sự giàu có vĩnh cửu cho người quá cố.
Gần đây, bảo tàng Nghệ thuật Portland đã được tặng một cây tiền chế tác bằng tay ở Tây Nam Trung Quốc vào thời Đông Hán (năm 25 - 200). Được đỡ bằng bệ gốm, tác phẩm nghệ thuật hiếm gặp này cao 1,32m và có bề rộng 0,56m. Rồng và phượng hoàng - biểu tượng cho sự trường sinh còn những đồng xu thì được dùng thay cho 16 chiếc lá bằng đồng.
Các nhà khoa học đã xác định được hình ảnh của cây tiền (hình rồng bên phải) nhờ sử dụng kĩ thuật X-radiography
Cây tiền này vốn nằm trong một bộ sưu tập cá nhân. Có rất ít thông tin về nó cũng như tài liệu xác định thời gian, địa điểm khai quật.
Người ta cũng không biết cây tiền được chế tác hoàn toàn vào thời nhà Hán hay chỉ những phần thay thế. Ngay cả những chi tiết chạm trổ nghệ thuật trên đó cũng không dễ dàng được nhìn thấy bằng mắt thường vì nhiều lớp han rỉ.
Bảo tàng đã hợp tác với phó giáo sư hóa học Tami Lasseter Clare và cộng sự của bà tại đại học bang Portland để nghiên cứu sâu hơn về cây tiền và nguồn gốc bí ẩn của nó.
Clare có một số mục tiêu: xác định những điểm nứt trên cây và quyết định làm thế nào để ngăn những vết nứt đó trong tương lai, xác định thành phần vật chất của cây để tìm hiểu nguồn gốc của nó; xác định các mảng han rỉ và những lớp vật chất tích lũy theo thời gian xem tất cả bộ phận của cây tiền có phải là nguyên gốc không.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều kĩ thuật khác nhau để quan sát bên dưới lớp bề mặt của cây tiền và xác định các thành phần hóa học. Họ đã dùng phương pháp X-radiography, kĩ thuật nghiên cứu vật thể và cấu trúc vật chất nhờ tia X.
Tia X xuyên qua nhiều phần khác nhau của vật mẫu và một hình ảnh sẽ được ghi lại dựa trên mức độ ngấm phóng xạ khác nhau của vật mẫu. Các hình ảnh sẽ hiển thị với sắc độ khác nhau phụ thuộc vào cường độ của tia X.
Với kĩ thuật này, nhóm nghiên cứu đã xác định được yếu điểm và các vết nứt trên cây và các khu vực cần gia cố và xử lí.
Ảnh mẫu vật và các hình ảnh chụp qua tia X
Ngoài ra, họ còn sử dụng phương pháp phổ điện từ để nghiên cứu huỳnh quang trên mẫu vật để xác định các thành phần hóa học của cây tiền.
Những kĩ thuật này giúp nhóm nghiên cứu tìm hiểu được nhiều thông tin giá trị về cây tiền và lịch sử của nó.
Clare đã quan sát được những phần rễ mỏng như sợi tóc mọc ở giữa hoặc trên các lớp mảng bám của cây tiền.
Bị chôn dưới đất trong thời gian rất dài nên cây tiền và các chi tiết nghệ thuật trên đó đều bị bao phủ bởi các mảng bám. Với kĩ thuật X-radiography, các nhà nghiên cứu đã xác định được hình dáng của 2 chú khỉ ôm chuối và đường viền hình rồng và những con mắt tạo thành tán lá cho cây tiền.
Chính vì thế, họ cho rằng, cây tiền đã được phục chế rất nhiều lần trong quá khứ. Những phần bị thay thế không khớp với tác phẩm gốc và chúng được chế tác bằng phương pháp khác với các thành phần khác.
"Một điều thú vị là những phần thay thế đã được sơn để phối cho phù hợp với màu xanh của đồng bị ăn mòn và màu trắng của các lớp mảng bám. Có lẽ người đã làm các phần thay thế vì muốn cây tiền này khác với những cái khác để làm tăng giá trị của nó trên thị trường".
Gần đây, bảo tàng Nghệ thuật Portland đã được tặng một cây tiền chế tác bằng tay ở Tây Nam Trung Quốc vào thời Đông Hán (năm 25 - 200). Được đỡ bằng bệ gốm, tác phẩm nghệ thuật hiếm gặp này cao 1,32m và có bề rộng 0,56m. Rồng và phượng hoàng - biểu tượng cho sự trường sinh còn những đồng xu thì được dùng thay cho 16 chiếc lá bằng đồng.
Các nhà khoa học đã xác định được hình ảnh của cây tiền (hình rồng bên phải) nhờ sử dụng kĩ thuật X-radiography
Cây tiền này vốn nằm trong một bộ sưu tập cá nhân. Có rất ít thông tin về nó cũng như tài liệu xác định thời gian, địa điểm khai quật.
Người ta cũng không biết cây tiền được chế tác hoàn toàn vào thời nhà Hán hay chỉ những phần thay thế. Ngay cả những chi tiết chạm trổ nghệ thuật trên đó cũng không dễ dàng được nhìn thấy bằng mắt thường vì nhiều lớp han rỉ.
Bảo tàng đã hợp tác với phó giáo sư hóa học Tami Lasseter Clare và cộng sự của bà tại đại học bang Portland để nghiên cứu sâu hơn về cây tiền và nguồn gốc bí ẩn của nó.
Clare có một số mục tiêu: xác định những điểm nứt trên cây và quyết định làm thế nào để ngăn những vết nứt đó trong tương lai, xác định thành phần vật chất của cây để tìm hiểu nguồn gốc của nó; xác định các mảng han rỉ và những lớp vật chất tích lũy theo thời gian xem tất cả bộ phận của cây tiền có phải là nguyên gốc không.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều kĩ thuật khác nhau để quan sát bên dưới lớp bề mặt của cây tiền và xác định các thành phần hóa học. Họ đã dùng phương pháp X-radiography, kĩ thuật nghiên cứu vật thể và cấu trúc vật chất nhờ tia X.
Tia X xuyên qua nhiều phần khác nhau của vật mẫu và một hình ảnh sẽ được ghi lại dựa trên mức độ ngấm phóng xạ khác nhau của vật mẫu. Các hình ảnh sẽ hiển thị với sắc độ khác nhau phụ thuộc vào cường độ của tia X.
Với kĩ thuật này, nhóm nghiên cứu đã xác định được yếu điểm và các vết nứt trên cây và các khu vực cần gia cố và xử lí.
Ảnh mẫu vật và các hình ảnh chụp qua tia X
Ngoài ra, họ còn sử dụng phương pháp phổ điện từ để nghiên cứu huỳnh quang trên mẫu vật để xác định các thành phần hóa học của cây tiền.
Những kĩ thuật này giúp nhóm nghiên cứu tìm hiểu được nhiều thông tin giá trị về cây tiền và lịch sử của nó.
Clare đã quan sát được những phần rễ mỏng như sợi tóc mọc ở giữa hoặc trên các lớp mảng bám của cây tiền.
Bị chôn dưới đất trong thời gian rất dài nên cây tiền và các chi tiết nghệ thuật trên đó đều bị bao phủ bởi các mảng bám. Với kĩ thuật X-radiography, các nhà nghiên cứu đã xác định được hình dáng của 2 chú khỉ ôm chuối và đường viền hình rồng và những con mắt tạo thành tán lá cho cây tiền.
Chính vì thế, họ cho rằng, cây tiền đã được phục chế rất nhiều lần trong quá khứ. Những phần bị thay thế không khớp với tác phẩm gốc và chúng được chế tác bằng phương pháp khác với các thành phần khác.
"Một điều thú vị là những phần thay thế đã được sơn để phối cho phù hợp với màu xanh của đồng bị ăn mòn và màu trắng của các lớp mảng bám. Có lẽ người đã làm các phần thay thế vì muốn cây tiền này khác với những cái khác để làm tăng giá trị của nó trên thị trường".
Theo Kienthuc