Hướng dẫn vận động khi mang thai

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
12
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651


Tập luyện thể thao khi mang thai là việc làm cần thiết và luôn được khuyến khích tuy nhiên chị em bầu cần lưu ý một số điểm sau để việc vận động không gây tác dụng ngược lại.
1. Không nên nằm ngửa trong 6 tháng cuối mang thai
Lưu ý đầu tiên phải kế đến khi tập luyện trong giai đoạn mang bầu thứ 2,3 là không được tập những động tác nằm ngửa. Tư thế này sẽ đặt áp lực lên tĩnh mạch chủ ( tĩnh mạch lớn cung cấp máu từ nửa dưới cơ thể về trái tim) và có thể ngăn chặn việc cung cấp oxy cho em bé. Có rất nhiều bài tập được thực hiện với tư thế này nhưng bạn nên lưu ý chuyển đổi thành tư thế đứng hoặc ngồi trên quả bóng tập luyện đặc biệt khi mang thai giai đoạn 2,3.
2. Đừng tập luyện quá nghiêm ngặt
Tập luyện khi mang thai mang lại những lợi ích rõ rệt cho bạn và thai nhi nhưng đừng cố gò ép mình quá sức. Hãy tập luyện với mức độ vừa phải và nghỉ ngơi bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt và đuối sức.






Cần nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch tập luyện thể thao khi mang bầu
(Ảnh minh họa)



3. Đừng quên nói với bác sĩ về kế hoạch tập luyện
Vì bác sĩ là người hiểu nhất về thai kỳ của bạn nên hãy chia sẻ về kế hoạch tập luyện thể thao của bạn để họ nắm được. Bác sĩ sẽ có nhiệm vụ kiểm tra xem môn thể thao đó có phù hợp với thai kỳ của bạn và bạn có được an toàn khi tập luyện. Bác sĩ cũng là người sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất trong việc tập luyện nếu thai kỳ của bạn đang có bất cứ vấn đề gì bất trắc.
4. Không được gồng sức khi tập luyện
Khi tập luyện thể thao, mẹ bầu cần chú ý không được nín thở hoặc gồng mình quá sức trong bất cứ môn thể thao nào đặc biệt là tập tạ. Hành động này có thể làm nâng cao nhịp tim, làm hơi thở tăng nhanh và giảm dòng chảy của oxy cung cấp đến thai nhi.
5. Không nên thực hiện những bài tập kéo căng cơ thể
Những bài tập tốt cho cơ lại có nguy cơ chấn thương rất cao vì vậy, khi tập luyện bạn cần chú không không được dang chân quá sức sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng chậu – nguy hiểm cho bà bầu.
6. Không nhảy mạnh khi tập luyện
Trong khi tập luyện thể thao, chị em cần đặc biệt chú ý không nên nhảy mạnh sẽ gây ảnh hưởng xấu ngay lập tức đến thai nhi. Việc làm này cũng ảnh hưởng xấu đến cơ bắp và khớp trong thai kỳ. Nếu trước đó bạn đã từng có những chân thương thì hành động này càng cần phải được lưu ý.
7. Không nên tham gia lớp học thể thao bừa bãi
Không phải tất cả các thầy cô hướng dẫn tập luyện tại các trung tâm thể dục thể thao đều tốt đâu bạn nhé. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến người thân để tim được nơi phù hợp, hiệu quả và đặc biệt là an toàn nhất đối với bản thân bạn khi bầu bí. Những giáo viện có chuyên môn hướng dẫn và chăm sóc bà bầu sẽ đảm bảo an toàn cho bạn.
Theo Eva


 

thanhcntt

New member
User ID
136281
Tham gia
12 Tháng tư 2017
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
Tuổi
32
Đồng
0
Bài viết rất là tuyệt vời, mình sẽ bảo vợ tập luyên theo các phương pháp này để có được đứa trẻ khỏe mạnh nhất :D
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom