Phát Triển Xúc Giác Cho Bé Từ 0-3 Tháng Tuổi Theo Phương Pháp Glenn Doman

mecuameocon

New member
User ID
53071
Tham gia
9 Tháng năm 2014
Bài viết
171
Điểm tương tác
0
Tuổi
39
Đồng
0
Theo phương pháp Glenn Doman, dây thần kinh nào được kích thích nhiều lần thi bán cầu não khu vực đó sẽ phát triển tương ứng. Vì vậy, bên cạnh thị giác và thính giác, mẹ cần tập các bài về xúc giác.

1404801727_phattrienxucgiacchobe03thangtuoi.jpg

Bài tập phát triển xúc giác 0 – 3 tháng (ảnh minh họa)

Chương trình kích thích xúc giác đầu tiên dành cho trẻ nên tập trung vào các kích thích phản ứng Babinski. Chương trìn này sẽ giúp cho các phản ứng Babinski của bé diễn ra nhanh nhạy hơn và mạnh mẽ hơn, nhờ đó trẻ em sẽ sớm đạt đến giai đoạn phát triển thị giác cao hơn và giai đoạn vận động kế tiếp dễ dàng hơn.

Phản Ứng Babinski là gì?

Theo phương pháp Glenn Doman phản ứng Babinski là phản ứng xuất hiện ở các trẻ bình thường ngay từ lúc mới sinh cho đến khoảng chừng 12 tháng tuổi. Đến lúc đó, phản ứng này sẽ được thay thế bằng phản ứng cả bàn chân,loại phản ứng sẽ theo chúng ta suốt phần đời còn lại.

Mục tiêu : kích thích phản ứng Babinski.

Mục đích : phản ứng babinski là nhằm giúp bé sơ sinh gom lực bàn chân để có thể trườn. Khi ngón chân cái nhỏng lên và các ngón còn lại xòe ra ngoài, động tác này giúp bé bám chặt hơn, dễ dàng di chuyển lên phía trước hơn. Khi đã có thể trườn và bò, bé không cần đến loại phản ứng này nữa. Trên thực tế, phản ứng này không có tác dụng gì đối với quá trình tập đi. Khi bắt đầu đi được, bé sẽ mất phản ứng này và cần đến phản ứng của bàn chân.

Tần suất: 10 lần mỗi ngày.

Cường độ: Ngón tay cái cọ vào gan bàn chân.

Trường độ: 30 giây.

Quy trình: Mỗi bàn chân được kích thích 3 lần.

Môi trường: Môi trường bình thường.

Xúc giác được kích thích như thế nào?

Đặt bé nằm ngửa thật thoải mái, đôi chân trẻ để trần. Nhẹ nhàng nắm lấy chân trái của trẻ, dùng tay phải của bạn giữ lại. Dùng tay trái vuốt nhẹ mặt ngoài ngón tay cái dọc viền ngoài bàn chân trái của trẻ, từ gót chân cho đến đầu ngón chân. Quan sát phản ứng của trẻ. Sau đó nhẹ nhàng nắm lấy chân phải của trẻ , dùng tay phải giữ lấy và lặp lại quy trình. Nếu bạn thuận tay trái, bạn cứ thoải mái dùng tay trái giữ lấy chân trẻ, còn tay phải cọ nhẹ kích thích phản ứng của trẻ.

Mỗi khi chạm vào trẻ để khơi gợi phản ứng Babinski, bạn hãy nói thật to và rõ ràng “sờ chân”. Khi bạn phát âm các từ “ánh sáng”, “khúc gỗ”, “sờ chân”, bạn đồng thời kích thích cơ quan thính giác của bé. Ngoài ra một lý do quan trọng hơn nữa, đây chính là mối giao kết tự nhiên giữa mẹ và bé. Bằng trực giác, người mẹ hiểu được việc giải thích cho bé những gì sắp diễn ra rất quan trọng. Thiết lập được mỗi dây giao tiếp giữa mẹ và bé ngay khi bé vừa chào đời là vô cùng thân thiết.

- Nếu bạn quan sát thấy các biểu hiện của phản ứng Babinski ở cả 2 chân bé khi kiểm tra, hãy viết từ Hoàn Hảo với bé.

- Nếu 1 chân có phản ứng bình thường còn chân kia không thì hãy viết từ Bình Thường với bé.

- Thường thì các trẻ vô tri vô giác sẽ Không có phản ứng Babinski.

Nguồn: glenndomanvietnam

 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom