Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang, ôm lấy niệu đạo. Do vậy, khi nó chèn ép, làm hẹp đường tiểu, sẽ ảnh hưởng đến hình dáng của tia nước tiểu.
Sự thay đổi hình dạng đường vòng cung khi đàn ông đi tiểu có thể là chỉ báo trục trặc ở bàng quang và tuyến tiền liệt, các nhà khoa học ở Đại học Queen Mary, London, vừa khám phá.
Tuyến tiền liệt là một khối nhỏ nằm ngay dưới bàng quang và ôm lấy niệu đạo (đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Nó lớn dần theo tuổi của đàn ông và có thể gây chèn ép, làm hẹp niệu đạo.
Bàng quang sau đó phải ép mạnh hơn mới có thể tống hết nước đọng ra ngoài, kết quả là đàn ông gặp khó khăn khi đi tiểu. Dòng chảy nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến hình dáng vòng cung của tia nước tiểu.
Ảnh minh họa
"Chúng tôi đã tìm thấy mối liên hệ mật thiết giữa hình dáng của tia nước tiểu và tốc độ dòng chảy qua niệu đạo", đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Martin Knight cho biết sau khi tìm hiểu trên 60 người đàn ông khỏe mạnh và 60 bệnh nhân.
Đây là công trình đầu tiên phân tích mô hình cụ thể đường đi của tia nước tiểu và việc sử dụng nó để chẩn đoán bệnh ở tuyến tiền liệt.
Tiến sĩ Knight cũng bổ sung thêm rằng "các kỹ thuật hiện đại, dù rất chính xác, nhưng hoặc là quá đắt, hoặc là khó sử dụng ở ngoài bệnh viện. Trong khi cách tiếp cận mới có thể là một giải pháp hữu ích cho việc chẩn đoán loại bệnh quan trọng này. Nam giới có thể theo dõi tia nước tiểu của mình, và đến gặp bác sĩ khi thấy có sự khác biệt, nhờ đó có thể phát hiện ra các bệnh nguy hiểm sớm hơn".
Ước tính có khoảng 40% đàn ông trên 50 tuổi và 75% đàn ông ở tuổi 70 có triệu chứng ở đường tiểu do tuyến tiền liệt phình to.
Sự thay đổi hình dạng đường vòng cung khi đàn ông đi tiểu có thể là chỉ báo trục trặc ở bàng quang và tuyến tiền liệt, các nhà khoa học ở Đại học Queen Mary, London, vừa khám phá.
Tuyến tiền liệt là một khối nhỏ nằm ngay dưới bàng quang và ôm lấy niệu đạo (đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Nó lớn dần theo tuổi của đàn ông và có thể gây chèn ép, làm hẹp niệu đạo.
Bàng quang sau đó phải ép mạnh hơn mới có thể tống hết nước đọng ra ngoài, kết quả là đàn ông gặp khó khăn khi đi tiểu. Dòng chảy nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến hình dáng vòng cung của tia nước tiểu.
Ảnh minh họa
"Chúng tôi đã tìm thấy mối liên hệ mật thiết giữa hình dáng của tia nước tiểu và tốc độ dòng chảy qua niệu đạo", đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Martin Knight cho biết sau khi tìm hiểu trên 60 người đàn ông khỏe mạnh và 60 bệnh nhân.
Đây là công trình đầu tiên phân tích mô hình cụ thể đường đi của tia nước tiểu và việc sử dụng nó để chẩn đoán bệnh ở tuyến tiền liệt.
Tiến sĩ Knight cũng bổ sung thêm rằng "các kỹ thuật hiện đại, dù rất chính xác, nhưng hoặc là quá đắt, hoặc là khó sử dụng ở ngoài bệnh viện. Trong khi cách tiếp cận mới có thể là một giải pháp hữu ích cho việc chẩn đoán loại bệnh quan trọng này. Nam giới có thể theo dõi tia nước tiểu của mình, và đến gặp bác sĩ khi thấy có sự khác biệt, nhờ đó có thể phát hiện ra các bệnh nguy hiểm sớm hơn".
Ước tính có khoảng 40% đàn ông trên 50 tuổi và 75% đàn ông ở tuổi 70 có triệu chứng ở đường tiểu do tuyến tiền liệt phình to.
Theo T. An
VnE
VnE