Viên Uống Ỷ Lan Giải Đáp Hiểu Lầm Về Việc "ăn Đậu Phụ Uống Đậu Nành" Của Chị Em

User ID
70120
Tham gia
10 Tháng mười 2014
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Địa chỉ
B18+19 Khu B Hoàng Cầu - Đống Đa - Hà Nội
Đồng
0
Trong quá trình làm tư vấn của mình, viên uống Ỷ Lan thường xuyên nhận được câu hỏi liệu "ăn đậu phụ uống đậu nành có gây ung thư" cũng như nhiều chị em phụ nữ thường truyền tai nhau rằng ăn nhiều đậu nành sẽ vô sinh... Tất cả những điều này đều là sai lầm mà chị em chưa biết. Cụ thể, những lầm tưởng phổ biến về đậu nành của chị em phụ nữ

Hiểu lầm của phụ nữ về việc ăn đậu nành

- Đậu nành gây ung thư:
Thông tin sai lệch về mối quan hệ giữa đậu nành với bệnh ung thư chủ yếu xuất phát từ sự nhầm lẫn của kích thích tố nữ phytoestrogen trong đậu nành. Đậu nành không chứa estrogen, chất có trong đậu nành được gọi là Phytoestrogen.

Đây chỉ là một thuật ngữ nhằm chỉ nhiều hợp chất thực vật tự nhiên có cấu trúc tương tự như estrogen ở động vật có vú. Phytoestrogen bắt chước chức năng có lợi của estrogen và ngăn chặn các tác động xấu của estrogen. Kích thích tố nữ isoflavones trong đậu nành không có tác dụng gây phát triển khối u. Trong thực tế, isoflavone đã được chứng minh có khả năng bảo vệ chống lại các bệnh ung thư do hormone.

istock_photo_of_tofu_cubes.jpg

Đậu nành gây ra vấn đề tuyến giáp:
Có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy đậu nành không ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp như chúng ta vẫn lo ngại. Protein đậu nành có thể ức chế sự hấp thu của các loại thuốc chữa các vấn đề tuyến giáp được kê đơn cho các bệnh nhân suy giáp, nhưng điều đó không có nghĩa là khi bị suy giáp bạn phải tránh xa đậu nành.

Theo các nhà khoa học, bệnh nhân sử dụng thuốc tuyến giáp chỉ cần tránh dùng các sản phẩm có chứa đậu nành trong vòng 1 tiếng trước và sau khi dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

Đậu nành làm tăng nguy cơ bệnh tim: Trên thực tế, theo FDA, tiêu thụ 25 gram protein đậu nành mỗi ngày, như một phần của một chế độ ăn uống lành mạnh giúp hạ thấp chất béo bão hòa và cholesterol, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy protein đậu nành làm giảm trực tiếp mức cholesterol LDL, đậu nành cũng có chứa các axit béo omega-3, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, các loại thực phẩm thực vật như sữa đậu nành chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với các loại sữa động vật, do đó sữa đậu nành một sự lựa chọn thông minh cho sức khỏe tim mạch.

Đậu nành ảnh hưởng đến tình dục: Thực tế: Không có bằng chứng lâm sàng cho thấy đậu nành ảnh hưởng đến khả năng tình dục. Đậu nành có chứa isoflavone, còn được gọi là kích thích tố nữ hay "estrogen thực vật". Tuy nhiên, isoflavone vốn khác với hormone nữ giới estrogen nên việc dùng đậu nành khiến con người bị thay đổi xu hướng tình dục hoàn toàn là sai lầm không có bất kỳ cơ sở hay dẫn chứng đáng tin cậy nào.

Như vậy, qua bài viết vừa rồi, viên uống Ỷ Lan tin chắc rằng, chị em phụ nữ không nên lo lắng về vấn đề ăn nhiều đậu nành gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Thực tế, đậu nành là nguồn bổ sung nội tiết tố tự nhiên cho cơ thể phụ nữ :) :-bd

Bài viết được trích dẫn từ: http://ylan.net.vn/tin-tuc/hieu-lam-cua-phu-nu-ve-viec-an-dau-nanh-hang-ngay.html
 

Kieumailinhf

New member
User ID
175994
Tham gia
12 Tháng mười 2020
Bài viết
23
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Đồng
0
đậu nành trong vòng 1 tiếng trước và sau khi dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
 

Heracare

New member
User ID
72813
Tham gia
12 Tháng mười một 2014
Bài viết
187
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Đậu nành không chứa estrogen, chất có trong đậu nành được gọi là Phytoestrogen.
 

Công Nương

New member
User ID
89258
Tham gia
8 Tháng sáu 2015
Bài viết
92
Điểm tương tác
1
Đồng
0
Thông tin sai lệch về mối quan hệ giữa đậu nành với bệnh ung thư chủ yếu xuất phát từ sự nhầm lẫn của kích thích tố nữ phytoestrogen trong đậu nành. Đậu nành không chứa estrogen, chất có trong đậu nành được gọi là Phytoestrogen.
 
User ID
87761
Tham gia
27 Tháng năm 2015
Bài viết
236
Điểm tương tác
8
Đồng
0
Phytoestrogen bắt chước chức năng có lợi của estrogen và ngăn chặn các tác động xấu của estrogen. Kích thích tố nữ isoflavones trong đậu nành không có tác dụng gây phát triển khối u
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom