Hiểu rõ về cơ thể mình là điều hết sức cần thiết ở cả nam giới và phụ nữ. Việc tìm hiểu này sẽ giúp chị em hiểu được cơ chế hoạt động và những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bản thân mình.
Dưới đây là 4 bí mật chị em nên biết về cơ thể mình.
1. Trứng và chu kỳ kinh nguyệt
Vào tuổi dậy thì, người phụ nữ bắt đầu có hiện tượng rụng trứng và mỗi tháng rụng một lần. Một phụ nữ có khoảng 400.000 trứng trong hai buồng trứng và thông thường chỉ có 1 quả trứng được "phóng thích" khỏi buồng trứng và "gặp gỡ" với tinh trùng, tham gia vào quá trình thụ tinh.
Khi rụng, trứng chỉ sống được 12 - 48 giờ, nếu không được thụ tinh nó sẽ tự hư hoại. Khoảng 2 tuần sau đó, những lớp màng dày của tử cung bắt đầu rơi rụng xuống và xuất hiện chu kì kinh nguyệt.
Sự rụng trứng thường xảy ra vào khoảng thời gian giữa hai chu kì kinh nguyệt, tức là vào khoảng 14 - 15 ngày sau khi bắt đầu có kinh. Khi trứng đã rụng, các noãn (trứng) đi vào ống dẫn trứng và "chờ" để được thụ tinh. Vì vậy, nếu bạn có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp phòng tránh thai trong thời gian này có thể dẫn tới việc trứng được thụ tinh nhanh chóng.
2. Thời điểm dễ “dính bầu” nhất
Thực tế thì tại bất kì thời điểm nào, người phụ nữ cũng có thể dinh bầu vì cơ chế rụng trứng không phải lúc nào cũng vào giữa kì kinh nguyệt và cũng không phải ai cũng như ai. Hơn nữa, tinh trùng của người đàn ông lại có sức sống dai dẳng đến vài ngày nên khó lường trước thời điểm tinh trùng sẽ thụ tinh với trứng.
Tuy nhiên, thời điểm rụng trứng vẫn là khoảng thời gian có xác suất thụ tinh thành công cao nhất. Khoảng thời gian này được xác định từ 5 ngày trước khi rụng trứng đến sau khi rụng trứng một ngày.
Hiểu rõ cơ thể sẽ giúp chị em biết được cơ chế sinh sản của mình. (Ảnh Internet)
3. Sự thụ tinh
Sự thụ tinh xảy ra sau khi trứng gặp được tinh trùng. Sau khi tinh trùng được phóng vào trong âm đạo, chúng bơi qua cổ tử cung và vào trong ống dẫn trứng để gặp trứng. Sự thụ tinh và thụ thai thường diễn ra cùng một lúc. Sau khi thụ tinh, tinh trùng và trứng kết hợp thành một hạt nhân duy nhất (gọi là hợp tử) và di chuyển vào trong tử cung.
Trong một số trường hợp, hợp tử bị tắc lại ở ống dẫn trứng và vẫn phát triển thì được gọi là chửa ngoài tử cung. Trường hợp này rất nguy hiểm và bắt buộc người mẹ phải phẫu thuật để bỏ thai.
Cũng có trường hợp, có nhiều hơn 1 quả trứng rụng và thụ tinh với tinh trùng hoặc một trứng thụ tinh với nhiều tinh trùng, phát triển thành thai đôi hoặc đa thai.
4. Sự mang thai
Việc hình thành một thai kỳ mất khoảng một ngày và nó chỉ hoàn thành cho đến khi một trứng đã thụ tinh thành công với tinh trùng, sau đó bám được vào màng tử cung của người phụ nữ.
Quá trình mang thai thông thường kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày (40 tuần kể từ ngày bắt đầu chu kì kinh cuối). Trong quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của người mẹ (cả về dinh dưỡng lẫn sức khỏe tinh thần, đặc biệt là những kiêng khem cần thiết...).
Theo HN
TTVN
TTVN