mecuameocon
New member
Giai đoạn này, em bé có thể nhìn xa khoảng 3 mét. Tay có thể cầm nắm đồ vật một cách có ý thức. Mẹ nên cho em bé ra công viên, cho em bé nghe những tiếng động khẽ khàng của thiên nhiên. Nhớ phải nói nhiều về các từ ngữ chỉ đồ vật, hiện tượng, thiên nhiên cho em bé. Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman giúp bé kích thích trí thông minh cho bé 4-6 tháng tuổi.
Có 2 điểm cần lưu ý khi nói chuyện với em bé
1- Phải dùng giọng nói từ tốn, diễn cảm, vui vẻ. Cái giọng trầm trầm thấp thấp là không được.
2- Dùng cả điệu bộ chân tay để hỏi bé, như “Con đói bụng chưa?” “Con muốn đi tè à?” “Con tè dầm ra bỉm rồi à?”… Khi hỏi, với giọng nói diễn cảm, tự nhiên, đó sẽ là giọng nói lôi cuốn bé. Bé sẽ nhớ một điều, là hỏi thì phải trả lời. Những câu trả lời đầu tiên của em bé, đó chính là những âm tiếng em bé phát ra từ cổ họng, nghe như “gừ, gừ’ “chà, chà’…
Gọi, nói chuyện vào tai phải của bé. Em bé sơ sinh đến 3 tháng tuổi có tai phải nhạy cảm hơn. Vì vậy khoảng 4 tháng tuổi vẫn có thể gọi em bé từ bên tai phải cũng được.
Khi nói chuyện với em bé, phải nhìn chăm chú vào mắt em bé. Ví dụ mẹ luôn bắt đầu câu chuyện bằng cách nói “Yuri ơi, mẹ đây. Mẹ yêu con lắm. Yuri của mẹ ngoan lắm” chẳng hạn. Những câu như vậy sẽ làm kí ức phát triển dần lên.
Khi nghe bé nói, phải luôn nhìn vào mắt bé, chờ đợi câu trả lời của bé. Bé nói gì liền bắt chước bé ngay.
Đưa đồ chơi ra trước mặt bé làm “mồi” nói chuyện. “Con ơi, con búp bê này! Con thấy không? Mẹ đang cầm con búp bê đấy”.
Nếu bé không thích, cũng không nên bỏ dở. Quan trọng là phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
4 tháng tuổi! Đó là thời điểm lý tưởng để dạy bé phân biệt màu sắc, âm thanh, hình khối. Bé cũng sẽ rất thích nhìn các Flashcard nhiều màu sắc sinh động như trái cây, động vật và các loài hoa…
Vừa chơi vừa học với bé, cảm giác rất thú vị! Các bố mẹ đừng vì ái ngại mà chỉ ôm con ngồi xem Tivi, nghe “Xuân Mai” nhé, hãy nói chuyện với con thật nhiều, hãy chơi với con thật nhiều, và hãy mang những kiến thức về thế giới xung quanh truyền đạt lại cho bé, chắc chắn bé sẽ phát triển toàn diện khả năng ngôn ngữ, xúc cảm, trí tuệ và thể chất
Theo: giaoducsom
Có 2 điểm cần lưu ý khi nói chuyện với em bé
1- Phải dùng giọng nói từ tốn, diễn cảm, vui vẻ. Cái giọng trầm trầm thấp thấp là không được.
2- Dùng cả điệu bộ chân tay để hỏi bé, như “Con đói bụng chưa?” “Con muốn đi tè à?” “Con tè dầm ra bỉm rồi à?”… Khi hỏi, với giọng nói diễn cảm, tự nhiên, đó sẽ là giọng nói lôi cuốn bé. Bé sẽ nhớ một điều, là hỏi thì phải trả lời. Những câu trả lời đầu tiên của em bé, đó chính là những âm tiếng em bé phát ra từ cổ họng, nghe như “gừ, gừ’ “chà, chà’…
Gọi, nói chuyện vào tai phải của bé. Em bé sơ sinh đến 3 tháng tuổi có tai phải nhạy cảm hơn. Vì vậy khoảng 4 tháng tuổi vẫn có thể gọi em bé từ bên tai phải cũng được.
Khi nói chuyện với em bé, phải nhìn chăm chú vào mắt em bé. Ví dụ mẹ luôn bắt đầu câu chuyện bằng cách nói “Yuri ơi, mẹ đây. Mẹ yêu con lắm. Yuri của mẹ ngoan lắm” chẳng hạn. Những câu như vậy sẽ làm kí ức phát triển dần lên.
Khi nghe bé nói, phải luôn nhìn vào mắt bé, chờ đợi câu trả lời của bé. Bé nói gì liền bắt chước bé ngay.
Đưa đồ chơi ra trước mặt bé làm “mồi” nói chuyện. “Con ơi, con búp bê này! Con thấy không? Mẹ đang cầm con búp bê đấy”.
Nếu bé không thích, cũng không nên bỏ dở. Quan trọng là phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
4 tháng tuổi! Đó là thời điểm lý tưởng để dạy bé phân biệt màu sắc, âm thanh, hình khối. Bé cũng sẽ rất thích nhìn các Flashcard nhiều màu sắc sinh động như trái cây, động vật và các loài hoa…
Vừa chơi vừa học với bé, cảm giác rất thú vị! Các bố mẹ đừng vì ái ngại mà chỉ ôm con ngồi xem Tivi, nghe “Xuân Mai” nhé, hãy nói chuyện với con thật nhiều, hãy chơi với con thật nhiều, và hãy mang những kiến thức về thế giới xung quanh truyền đạt lại cho bé, chắc chắn bé sẽ phát triển toàn diện khả năng ngôn ngữ, xúc cảm, trí tuệ và thể chất
Theo: giaoducsom