[h=2]Chỉ vì mong sớm có con nên chị dâu đã đề nghị cháu làm "chuyện ấy" với chị.[/h] Cháu xin giới thiệu một chút về gia đình cháu. Bố mẹ cháu đều làm nông nghiệp. Nhà cháu có hai anh em trai. Anh cháu học hết lớp 12 thì đi làm công nhân. Năm 21 tuổi anh lấy vợ, một cô gái cùng làng kém anh 3 tuổi. Bố mẹ cháu rất vui vì đã “lo xong việc lớn” cho đứa con đầu tiên và tràn trề hy vọng sẽ sớm có cháu bế. Khi anh cháu cưới vợ thì cháu đang học năm thứ nhất. Cháu biết rõ vợ của anh vì cái làng của cháu không lớn. Một cô gái chỉ học hết cấp 2 (rất bình thường ở quê cháu), suy nghĩ đơn giản, nhưng khá xinh đẹp, chịu thương chịu khó, biết chăm sóc chồng và gia đình nhà chồng.
Mỗi năm cháu chỉ về quê một lần vào dịp Tết Nguyên đán. Cháu rất yên tâm vì bố mẹ cháu luôn khen con dâu hết lời, chỉ chê chị mỗi điểm là không biết đẻ (hơn 2 năm sau ngày cưới mà chẳng thấy gì). Bố mẹ cháu sốt ruột đến nỗi đã mời thầy cúng về nhà, đi khấn vái khắp nơi, nhưng chị vẫn “điếc”.
Dịp Tết vừa rồi cháu bàn với anh chị là phải ra Hà Nội khám và điều trị. Ngay sau Tết, cháu và người yêu của cháu đã phải xếp lịch học của mình để đưa anh chị đi khám ở Bệnh viện phụ sản Trung ương. Kết quả khám nghiệm cho thấy nguyên nhân chính là do phía anh trai cháu. Phải điều trị một thời gian thì mới có con.
Để tiết kiệm chi phí, anh chị ở lại phòng trọ của cháu luôn. Nhiều lúc cháu cũng thấy bất tiện vì phòng chật. Có những thời điểm anh chị phải làm “chuyện ấy” theo lời khuyên của bác sỹ, cháu phải lánh sang nhà bạn. Hết đợt điều trị thứ nhất, kết quả vẫn không như ý muốn. Nhưng còn nước còn tát, gia đình hai bên vẫn vay mượn để anh chị ra Hà Nội lần thứ hai.
Một lần, trong lúc chỉ có riêng hai chị em trong phòng, chị dâu của cháu đã đề nghị làm chuyện ấy với chị vì chị lý luận con của anh cháu hay của cháu thì đều là cháu nội của bố mẹ cháu; nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì kinh tế của gia đình hai bên lại càng khó hơn, hạnh phúc của anh chị và quan hệ nàng dâu nhà chồng khó mà đảm bảo… Miệng chị nói, tay chị làm, cháu cứ đờ người ra không phản ứng gì.
Sau lần ấy, chị có thai. Cả nhà cháu vui như hội, còn cháu thì cứ như bị ma ám. Cháu cảm thấy có tội với gia đình, với anh trai, với chị dâu, với chính đứa con của cháu. Cháu là đứa được ăn học, là niềm hy vọng của cả dòng họ mà sao lại hành xử như thế? Bạn gái của cháu mà biết chuyện này thì sẽ như thế nào? Đêm ngủ cháu thường xuyên gặp phải ác mộng: Cháu và chị dâu miệt mài làm chuyện ấy như trong các bộ phim đen, rồi chúng cháu bị thiêu sống, người yêu cháu làm chuyện ấy với anh trai cháu… Cháu sụt cân, mất ngủ, làm gì cũng không tập trung. Cháu rất mong nhận được lời khuyên từ bác sỹ.
Cảm ơn bác sỹ!
Q.H thân!
Nội dung những giấc mơ khó chịu của cháu diễn tả xung đột tâm lý giữa đạo đức và tình dục: Một bên đạo đức không cho phép, bên kia là tình dục cho phép nam gặp nữ. Nếu chỉ diễn ra trong giấc ngủ (ta có thể nhớ hay không nhớ khi thức giấc) thì rất bình thường vì tình dục nam nữ thuộc về thú tính, còn tầng đạo đức là do loài người sống có văn hóa mà ra. Văn hóa là nền tẳng đem lại văn minh vào thú tính hung bạo của giống người thành con người. Do đó ta biết rõ là phim đen kích động thú tính chứ không liên quan gì đến tình yêu và tình người. Cũng vì lý do này mà tiềm thức cho phép cháu “thấy” người yêu của cháu làm chuyện ấy với anh trai của cháu. Đây là một cách để tiềm thức của cháu giúp cháu “nhẹ” tội, lấy tình dục đánh bay đạo đức.
Đời xưa, hay có những hoàn cảnh giống như chuyện của cháu hôm nay. Nghĩ như vậy cho thấy là đạo đức cũng là một dụng cụ tinh thần để tâm có trật tự và đi vào quan hệ xã hội trong đó có quan hệ trật tự gia đình.
Cháu cũng không nên tự hành tội mình vì cái mặc cảm tội lỗi sẽ sinh ra bệnh buồn phiền mà ta gọi là bệnh trầm cảm.
Đầu tiên, cháu đã tự nhận mình là người có trách nhiệm, chứ không phải là “nạn nhân” của chị dâu hoặc của tình hình. Điều đó chứng tỏ cháu là một người đàn ông đàng hoàng. Nếu cháu tự coi mình chỉ là nạn nhân (không ít người sẽ làm như thế) thì chắc chắn cháu không gặp phải những ác mộng như cháu đã kể trong thư.
Tiếp đến là chị dâu không yêu cháu mà chỉ “xin” cháu cho tinh trùng. Ở nhiều nước họ có “ngân hàng tinh trùng và trứng” để giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có con. Người “tặng” tinh trùng hay trứng – tức là nam hay nữ – là vô danh không lợi nhuận. Như thế, cháu phải nhìn nhận trên góc độ đạo đức của người “tặng” tinh trùng chứ không phải là bị lôi cuốn bởi tình dục: Cháu có phần “thích thích” chị dâu.
Bây giờ phải ứng xử thế nào với đứa bé? Chúng ta nên phân biệt quan hệ tình dục giữa một nam và một nữ mà có thai, với tình cha mẹ đối với một đứa bé ra đời và thương nuôi nó đến lớn. Thực tế có nhiều trường hợp cha mẹ ruột không yêu con bằng cha mẹ nuôi. Nói cách khác, không phải đàn ông “cha sinh” thì chắc chắn sẽ là một người cha “đàng hoàng”. Chỉ có thời gian sống chung cho tình cảm, cho giáo dục, cho đạo đức thì mới gọi là tình “cha con”. Như thế, cháu là “cha sinh lý” chứ không phải là cha nuôi sinh với mẹ đẻ của cháu mình.
Cách duy nhất giúp cháu lấy lại thanh thản bây giờ là xem cháu ruột như con ruột, hơn là xem nó là con mình… vì mẹ nó không phải là vợ cháu và chị dâu “xin” cháu cho “cái đó” để tiếp tục cuộc tình với anh cháu, với gia đình cháu.
Điểm cuối cùng là sống thế nào với mặc cảm tội lỗi? Chỉ có cháu mới biết là mình cảm thấy có lỗi với ai, có tội với ai và với cái gì và mình trừng phạt mình như thế nào? Nhưng nếu trừng phạt bằng “hại” thân “hành” xác dẫn đến bệnh trầm cảm thì không giải quyết được gì. Cháu nên tìm một mục tiêu gì đó cao đẹp, ví dụ cùng anh chị (không có điều kiện học hành cao như cháu) nuôi dạy “cháu ruột như con” để đứa bé sau này trở thành người con hiếu thảo với cha mẹ, với những người thân trong gia đình, thành đạt trong xã hội.
Nhưng có một khía cạnh khoa học rất quan trọng mà cháu cũng cần lưu ý là không gì chứng minh được là anh cháu không phải cha ruột của đứa trẻ (ngoài việc phân tích ADN) vì dù hiếm tinh trùng đi nữa thì giao lưu chỉ cần 1 tinh trùng + 1 trứng là đủ để hình thành một con người.
Mỗi năm cháu chỉ về quê một lần vào dịp Tết Nguyên đán. Cháu rất yên tâm vì bố mẹ cháu luôn khen con dâu hết lời, chỉ chê chị mỗi điểm là không biết đẻ (hơn 2 năm sau ngày cưới mà chẳng thấy gì). Bố mẹ cháu sốt ruột đến nỗi đã mời thầy cúng về nhà, đi khấn vái khắp nơi, nhưng chị vẫn “điếc”.
Dịp Tết vừa rồi cháu bàn với anh chị là phải ra Hà Nội khám và điều trị. Ngay sau Tết, cháu và người yêu của cháu đã phải xếp lịch học của mình để đưa anh chị đi khám ở Bệnh viện phụ sản Trung ương. Kết quả khám nghiệm cho thấy nguyên nhân chính là do phía anh trai cháu. Phải điều trị một thời gian thì mới có con.
Để tiết kiệm chi phí, anh chị ở lại phòng trọ của cháu luôn. Nhiều lúc cháu cũng thấy bất tiện vì phòng chật. Có những thời điểm anh chị phải làm “chuyện ấy” theo lời khuyên của bác sỹ, cháu phải lánh sang nhà bạn. Hết đợt điều trị thứ nhất, kết quả vẫn không như ý muốn. Nhưng còn nước còn tát, gia đình hai bên vẫn vay mượn để anh chị ra Hà Nội lần thứ hai.
Một lần, trong lúc chỉ có riêng hai chị em trong phòng, chị dâu của cháu đã đề nghị làm chuyện ấy với chị vì chị lý luận con của anh cháu hay của cháu thì đều là cháu nội của bố mẹ cháu; nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì kinh tế của gia đình hai bên lại càng khó hơn, hạnh phúc của anh chị và quan hệ nàng dâu nhà chồng khó mà đảm bảo… Miệng chị nói, tay chị làm, cháu cứ đờ người ra không phản ứng gì.
Sau lần ấy, chị có thai. Cả nhà cháu vui như hội, còn cháu thì cứ như bị ma ám. Cháu cảm thấy có tội với gia đình, với anh trai, với chị dâu, với chính đứa con của cháu. Cháu là đứa được ăn học, là niềm hy vọng của cả dòng họ mà sao lại hành xử như thế? Bạn gái của cháu mà biết chuyện này thì sẽ như thế nào? Đêm ngủ cháu thường xuyên gặp phải ác mộng: Cháu và chị dâu miệt mài làm chuyện ấy như trong các bộ phim đen, rồi chúng cháu bị thiêu sống, người yêu cháu làm chuyện ấy với anh trai cháu… Cháu sụt cân, mất ngủ, làm gì cũng không tập trung. Cháu rất mong nhận được lời khuyên từ bác sỹ.
Cảm ơn bác sỹ!
(Q.H)
Cháu cảm thấy có tội với gia đình, với anh trai, với chị dâu, với chính đứa con của cháu (Ảnh minh họa)
Xung đột tâm lý giữa đạo đức và tình dụcQ.H thân!
Nội dung những giấc mơ khó chịu của cháu diễn tả xung đột tâm lý giữa đạo đức và tình dục: Một bên đạo đức không cho phép, bên kia là tình dục cho phép nam gặp nữ. Nếu chỉ diễn ra trong giấc ngủ (ta có thể nhớ hay không nhớ khi thức giấc) thì rất bình thường vì tình dục nam nữ thuộc về thú tính, còn tầng đạo đức là do loài người sống có văn hóa mà ra. Văn hóa là nền tẳng đem lại văn minh vào thú tính hung bạo của giống người thành con người. Do đó ta biết rõ là phim đen kích động thú tính chứ không liên quan gì đến tình yêu và tình người. Cũng vì lý do này mà tiềm thức cho phép cháu “thấy” người yêu của cháu làm chuyện ấy với anh trai của cháu. Đây là một cách để tiềm thức của cháu giúp cháu “nhẹ” tội, lấy tình dục đánh bay đạo đức.
Đời xưa, hay có những hoàn cảnh giống như chuyện của cháu hôm nay. Nghĩ như vậy cho thấy là đạo đức cũng là một dụng cụ tinh thần để tâm có trật tự và đi vào quan hệ xã hội trong đó có quan hệ trật tự gia đình.
Cháu cũng không nên tự hành tội mình vì cái mặc cảm tội lỗi sẽ sinh ra bệnh buồn phiền mà ta gọi là bệnh trầm cảm.
Đầu tiên, cháu đã tự nhận mình là người có trách nhiệm, chứ không phải là “nạn nhân” của chị dâu hoặc của tình hình. Điều đó chứng tỏ cháu là một người đàn ông đàng hoàng. Nếu cháu tự coi mình chỉ là nạn nhân (không ít người sẽ làm như thế) thì chắc chắn cháu không gặp phải những ác mộng như cháu đã kể trong thư.
Tiếp đến là chị dâu không yêu cháu mà chỉ “xin” cháu cho tinh trùng. Ở nhiều nước họ có “ngân hàng tinh trùng và trứng” để giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có con. Người “tặng” tinh trùng hay trứng – tức là nam hay nữ – là vô danh không lợi nhuận. Như thế, cháu phải nhìn nhận trên góc độ đạo đức của người “tặng” tinh trùng chứ không phải là bị lôi cuốn bởi tình dục: Cháu có phần “thích thích” chị dâu.
Bây giờ phải ứng xử thế nào với đứa bé? Chúng ta nên phân biệt quan hệ tình dục giữa một nam và một nữ mà có thai, với tình cha mẹ đối với một đứa bé ra đời và thương nuôi nó đến lớn. Thực tế có nhiều trường hợp cha mẹ ruột không yêu con bằng cha mẹ nuôi. Nói cách khác, không phải đàn ông “cha sinh” thì chắc chắn sẽ là một người cha “đàng hoàng”. Chỉ có thời gian sống chung cho tình cảm, cho giáo dục, cho đạo đức thì mới gọi là tình “cha con”. Như thế, cháu là “cha sinh lý” chứ không phải là cha nuôi sinh với mẹ đẻ của cháu mình.
Cách duy nhất giúp cháu lấy lại thanh thản bây giờ là xem cháu ruột như con ruột, hơn là xem nó là con mình… vì mẹ nó không phải là vợ cháu và chị dâu “xin” cháu cho “cái đó” để tiếp tục cuộc tình với anh cháu, với gia đình cháu.
Điểm cuối cùng là sống thế nào với mặc cảm tội lỗi? Chỉ có cháu mới biết là mình cảm thấy có lỗi với ai, có tội với ai và với cái gì và mình trừng phạt mình như thế nào? Nhưng nếu trừng phạt bằng “hại” thân “hành” xác dẫn đến bệnh trầm cảm thì không giải quyết được gì. Cháu nên tìm một mục tiêu gì đó cao đẹp, ví dụ cùng anh chị (không có điều kiện học hành cao như cháu) nuôi dạy “cháu ruột như con” để đứa bé sau này trở thành người con hiếu thảo với cha mẹ, với những người thân trong gia đình, thành đạt trong xã hội.
Nhưng có một khía cạnh khoa học rất quan trọng mà cháu cũng cần lưu ý là không gì chứng minh được là anh cháu không phải cha ruột của đứa trẻ (ngoài việc phân tích ADN) vì dù hiếm tinh trùng đi nữa thì giao lưu chỉ cần 1 tinh trùng + 1 trứng là đủ để hình thành một con người.