➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
thuytram1234
New member
Sự tăng sinh gốc tự do khiến suy giảm trí nhớ có xu hướng ngày càng trẻ hóa, biểu hiện bằng triệu chứng mất tập trung ở nhóm tuổi dưới 18 và chứng hay quên ở người trước 45 tuổi.
Trong số hơn 700 câu hỏi gửi đến chương trình “Tư vấn về bệnh lý thần kinh - Suy giảm trí nhớ” do VnExpress thực hiện (15/9 - 21/9), có tới 83% độc giả dưới 45 tuổi than phiền về tình trạng suy giảm trí nhớ. Trong đó, khoảng 30% dưới 30 tuổi và 50% từ 30 đến 45 tuổi.
Bạn đọc Nguyễn Thanh Chiến, 28 tuổi, ở Bắc Giang chia sẻ: “Dạo gần đây nhiều khi tôi không thể nhớ nổi tên người hàng xóm thân thiết hay người quen; đồng nghiệp khi giáp mặt, phải mất một lúc mới nhớ ra là ai”.
Sự đãng trí không chỉ làm cuộc sống của người trẻ bị đảo lộn mà còn gây không ít rắc rối trong công việc. Nhiều trường hợp không nhớ việc sếp giao, đi thuyết trình quên mang tài liệu, không tập trung trong giao tiếp... Anh Phạm Anh Tú, 25 tuổi, là nhân viên kinh doanh tại Hà Nội tự nhận thấy: “Dạo này tần suất hay quên của tôi ngày càng lớn, đặc biệt tốc độ suy nghĩ chậm lại, kém tập trung, giảm tư duy. Nhiều lúc giao tiếp với đồng nghiệp hay đối tác, tôi phải hỏi đi hỏi lại một vấn đề đơn giản”.
Những triệu chứng thường gặp của suy giảm trí nhớ
Chương trình tư vấn cũng nhận được nhiều câu hỏi từ phụ huynh và các em học sinh, sinh viên lo lắng về tình trạng khó tập trung trong học tập. Chị Nguyễn Thị Bích Liên ở Biên Hòa, Đồng Nai chia sẻ về vấn đề của cô con gái đang học cấp 3: “Cháu thường xuyên quên bài đã thuộc chỉ sau vài giờ”.
Về đối tượng, Phó Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Văn Liệu cho biết, suy giảm trí nhớ có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là nhân viên văn phòng, phụ nữ sau sinh, người chịu nhiều áp lực, hay uống rượu bia và thuốc lá, người có tiền sử tổn thương não... Đáng lo ngại, suy giảm trí nhớ đang gia tăng ở nhóm học sinh - sinh viên, biểu hiện bằng sự mất tập trung trong học tập, tâm lý lo âu, mệt mỏi khi đối mặt với bài vở.
Thống kê đối tượng độc giả tham gia chương trình "Tư vấn về bệnh lý thần kinh - Suy giảm trí nhớ"
Theo các chuyên gia, nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này ở người trẻ là từ các gốc tự do - được sản sinh hàng ngày trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Giáo sư, bác sĩ Lê Đức Hinh lý giải đây là những nguyên tử hay phân tử kém ổn định vì bị mất một điện tử ở quỹ đạo ngoài cùng nên rất thích “chọc phá” các mô chứa nhiều lipid, đặc biệt là não – cơ quan chỉ chiếm 2% trọng lượng nhưng lại chứa tới 60% lipid của cơ thể. Vì vậy, người trẻ dễ suy giảm trí nhớ nếu tiếp tay cho các gốc tự do phá hủy tế bào thần kinh thông qua thức ăn nhanh, nhiều năng lượng, chất kích thích, stress, mất ngủ…
Các chuyên gia cảnh báo, ngoài tác động xấu tới sức khỏe, công việc và cuộc sống, suy giảm trí nhớ còn khiến người trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh sa sút trí tuệ như Alzheimer, Parkinson khi về già. Do vậy, cần theo dõi các biểu hiện ban đầu của suy giảm trí nhớ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Các vấn đề được độc giả quan tâm nhất trong chương trình tư vấn
Bên cạnh đó, cải thiện trí nhớ và loại bỏ gốc tự do ngay từ sớm là biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo. Giới trẻ nên sắp xếp công việc để có thể ngủ sớm, ngủ sâu; xây dựng chế độ sống lành mạnh, dành thời gian tập luyện thể thao và rèn luyện trí nhớ thông qua học ngoại ngữ, chơi cờ…
Cuộc sống hiện đại tạo nên nhiều yếu tố tăng sinh gốc tự do trong khi khả năng chống chọi với “kẻ thù” này của cơ thể kém dần mỗi ngày. Do đó, việc bổ sung các chất có lợi cho bộ não như trái cây, rau củ sạch, cá hồi, thực phẩm chiết xuất từ thiên nhiên chứa tinh chất Blueberry là rất cần thiết để cải thiện trí nhớ. Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy, tinh chất Blueberry có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do, kích thích các tín hiệu thần kinh giúp bảo vệ và tăng cường hoạt động não.
Trong số hơn 700 câu hỏi gửi đến chương trình “Tư vấn về bệnh lý thần kinh - Suy giảm trí nhớ” do VnExpress thực hiện (15/9 - 21/9), có tới 83% độc giả dưới 45 tuổi than phiền về tình trạng suy giảm trí nhớ. Trong đó, khoảng 30% dưới 30 tuổi và 50% từ 30 đến 45 tuổi.
Bạn đọc Nguyễn Thanh Chiến, 28 tuổi, ở Bắc Giang chia sẻ: “Dạo gần đây nhiều khi tôi không thể nhớ nổi tên người hàng xóm thân thiết hay người quen; đồng nghiệp khi giáp mặt, phải mất một lúc mới nhớ ra là ai”.
Sự đãng trí không chỉ làm cuộc sống của người trẻ bị đảo lộn mà còn gây không ít rắc rối trong công việc. Nhiều trường hợp không nhớ việc sếp giao, đi thuyết trình quên mang tài liệu, không tập trung trong giao tiếp... Anh Phạm Anh Tú, 25 tuổi, là nhân viên kinh doanh tại Hà Nội tự nhận thấy: “Dạo này tần suất hay quên của tôi ngày càng lớn, đặc biệt tốc độ suy nghĩ chậm lại, kém tập trung, giảm tư duy. Nhiều lúc giao tiếp với đồng nghiệp hay đối tác, tôi phải hỏi đi hỏi lại một vấn đề đơn giản”.
Những triệu chứng thường gặp của suy giảm trí nhớ
Chương trình tư vấn cũng nhận được nhiều câu hỏi từ phụ huynh và các em học sinh, sinh viên lo lắng về tình trạng khó tập trung trong học tập. Chị Nguyễn Thị Bích Liên ở Biên Hòa, Đồng Nai chia sẻ về vấn đề của cô con gái đang học cấp 3: “Cháu thường xuyên quên bài đã thuộc chỉ sau vài giờ”.
Về đối tượng, Phó Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Văn Liệu cho biết, suy giảm trí nhớ có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là nhân viên văn phòng, phụ nữ sau sinh, người chịu nhiều áp lực, hay uống rượu bia và thuốc lá, người có tiền sử tổn thương não... Đáng lo ngại, suy giảm trí nhớ đang gia tăng ở nhóm học sinh - sinh viên, biểu hiện bằng sự mất tập trung trong học tập, tâm lý lo âu, mệt mỏi khi đối mặt với bài vở.
Thống kê đối tượng độc giả tham gia chương trình "Tư vấn về bệnh lý thần kinh - Suy giảm trí nhớ"
Theo các chuyên gia, nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này ở người trẻ là từ các gốc tự do - được sản sinh hàng ngày trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Giáo sư, bác sĩ Lê Đức Hinh lý giải đây là những nguyên tử hay phân tử kém ổn định vì bị mất một điện tử ở quỹ đạo ngoài cùng nên rất thích “chọc phá” các mô chứa nhiều lipid, đặc biệt là não – cơ quan chỉ chiếm 2% trọng lượng nhưng lại chứa tới 60% lipid của cơ thể. Vì vậy, người trẻ dễ suy giảm trí nhớ nếu tiếp tay cho các gốc tự do phá hủy tế bào thần kinh thông qua thức ăn nhanh, nhiều năng lượng, chất kích thích, stress, mất ngủ…
Các chuyên gia cảnh báo, ngoài tác động xấu tới sức khỏe, công việc và cuộc sống, suy giảm trí nhớ còn khiến người trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh sa sút trí tuệ như Alzheimer, Parkinson khi về già. Do vậy, cần theo dõi các biểu hiện ban đầu của suy giảm trí nhớ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Các vấn đề được độc giả quan tâm nhất trong chương trình tư vấn
Bên cạnh đó, cải thiện trí nhớ và loại bỏ gốc tự do ngay từ sớm là biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo. Giới trẻ nên sắp xếp công việc để có thể ngủ sớm, ngủ sâu; xây dựng chế độ sống lành mạnh, dành thời gian tập luyện thể thao và rèn luyện trí nhớ thông qua học ngoại ngữ, chơi cờ…
Cuộc sống hiện đại tạo nên nhiều yếu tố tăng sinh gốc tự do trong khi khả năng chống chọi với “kẻ thù” này của cơ thể kém dần mỗi ngày. Do đó, việc bổ sung các chất có lợi cho bộ não như trái cây, rau củ sạch, cá hồi, thực phẩm chiết xuất từ thiên nhiên chứa tinh chất Blueberry là rất cần thiết để cải thiện trí nhớ. Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy, tinh chất Blueberry có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do, kích thích các tín hiệu thần kinh giúp bảo vệ và tăng cường hoạt động não.
Đan Phượng
Theo Vnexpress
Theo Vnexpress