➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Dư luận gần đây đã và đang dậy sóng về câu chuyện của bé Ngân bị người thân đánh đến bầm tím cả gương mặt. Nhiều người gay gắt lên án chuyện sử dụng bạo lực, đòn roi đối với con trẻ, và rằng câu nói “Thương cho roi, cho vọt” của cha ông ngày xưa đã trở thành một quan niệm lỗi thời. Thật ra, đánh đồng việc trút giận, bạo hành con bằng roi vọt với dùng chúng để dạy và giúp con tốt hơn là chưa chính xác.
Ngày nay, đất nước và con người Việt Nam đã tiếp thu những tư tưởng hiện đại và cởi mở hơn từ các nước phương Tây. Ở nước ngoài, việc đánh con không được cho phép. Điều này khiến cho nhiều người nghĩ rằng phương pháp dạy con bằng đòn roi đã không còn phù hợp với một xã hội hiện đại và nó chỉ tồn tại ở các nước nhỏ, kém phát triển. Tuy nhiên, mọi người quên rằng chúng ta có một nền văn hóa riêng và môi trường sống tương đối phức tạp. Nếu trong hoàn cảnh mà đòn roi có thể mang đến hiệu quả trong việc dạy con, tôi vẫn sẽ áp dụng, nhưng dĩ nhiên cần phải có phương pháp để bọn trẻ không bị tổn thương. Điều quan trọng mà tôi muốn thể hiện qua roi vọt là cho con thấy chúng đã làm sai và cha mẹ đánh là muốn con không tái phạm nữa.
“Đánh” nhưng không quên dạy
Theo tôi, việc đánh con xuất phát từ sự yêu thương nhưng không chiều chuộng con. Tôi vẫn tin vào lời dạy của các bậc đi trước: "Thương cho roi cho vọt", "Thuốc đắng giã tật". Nếu không dùng những biện pháp cứng rắn, khó có thể “trị” được tính cách hiếu động, nghịch ngợm của các bé. Môi trường giáo dục của Việt Nam cũng khác nhiều so với phương Tây. Bọn trẻ đi học về nhà đều phải học và làm bài tập, còn phụ huynh có trách nhiệm theo dõi, quan tâm và hướng con vào nề nếp theo nội quy của nhà trường. Các bé đang tuổi ham chơi, bắt các bé ngồi vào bàn học thì vô cùng khó. Sau khi thử các hình thức răn đe nhẹ nhàng, tôi nghiệm ra rằng cây roi trong tình huống này hiệu quả hơn nhiều. Lời nói không rèn được bé, nhưng với roi, bé sẽ biết sợ, và khi đã sợ, cha mẹ cũng dễ dàng dạy cho con hiểu việc đúng sai và đưa con vào khuôn phép nề nếp, kỷ luật của gia đình hơn. Dĩ nhiên, mục đích cuối cùng của việc đánh vẫn là dạy dỗ, nếu khéo léo kết hợp đòn roi và những giải thích, khuyên răn cặn kẽ để con hiểu, thì theo tôi đó sẽ là một cách thức tuyệt vời mà cha mẹ nên học hỏi và áp dụng.
“Đánh” con bằng tình yêu thương
Tôi không ủng hộ việc đánh con nhưng với bọn trẻ nghịch ngợm ở nhà, đôi khi tôi vẫn phải dùng biện pháp này. Khi các con ham chơi viết bài cẩu thả, tôi khẽ tay để các bé nhớ và viết cẩn thận hơn. Khi nhắc nhở nhiều lần mà con vẫn tái phạm, tôi sẽ phạt bé úp mặt vào tường hay quỵ gối. Còn nếu đến lần thứ tư, thứ năm con vẫn phạm phải lỗi như cũ, tôi buộc phải cứng rắn hơn, bắt các bé nằm xuống đánh vào mông.
Con đau, con khóc bản thân cha mẹ cũng cắt lòng cắt dạ, nhưng để con đau mà biết lỗi và sửa lỗi thì tôi nghĩ vẫn cứ nên đánh, miễn là việc đó xuất phát từ tình yêu thương con của cha mẹ. Vì yêu con, cha mẹ sẽ biết dừng lại, biết kiềm nén cơn giận dữ đúng lúc, và không để cho việc đánh con trở thành một thói quen hay công cụ vô tội vạ. Chính tình thương sẽ tạo nên sự khác biệt giữa đánh để dạy con và đánh để thỏa mãn sự trút giận, đánh như thói quen mà người ta vẫn thấy ở các trường hợp bạo hành trẻ gần đây trên mặt báo. Tôi nghĩ là ở mỗi gia đình đều có một phương pháp khác nhau để dạy con, đúc kết từ kinh nghiệm thực tế và nhìn nhận riêng của các bậc cha mẹ. Với gia đình tôi, tôi vẫn áp dụng sự kết hợp khéo léo giữa mềm dẻo và cứng rắn để rèn dạy các bé, trong đó, đôi khi ngọn roi là một công cụ rất đúng lúc. Bốn nhóc nhà tôi vẫn đang phát triển và học hỏi tốt và từ đó tôi vững tin hơn về cách giáo dục con cái của mình.
Theo Thatmah.com
Bạn có thể xem thêm các bài viết, tâm sự về gia đình tại Thatmah.com. Ngoài ra, đây nơi bạn có thể tìm đọc những bài viết chia sẻ quan điểm của nhiều tác giả, nhà kinh tế, nhà văn, nhà báo về các khía cạnh, góc khuất của cuộc sống để người đọc tìm thấy sự đồng cảm và suy ngẫm.
Ngày nay, đất nước và con người Việt Nam đã tiếp thu những tư tưởng hiện đại và cởi mở hơn từ các nước phương Tây. Ở nước ngoài, việc đánh con không được cho phép. Điều này khiến cho nhiều người nghĩ rằng phương pháp dạy con bằng đòn roi đã không còn phù hợp với một xã hội hiện đại và nó chỉ tồn tại ở các nước nhỏ, kém phát triển. Tuy nhiên, mọi người quên rằng chúng ta có một nền văn hóa riêng và môi trường sống tương đối phức tạp. Nếu trong hoàn cảnh mà đòn roi có thể mang đến hiệu quả trong việc dạy con, tôi vẫn sẽ áp dụng, nhưng dĩ nhiên cần phải có phương pháp để bọn trẻ không bị tổn thương. Điều quan trọng mà tôi muốn thể hiện qua roi vọt là cho con thấy chúng đã làm sai và cha mẹ đánh là muốn con không tái phạm nữa.
“Đánh” nhưng không quên dạy
Theo tôi, việc đánh con xuất phát từ sự yêu thương nhưng không chiều chuộng con. Tôi vẫn tin vào lời dạy của các bậc đi trước: "Thương cho roi cho vọt", "Thuốc đắng giã tật". Nếu không dùng những biện pháp cứng rắn, khó có thể “trị” được tính cách hiếu động, nghịch ngợm của các bé. Môi trường giáo dục của Việt Nam cũng khác nhiều so với phương Tây. Bọn trẻ đi học về nhà đều phải học và làm bài tập, còn phụ huynh có trách nhiệm theo dõi, quan tâm và hướng con vào nề nếp theo nội quy của nhà trường. Các bé đang tuổi ham chơi, bắt các bé ngồi vào bàn học thì vô cùng khó. Sau khi thử các hình thức răn đe nhẹ nhàng, tôi nghiệm ra rằng cây roi trong tình huống này hiệu quả hơn nhiều. Lời nói không rèn được bé, nhưng với roi, bé sẽ biết sợ, và khi đã sợ, cha mẹ cũng dễ dàng dạy cho con hiểu việc đúng sai và đưa con vào khuôn phép nề nếp, kỷ luật của gia đình hơn. Dĩ nhiên, mục đích cuối cùng của việc đánh vẫn là dạy dỗ, nếu khéo léo kết hợp đòn roi và những giải thích, khuyên răn cặn kẽ để con hiểu, thì theo tôi đó sẽ là một cách thức tuyệt vời mà cha mẹ nên học hỏi và áp dụng.
“Đánh” con bằng tình yêu thương
Tôi không ủng hộ việc đánh con nhưng với bọn trẻ nghịch ngợm ở nhà, đôi khi tôi vẫn phải dùng biện pháp này. Khi các con ham chơi viết bài cẩu thả, tôi khẽ tay để các bé nhớ và viết cẩn thận hơn. Khi nhắc nhở nhiều lần mà con vẫn tái phạm, tôi sẽ phạt bé úp mặt vào tường hay quỵ gối. Còn nếu đến lần thứ tư, thứ năm con vẫn phạm phải lỗi như cũ, tôi buộc phải cứng rắn hơn, bắt các bé nằm xuống đánh vào mông.
Con đau, con khóc bản thân cha mẹ cũng cắt lòng cắt dạ, nhưng để con đau mà biết lỗi và sửa lỗi thì tôi nghĩ vẫn cứ nên đánh, miễn là việc đó xuất phát từ tình yêu thương con của cha mẹ. Vì yêu con, cha mẹ sẽ biết dừng lại, biết kiềm nén cơn giận dữ đúng lúc, và không để cho việc đánh con trở thành một thói quen hay công cụ vô tội vạ. Chính tình thương sẽ tạo nên sự khác biệt giữa đánh để dạy con và đánh để thỏa mãn sự trút giận, đánh như thói quen mà người ta vẫn thấy ở các trường hợp bạo hành trẻ gần đây trên mặt báo. Tôi nghĩ là ở mỗi gia đình đều có một phương pháp khác nhau để dạy con, đúc kết từ kinh nghiệm thực tế và nhìn nhận riêng của các bậc cha mẹ. Với gia đình tôi, tôi vẫn áp dụng sự kết hợp khéo léo giữa mềm dẻo và cứng rắn để rèn dạy các bé, trong đó, đôi khi ngọn roi là một công cụ rất đúng lúc. Bốn nhóc nhà tôi vẫn đang phát triển và học hỏi tốt và từ đó tôi vững tin hơn về cách giáo dục con cái của mình.
Theo Thatmah.com
Bạn có thể xem thêm các bài viết, tâm sự về gia đình tại Thatmah.com. Ngoài ra, đây nơi bạn có thể tìm đọc những bài viết chia sẻ quan điểm của nhiều tác giả, nhà kinh tế, nhà văn, nhà báo về các khía cạnh, góc khuất của cuộc sống để người đọc tìm thấy sự đồng cảm và suy ngẫm.