Nhiều báo cáo đã tổng kết có 80 - 85% phụ nữ mặc áo ngực không đúng với kích cỡ, sai kích thước dây ngực, sai cúp ngực hay sai cả hai. Người ngực to có khuynh hướng chọn áo nhỏ hơn và ngược lại.
Có khi vì ngực hai bên không đều nên phụ nữ chọn áo chỉ vừa một bên ngực. Chọn áo sai thường do không biết cách đo đúng vòng ngực, đa phần xảy ra ở người có ngực to. Mặc áo quá chật có thể gây đau lưng, đau cổ, đau vai do các cơ vùng này bị bó chặt; cũng như hệ thống mạch máu nuôi dưỡng vú có thể lưu thông không tốt, tạo điều kiện cho những bệnh lý của tuyến vú.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của áo ngực là hỗ trợ dây chằng treo vú. Để làm tốt chức năng này, áo thường được thiết kế có hai dây vai, dây đai vòng quanh ngực cùng hai cúp áo. Dây vai không phải chỉ để áo đừng rơi mà chính là cùng với dây ngực chia sẻ bớt trọng lượng của vú, cúp ngực cố định vú khỏi ảnh hưởng của vận động, còn dây đai ngực để phân bố đều trọng lượng vú lên cả vòng ngực.
Như vậy để làm tốt việc nâng đỡ, cần phải chọn áo sao cho cả dây ngực và cúp đều vừa với ngực (vì dây vai có thay đổi chiều dài).
Kích thước vòng ngực đo bằng chu vi vòng ngực, ngay phần sát với chân hai vú, tuỳ theo cách tính của các nhà sản xuất, có thể thấy các số 36, 38… (đo bằng inch) hay 75, 80… (đo bằng cm).
Ảnh minh họa
Dây ngực thường bằng thun (toàn bộ hay từng phần) nhưng không nên quá chật hay quá rộng: quá chật sẽ gây khó chịu, để lại ngấn trên da gây mất thẩm mỹ; quá rộng thì không nâng đỡ tốt.
Cúp ngực được tính bằng cách lấy vòng ngực đo qua hai đỉnh núm vú trừ đi vòng ngực sát chân ngực, rồi tuỳ hiệu số mà chọn loại cúp vừa nhất theo các ký hiệu từ A (nhỏ nhất) đến G, LL... Khi ngực to hay dạng xệ, nên lấy cúp bằng cách đo ở phần đầy nhất của gò ngực.
Ngực to có thể làm chọn sai cúp (có thể sai tới 3 cỡ) và sau đó có khuynh hướng chọn dây ngực ngắn hơn (có thể lên tới 4 inch). Thay đổi mỗi cỡ cúp có thể là 2 - 3cm, 1 inch (2,54cm), tuỳ nhà sản xuất. Do đó, chọn cỡ áo còn cần xem cả nhà sản xuất, nước nào. Cúp ngực còn có nhiều hình dạng khác nhau, như loại đầy, 3/4, 1/2…
Cũng cần lưu ý kích thước bầu ngực và vòng ngực có thể thay đổi theo nhiều tình huống: Chọn mua áo vào ngày gần hành kinh có khi nhầm cỡ rộng hơn bình thường; Khi tăng cân vòng ngực thường tăng nhiều hơn bầu ngực; Khi mang thai hay cho con bú bầu ngực tăng nhiều hơn vòng ngực.
Không nên mặc áo ngực suốt ngày mà nên có thời gian cho ngực "thở". Đã có nghiên cứu cho thấy việc mặc áo ngực liên tục suốt ngày có thể làm gia tăng đau vai. Ở nhiều quốc gia còn có trào lưu "nói không với áo ngực", không phải vì yếu tố thẩm mỹ hay gợi cảm mà vì lo ngại tình trạng đau hay nguy cơ bệnh lý vú.
Cẩm nang thử áo
- Vòng dây ngực tạo thành đường song song với sàn nhà, không kéo xếch lên hay xuống ở phía sau.
- Phần nối cúp ngực ở phía trước áp sát vào xương ức.
- Phần ngực nằm trong cúp ngực, nếu có phần ngực dư ra do kiểu cắt của cúp, sẽ không thấy đường hằn phía trên cúp.
- Núm vú nằm ở trung tâm của cúp, dù là kiểu cúp nào.
- Dây vai vừa vặn, không tạo ngấn (quá chật) hay trượt trên vai (quá rộng).
- Người mặc có thể thở và cử động dễ dàng, không thấy áo trượt đi khi cử động.
Có khi vì ngực hai bên không đều nên phụ nữ chọn áo chỉ vừa một bên ngực. Chọn áo sai thường do không biết cách đo đúng vòng ngực, đa phần xảy ra ở người có ngực to. Mặc áo quá chật có thể gây đau lưng, đau cổ, đau vai do các cơ vùng này bị bó chặt; cũng như hệ thống mạch máu nuôi dưỡng vú có thể lưu thông không tốt, tạo điều kiện cho những bệnh lý của tuyến vú.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của áo ngực là hỗ trợ dây chằng treo vú. Để làm tốt chức năng này, áo thường được thiết kế có hai dây vai, dây đai vòng quanh ngực cùng hai cúp áo. Dây vai không phải chỉ để áo đừng rơi mà chính là cùng với dây ngực chia sẻ bớt trọng lượng của vú, cúp ngực cố định vú khỏi ảnh hưởng của vận động, còn dây đai ngực để phân bố đều trọng lượng vú lên cả vòng ngực.
Như vậy để làm tốt việc nâng đỡ, cần phải chọn áo sao cho cả dây ngực và cúp đều vừa với ngực (vì dây vai có thay đổi chiều dài).
Kích thước vòng ngực đo bằng chu vi vòng ngực, ngay phần sát với chân hai vú, tuỳ theo cách tính của các nhà sản xuất, có thể thấy các số 36, 38… (đo bằng inch) hay 75, 80… (đo bằng cm).
Ảnh minh họa
Dây ngực thường bằng thun (toàn bộ hay từng phần) nhưng không nên quá chật hay quá rộng: quá chật sẽ gây khó chịu, để lại ngấn trên da gây mất thẩm mỹ; quá rộng thì không nâng đỡ tốt.
Cúp ngực được tính bằng cách lấy vòng ngực đo qua hai đỉnh núm vú trừ đi vòng ngực sát chân ngực, rồi tuỳ hiệu số mà chọn loại cúp vừa nhất theo các ký hiệu từ A (nhỏ nhất) đến G, LL... Khi ngực to hay dạng xệ, nên lấy cúp bằng cách đo ở phần đầy nhất của gò ngực.
Ngực to có thể làm chọn sai cúp (có thể sai tới 3 cỡ) và sau đó có khuynh hướng chọn dây ngực ngắn hơn (có thể lên tới 4 inch). Thay đổi mỗi cỡ cúp có thể là 2 - 3cm, 1 inch (2,54cm), tuỳ nhà sản xuất. Do đó, chọn cỡ áo còn cần xem cả nhà sản xuất, nước nào. Cúp ngực còn có nhiều hình dạng khác nhau, như loại đầy, 3/4, 1/2…
Cũng cần lưu ý kích thước bầu ngực và vòng ngực có thể thay đổi theo nhiều tình huống: Chọn mua áo vào ngày gần hành kinh có khi nhầm cỡ rộng hơn bình thường; Khi tăng cân vòng ngực thường tăng nhiều hơn bầu ngực; Khi mang thai hay cho con bú bầu ngực tăng nhiều hơn vòng ngực.
Không nên mặc áo ngực suốt ngày mà nên có thời gian cho ngực "thở". Đã có nghiên cứu cho thấy việc mặc áo ngực liên tục suốt ngày có thể làm gia tăng đau vai. Ở nhiều quốc gia còn có trào lưu "nói không với áo ngực", không phải vì yếu tố thẩm mỹ hay gợi cảm mà vì lo ngại tình trạng đau hay nguy cơ bệnh lý vú.
- Vòng dây ngực tạo thành đường song song với sàn nhà, không kéo xếch lên hay xuống ở phía sau.
- Phần nối cúp ngực ở phía trước áp sát vào xương ức.
- Phần ngực nằm trong cúp ngực, nếu có phần ngực dư ra do kiểu cắt của cúp, sẽ không thấy đường hằn phía trên cúp.
- Núm vú nằm ở trung tâm của cúp, dù là kiểu cúp nào.
- Dây vai vừa vặn, không tạo ngấn (quá chật) hay trượt trên vai (quá rộng).
- Người mặc có thể thở và cử động dễ dàng, không thấy áo trượt đi khi cử động.