binhminhnho
New member
Các yếu tố gây đẻ non có thể do tiền sử sẩy thai liên tiếp; hút, nạo phá thai; hở eo cổ tử cung hay tử cung dị dạng… Bác sĩ cần tư vấn cho sản phụ tự phát hiện sớm những dấu hiệu đẻ non để được điều trị dự phòng ngay từ đầu sẽ có kết quả tốt.
Đẻ non là thai nhi được đẻ ra từ tuần lễ thứ 27 đến hết tuần lễ thứ 37, và cân nặng của thai từ 1.000g đến dưới 2.500g.
Tỷ lệ chết chu sinh nhiều nhất vẫn là đẻ non ở cả các nước đã phát triển và đang phát triển, vì vậy việc đề phòng đẻ non là rất quan trọng.
Các yếu tố gây đẻ non có thể kể tới:
- Có tiền sử sẩy thai liên tiếp.
- Hút, nạo phá thai.
- Hở eo cổ tử cung.
- Tử cung dị dạng - khối u tử cung.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mà không có biểu hiện lâm sàng.
- Các bệnh gây sốt cao.
- Cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật.
- Lao động nặng trong khi có thai; đẻ sớm dưới 18 tuổi và đẻ muộn trên 40 tuổi.
- Đời sống kinh tế thấp; hút thuốc...
- Rau to bất thường, rau tiền đạo, rau bong non, rau nhiễm khuẩn, nhiễm virus như: Rubella, toxoplasmosis, giang mai...
- Đa thai, đa ối, vỡ ối non.
- Quá phát thượng thận bẩm sinh.
- Các phẫu thuật vùng bụng trong khi mang thai.
Tuy nhiên, hơn một nửa trường hợp đẻ non chưa rõ nguyên nhân.
Phát hiện sớm những dấu hiệu gây đẻ non
Cần tư vấn cho sản phụ tự phát hiện sớm những dấu hiệu đẻ non để được điều trị dự phòng ngay từ đầu sẽ có kết quả tốt, những dấu hiệu đó là:
- Cơn co tử cung: Cứ 10 phút có một cơn co.
- Cảm giác chuột rút như khi có kinh ở tử cung.
- Đau tức ở vùng thắt lưng thường xuyên hay ngắt quãng.
- Cảm giác có sức ép ở tiểu khung.
- Khí hư âm đạo tăng lên hoặc thay đổi màu: quánh lại, hoặc như nước, có màu hồng.
Tất cả sản phụ có nguy cơ cao kèm với tiền sử đẻ non phải được quản lý sớm từ tuần thứ 22-26 để đánh giá và theo dõi ở bệnh viện.
Xử trí và đề phòng đẻ non
Xử trí: Tùy thuộc vào thời gian sản phụ đến sớm hay muộn.
Nếu đến lúc cổ tử cung mới bắt đầu xóa hoặc mở dưới 2 cm thì nên điều trị bảo tồn để kéo dài tuổi thai cho các hệ thống tổ chức của thai được đủ tháng; tuy nhiên một số sản phụ đã được điều trị bảo tồn nhưng vẫn thất bại và dẫn đến đẻ non.
Xử trí bảo tồn: Nằm nghỉ tại giường, nên nằm tại bệnh viện để tiện việc theo dõi, cho thuốc an thần và thuốc làm giãn cơ tử cung như: diazepam 10mg tiêm bắp, 8 giờ một lần và nếu có thể cho uống hoặc tiêm tĩnh mạch terbutaline, salbutamol, ritodrine..., không được dùng các loại thuốc này khi đã vỡ ối, viêm màng ối, sốt chưa rõ nguyên nhân, bệnh tim, rối loạn nhịp tim, nhiễm độc do tuyến giáp, băng huyết trước khi sinh, thai suy hoặc thai chết trong tử cung và khi cổ tử cung đã mở trên 2 cm.
Nếu tuổi thai dưới 35 tuần, để phòng tránh hội chứng suy hô hấp do bệnh màng trong ở trẻ khi sinh ra thì cần cho mẹ dùng thuốc glucocorticoid như solumedon 12mg, 2 lần/ngày tiêm tĩnh mạch, ít nhất cho dùng trước khi sinh 24-48 giờ và không ho kéo dài quá 7 ngày. Tuy nhiên, với trường hợp có chống chỉ định dùng glucocorticoid cho mẹ phải dùng thuốc khác thay thế.
Nếu đã xử trí bảo tồn mà không có kết quả nghĩa là có dấu hiệu chuyển dạ thật hoặc đã vỡ ối thì phải xử trí tích cực.
Xử trí tích cực: Nhằm mục đích làm giảm ngạt thai và đề phòng hội chứng suy hô hấp.
Theo dõi cuộc chuyển dạ như bình thường, đặc biệt chú ý tới nuôi dưỡng thai qua mẹ bằng truyền dịch cũng như theo dõi tình trạng thai. Đôi khi có trường hợp mổ lấy thai như: thai suy, ngôi ngược, rau tiền đạo, còn nói chung là để đẻ đường dưới, khi đầu thập thò ở âm hộ thì nên cắt tầng sinh môn để tránh chấn thương sọ não cho thai. Khi thai đã sổ thì chờ cho dây rốn ngừng đập mới cắt để tăng thêm cho trẻ một ít phân khối máu.
Cần giữ ấm cho trẻ và cho chế độ dinh dưỡng thích hợp. Nếu trẻ không bú được phải nuôi dưỡng bằng đặt sonde dạ dày hoặc truyền tĩnh mạch.
Đề phòng trẻ đẻ non: Cần giáo dục cho các bà mẹ có tiền sử đẻ non tự phát hiện sớm các dấu hiệu dẫn tới đẻ non. Khuyên các bà mẹ chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, thoải mái về tinh thần, kiêng giao hợp vì trong tinh dịch có chất prostaglandin có thể gây kích thích chuyển dạ và khi giao hợp sẽ đụng chạm tới cổ tử cung và thành sau âm đạo có thể làm tăng cơn co tử cung. Không kích thích 2 đầu vú sẽ làm tăng cơn co tử cung. Không nên ngồi hoặc quỳ nhiều làm cho thai dễ tụt xuống cổ tử cung. Nếu sản phụ bị hở eo cổ tử cung cần khâu vòng cổ tử cung vào tuần lễ thứ 12-24 của thai kỳ và sẽ được cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung trước ngày dự kiến sinh 2 tuần.
Bác sĩ NGUYỄN KIM DUNG (Sức khoẻ đời sống)
Đẻ non là thai nhi được đẻ ra từ tuần lễ thứ 27 đến hết tuần lễ thứ 37, và cân nặng của thai từ 1.000g đến dưới 2.500g.
Tỷ lệ chết chu sinh nhiều nhất vẫn là đẻ non ở cả các nước đã phát triển và đang phát triển, vì vậy việc đề phòng đẻ non là rất quan trọng.
Các yếu tố gây đẻ non có thể kể tới:
- Có tiền sử sẩy thai liên tiếp.
- Hút, nạo phá thai.
- Hở eo cổ tử cung.
- Tử cung dị dạng - khối u tử cung.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mà không có biểu hiện lâm sàng.
- Các bệnh gây sốt cao.
- Cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật.
- Lao động nặng trong khi có thai; đẻ sớm dưới 18 tuổi và đẻ muộn trên 40 tuổi.
- Đời sống kinh tế thấp; hút thuốc...
- Rau to bất thường, rau tiền đạo, rau bong non, rau nhiễm khuẩn, nhiễm virus như: Rubella, toxoplasmosis, giang mai...
- Đa thai, đa ối, vỡ ối non.
- Quá phát thượng thận bẩm sinh.
- Các phẫu thuật vùng bụng trong khi mang thai.
Tuy nhiên, hơn một nửa trường hợp đẻ non chưa rõ nguyên nhân.
Phát hiện sớm những dấu hiệu gây đẻ non
Cần tư vấn cho sản phụ tự phát hiện sớm những dấu hiệu đẻ non để được điều trị dự phòng ngay từ đầu sẽ có kết quả tốt, những dấu hiệu đó là:
- Cơn co tử cung: Cứ 10 phút có một cơn co.
- Cảm giác chuột rút như khi có kinh ở tử cung.
- Đau tức ở vùng thắt lưng thường xuyên hay ngắt quãng.
- Cảm giác có sức ép ở tiểu khung.
- Khí hư âm đạo tăng lên hoặc thay đổi màu: quánh lại, hoặc như nước, có màu hồng.
Tất cả sản phụ có nguy cơ cao kèm với tiền sử đẻ non phải được quản lý sớm từ tuần thứ 22-26 để đánh giá và theo dõi ở bệnh viện.
Xử trí và đề phòng đẻ non
Xử trí: Tùy thuộc vào thời gian sản phụ đến sớm hay muộn.
Nếu đến lúc cổ tử cung mới bắt đầu xóa hoặc mở dưới 2 cm thì nên điều trị bảo tồn để kéo dài tuổi thai cho các hệ thống tổ chức của thai được đủ tháng; tuy nhiên một số sản phụ đã được điều trị bảo tồn nhưng vẫn thất bại và dẫn đến đẻ non.
Xử trí bảo tồn: Nằm nghỉ tại giường, nên nằm tại bệnh viện để tiện việc theo dõi, cho thuốc an thần và thuốc làm giãn cơ tử cung như: diazepam 10mg tiêm bắp, 8 giờ một lần và nếu có thể cho uống hoặc tiêm tĩnh mạch terbutaline, salbutamol, ritodrine..., không được dùng các loại thuốc này khi đã vỡ ối, viêm màng ối, sốt chưa rõ nguyên nhân, bệnh tim, rối loạn nhịp tim, nhiễm độc do tuyến giáp, băng huyết trước khi sinh, thai suy hoặc thai chết trong tử cung và khi cổ tử cung đã mở trên 2 cm.
Nếu tuổi thai dưới 35 tuần, để phòng tránh hội chứng suy hô hấp do bệnh màng trong ở trẻ khi sinh ra thì cần cho mẹ dùng thuốc glucocorticoid như solumedon 12mg, 2 lần/ngày tiêm tĩnh mạch, ít nhất cho dùng trước khi sinh 24-48 giờ và không ho kéo dài quá 7 ngày. Tuy nhiên, với trường hợp có chống chỉ định dùng glucocorticoid cho mẹ phải dùng thuốc khác thay thế.
Nếu đã xử trí bảo tồn mà không có kết quả nghĩa là có dấu hiệu chuyển dạ thật hoặc đã vỡ ối thì phải xử trí tích cực.
Xử trí tích cực: Nhằm mục đích làm giảm ngạt thai và đề phòng hội chứng suy hô hấp.
Theo dõi cuộc chuyển dạ như bình thường, đặc biệt chú ý tới nuôi dưỡng thai qua mẹ bằng truyền dịch cũng như theo dõi tình trạng thai. Đôi khi có trường hợp mổ lấy thai như: thai suy, ngôi ngược, rau tiền đạo, còn nói chung là để đẻ đường dưới, khi đầu thập thò ở âm hộ thì nên cắt tầng sinh môn để tránh chấn thương sọ não cho thai. Khi thai đã sổ thì chờ cho dây rốn ngừng đập mới cắt để tăng thêm cho trẻ một ít phân khối máu.
Cần giữ ấm cho trẻ và cho chế độ dinh dưỡng thích hợp. Nếu trẻ không bú được phải nuôi dưỡng bằng đặt sonde dạ dày hoặc truyền tĩnh mạch.
Đề phòng trẻ đẻ non: Cần giáo dục cho các bà mẹ có tiền sử đẻ non tự phát hiện sớm các dấu hiệu dẫn tới đẻ non. Khuyên các bà mẹ chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, thoải mái về tinh thần, kiêng giao hợp vì trong tinh dịch có chất prostaglandin có thể gây kích thích chuyển dạ và khi giao hợp sẽ đụng chạm tới cổ tử cung và thành sau âm đạo có thể làm tăng cơn co tử cung. Không kích thích 2 đầu vú sẽ làm tăng cơn co tử cung. Không nên ngồi hoặc quỳ nhiều làm cho thai dễ tụt xuống cổ tử cung. Nếu sản phụ bị hở eo cổ tử cung cần khâu vòng cổ tử cung vào tuần lễ thứ 12-24 của thai kỳ và sẽ được cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung trước ngày dự kiến sinh 2 tuần.
Bác sĩ NGUYỄN KIM DUNG (Sức khoẻ đời sống)
Nguồn: nangniumamsong.com.vn