➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
baithuocvn
New member
Điều chỉnh lối sống khi mắc trào ngược dạ dày là một trong những điều cần làm trước khi muốn điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày - thực quản tuy ít ảnh hưởng đến tính mạng nhưng những khó chịu, biến chứng... làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đối với việc điều trị bệnh này, thay đổi lối sống có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Thay đổi lối sống là điều cần được thực hiện ngay khi mắc phải chứng bệnh này.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là chứng bệnh về đường tiêu hóa rất thường gặp hiện nay. Tuy bệnh không khó để chữa trị nhưng khả năng tái phát bệnh lại rất cao, người bệnh cần thay đổi lối sống gây ra bệnh, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Cơ chế phát sinh trào ngược dạ dày là do lượng thức ăn có kèm dịch vị từ dạ dày trào ngược lên trên thực quản, vốn không có lớp bao phủ nhầy như ở dạ dày, gây triệu chứng viêm, nóng rát và có thể gây loạn sản thực quản, chít hẹp thực quản. Trào ngược dạ dày – thực quản cũng có thể gây ra những phiền toái khác như: tức ngực, khó nuốt, buồn nôn, miệng hay bị đắng, khàn giọng, ho khan kéo dài.
Điều chỉnh lối sống điều trị trào ngược dạ dày tốt hơn.
Thay đổi chế độ ăn: bệnh nhân nên chia thức ăn làm nhiều lần trong ngày, tránh dồn một lần quá nhiều. Nên ăn buổi cuối trước ngủ ít nhất 3 - 4 giờ để thức ăn thoát một phần ra khỏi dạ dày và xuống tá tràng, tránh trào ngược. Trong vài trường hợp người bệnh nên nằm đầu cao 30o. Trẻ em bị trào ngược thường phải nằm đầu cao và nghiêng sang bên để tránh hít sặc.
Tránh để cơ thể Stress, căng thẳng thần kinh: sẽ làm rối loạn điều vận của dạ dày, ruột, làm dạ dày tiết nhiều dịch vị cũng như giảm chất bảo vệ. Bản thân stress cũng là một trong những nguyên nhân dây loét dạ dày, yếu tố thuận lợi của bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản. Nhiều khảo sát cho thấy bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản chiếm tỉ lệ cao hơn ở thành thị so với nông thôn do cường độ làm việc căng thẳng hơn. Do đó, trong vài trường hợp nặng nề, thầy thuốc có thể phải nhờ đến vài loại thuốc chống lo âu nhẹ.
Tránh để cơ thể thừa cân, béo phì: tình trạng thừa cân làm tăng áp lực ổ bụng, càng làm tăng nguy cơ trào ngược luồng thức ăn từ dạ dày lên thực quản. Các trường hợp mắc áo quá chật, ôm sát, phụ nữ dùng áo lót quá chật cũng làm tăng nguy cơ này. Bệnh nhân nên theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI), nếu trên 25 (chuẩn thừa cân béo phì) thì nên giảm cân để làm giảm nhẹ áp lực trong khoang bụng.
Một số lưu ý khác trong thay đổi lối sống giúp điều trị trào ngược dạ dày tốt hơn
- Người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản cần kiêng, tránh những loại thực phẩm có thể gây ra kích thích làm giãn mở cơ vòng thực quản dưới: những thực phẩm có chứa nhiều chất béo, những loại thực phẩm được chế biến chiên rán, hay những thức uống có chất kích thích như: cà phê, rượu - bia, nước cam.
- Không nên ăn no vì khi ăn no sẽ tạo ra áp lực lên khoảng bụng, làm tăng khả năng cơ vòng thực quản mở ra.
- Không nên nằm ngay sau khi ăn no (vì đây là thời điểm trào ngược lớn nhất).
- Khi ngủ nên nâng cao gối nhằm giảm trào ngược vào bàn đêm và tăng cường sự thanh thải axit ở thực quản.
Trào ngược dạ dày - thực quản tuy ít ảnh hưởng đến tính mạng nhưng những khó chịu, biến chứng... làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đối với việc điều trị bệnh này, thay đổi lối sống có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Thay đổi lối sống là điều cần được thực hiện ngay khi mắc phải chứng bệnh này.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là chứng bệnh về đường tiêu hóa rất thường gặp hiện nay. Tuy bệnh không khó để chữa trị nhưng khả năng tái phát bệnh lại rất cao, người bệnh cần thay đổi lối sống gây ra bệnh, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Cơ chế phát sinh trào ngược dạ dày là do lượng thức ăn có kèm dịch vị từ dạ dày trào ngược lên trên thực quản, vốn không có lớp bao phủ nhầy như ở dạ dày, gây triệu chứng viêm, nóng rát và có thể gây loạn sản thực quản, chít hẹp thực quản. Trào ngược dạ dày – thực quản cũng có thể gây ra những phiền toái khác như: tức ngực, khó nuốt, buồn nôn, miệng hay bị đắng, khàn giọng, ho khan kéo dài.
Điều chỉnh lối sống điều trị trào ngược dạ dày tốt hơn.
Thay đổi chế độ ăn: bệnh nhân nên chia thức ăn làm nhiều lần trong ngày, tránh dồn một lần quá nhiều. Nên ăn buổi cuối trước ngủ ít nhất 3 - 4 giờ để thức ăn thoát một phần ra khỏi dạ dày và xuống tá tràng, tránh trào ngược. Trong vài trường hợp người bệnh nên nằm đầu cao 30o. Trẻ em bị trào ngược thường phải nằm đầu cao và nghiêng sang bên để tránh hít sặc.
Tránh để cơ thể Stress, căng thẳng thần kinh: sẽ làm rối loạn điều vận của dạ dày, ruột, làm dạ dày tiết nhiều dịch vị cũng như giảm chất bảo vệ. Bản thân stress cũng là một trong những nguyên nhân dây loét dạ dày, yếu tố thuận lợi của bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản. Nhiều khảo sát cho thấy bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản chiếm tỉ lệ cao hơn ở thành thị so với nông thôn do cường độ làm việc căng thẳng hơn. Do đó, trong vài trường hợp nặng nề, thầy thuốc có thể phải nhờ đến vài loại thuốc chống lo âu nhẹ.
Tránh để cơ thể thừa cân, béo phì: tình trạng thừa cân làm tăng áp lực ổ bụng, càng làm tăng nguy cơ trào ngược luồng thức ăn từ dạ dày lên thực quản. Các trường hợp mắc áo quá chật, ôm sát, phụ nữ dùng áo lót quá chật cũng làm tăng nguy cơ này. Bệnh nhân nên theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI), nếu trên 25 (chuẩn thừa cân béo phì) thì nên giảm cân để làm giảm nhẹ áp lực trong khoang bụng.
Một số lưu ý khác trong thay đổi lối sống giúp điều trị trào ngược dạ dày tốt hơn
- Người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản cần kiêng, tránh những loại thực phẩm có thể gây ra kích thích làm giãn mở cơ vòng thực quản dưới: những thực phẩm có chứa nhiều chất béo, những loại thực phẩm được chế biến chiên rán, hay những thức uống có chất kích thích như: cà phê, rượu - bia, nước cam.
- Không nên ăn no vì khi ăn no sẽ tạo ra áp lực lên khoảng bụng, làm tăng khả năng cơ vòng thực quản mở ra.
- Không nên nằm ngay sau khi ăn no (vì đây là thời điểm trào ngược lớn nhất).
- Khi ngủ nên nâng cao gối nhằm giảm trào ngược vào bàn đêm và tăng cường sự thanh thải axit ở thực quản.