Tại Sao Cần Tư Duy Não Phải Để Thống Trị Tương Lai?

mecuameocon

New member
User ID
53071
Tham gia
9 Tháng năm 2014
Bài viết
171
Điểm tương tác
0
Tuổi
39
Đồng
0
Bạn có biết rằng những kiến thức đang được giảng dạy ở các trường Cao đẳng và Đại học sẽ không còn được sử dụng trong tương lai không? Công việc mà chúng ta được đào tạo sẽ trở nên lỗi thời và công việc trong tương lai sẽ như thế nào thì hiện nay chưa ai biết được khi mà thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Vậy thì con em chúng ta phải làm thế nào để có thể cạnh tranh trong thế giới tương lai và trở thành những nhà lãnh đạo, những doanh nhân, những người thành đạt...? Chúng ta phải chuẩn bị cho con em mình bằng cách dạy chúng sử dụng não phải và cách suy nghĩ sáng tạo. Tại sao vậy?

Chúng ta đều hiểu nôm na rằng não phải thiên về tư duy trừu tượng, kiểm soát cảm xúc và trực giác trong khi não trái tư duy logic. Dường như các thành tựu con người có được ngày nay đều là kết quả của các ngành khoa học dựa trên tư duy của não trái. Và thế là các ngành nghề được xã hội tôn vinh như kỹ sư, bác sĩ, luật sư … cho đến gần đây bỗng nhiên mất giá. Điều gì đang xảy ra với nhận thức của con người ngày nay

1413348187_taisaotuduynaophaithongtrituongl.jpg

Hình ảnh mô tả tư duy não bộ (nguồn: internet).

Người ta đã khám phá ra sự kỳ diệu của khả năng sáng tạo và trực giác con người mới chính là cội nguồn của những thành tựu. Chỉ có 5% năng lực của bộ não được sử dụng từ tư duy não trái trong khi 95% năng lực tư duy của não phải đã bị quên lãng. Và những con người lỗi lạc nhất, những nhà khoa học kiệt xuất nhất … hoá ra là những người có não phải vượt trội.

Một nghiên cứu gần đây của tạp chí Fortune, 500 CEO đã được hỏi họ tìm kiếm điều gì khi thuê nhân viên và bổ nhiệm các chức danh quản lý. 100% các CEO trả lời rằng tư duy sáng tạo là một trong những phẩm chất cơ bản. Thực ra, gần 60% các CEO được khảo sát xếp tư duy sáng tạo cao hơn trí thông minh. Điều này hoàn toàn trái ngược với thực tiễn rằng chỉ 6% nghĩ rằng họ đang làm tốt các việc cần sự sáng tạo. Không nghi ngờ gì nữa, những công ty lớn muốn và cần tư duy sáng tạo của bạn trong nguồn nhân lực và văn hóa doanh nghiệp của họ.

Cho đến khi khoa học công nghệ dường như đã phát triển bão hoà, người ta lại càng nhận thức rằng chỉ có sự sáng tạo và trực giác của con người tạo ra sự khác biệt và không thể cạnh tranh trong xã hội hôm nay và tương lai.

Vậy bây giờ con em chúng ta cần học gì để trở nên chuyên nghiệp trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng?

Cảm nhận nhu cầu cấp bách về “Nguồn vốn Trí tuệ”

Trong cuốn sách “Phát triển Não phải Trẻ em” (NXB VH – TT) Giáo sư Cranford nói “Đào tạo Phát triển Não phải & Khả năng Sáng tạo bao hàm những hiểu biết cơ bản trong các lĩnh vực học tập quan trọng, nó cho phép tâm trí của con bạn phân loại và tổ chức kiến thức thông qua các bài học lấy cảm hứng từ việc chơi đùa. Não phải là bán cầu não quan trọng hơn ảnh hưởng tới chất lượng của não trái. Ví dụ: não phải cho phép đứa trẻ học bằng tiềm thức, cũng như cho phép não bộ có thể xử lý một cách tự động một khối lượng thông tin lớn với tốc độ cao, trong khi não trái chỉ có thể xử lý một khối lượng thông tin nhỏ với tốc độ thấp mà thôi.”

1413348129_taisaotuduynaophaithongtrituongl.jpg
Các CEO đang cần tư duy sáng tạo

Nhiều người trong chúng ta tin rằng chỉ những người “đặc biệt” mới có được tư duy sáng tạo. Điều này không đúng. Chúng ta sinh ra đều có khả năng sáng tạo nhưng giáo dục trong các trường học não trái đã lấy mất điều đó của chúng ta. Chúng ta bị buộc phải tuân thủ và làm theo những khuôn mẫu, quy tắc có sẵn. Tư duy ở bên trong chứ không phải bên ngoài cái hộp.

Giáo dục não phải sẽ trả lại những gì quý giá nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho tất cả chúng ta: tư duy sáng tạo và trực giác.

Tham khảo thêm về Phương pháp giáo dục sớm - Kích thích năm giác quan cho trẻ

Theo rightbrainkids
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom