Tiến Trình Từ Chứng Hay Quên Đến Suy Giảm Trí Nhớ

thuytram1234

New member
User ID
67293
Tham gia
8 Tháng chín 2014
Bài viết
19
Điểm tương tác
0
Tuổi
40
Đồng
0
17.000 phụ nữ độ tuổi 70 đã tham gia cuộc khảo sát về tình trạng sức khỏe người đãng trí do trường Đại học Y khoa Havard (Mỹ) thực hiện. Kết quả công bố vào tháng 8 năm nay cho thấy người đãng trí có nguy cơ cao suy giảm nhận thức.

Quên ký ức ngắn và cực ngắn là dấu hiệu nhận biết sớm người bị suy giảm trí nhớ; chỉ sau vài tháng đến một năm bệnh sẽ nặng hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ở giai đoạn đãng trí nặng hơn này, người bệnh không thể nhớ ra một số ký ức dài hạn, khó tiếp nhận thông tin mới, thậm chí lưu trữ sai lệch, Khi đó, khả năng phân tích, đánh giá và xử lý vấn đề của người gặp tình trạng hay quên cũng ngày càng kém đi.

Những dấu hiệu ban đầu của chứng hay quên này là rối loạn về hành vi như đi lạc đường, quên cách nấu ăn, khó thực hiện các động tác phối hợp… Người bệnh cũng gặp khó khăn về ngôn ngữ khi tìm từ ngữ để diễn đạt ý, nói lặp, kể chuyện không có trình tự. Họ dễ nổi cáu vô cớ, mất ngủ, hay than phiền, thậm chí hoang tưởng, mệt mỏi. Tư duy của người mang dấu hiệu bệnh này cũng có vấn đề khi tính toán sai, phản ứng chậm, kém sáng tạo…

Tuy nhiên, theo Phó giáo sư bác sĩ Nguyễn Thi Hùng, không phải ai có các triệu chứng này cũng có nguy cơ bị sa sút trí tuệ, mà cần phân biệt bệnh quên lành tính do tuổi tác và quên bệnh lý bởi thoái hóa tế bào thần kinh. Khi xác định được căn nguyên bệnh sẽ tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó, nếu mắc chứng quên mà sau đó vẫn nhớ ra được, bệnh nhẹ và tiến triển rất chậm thì là chứng quên vô hại. Ngược lại dù cố gắng lục lọi ký ức hoặc được gợi nhớ mà bạn vẫn không thể nào nhớ lại, tình trạng này tiến triển nhanh và nặng dần gọi là quên bệnh lý.

“Quên bệnh lý là tình trạng rất nguy hiểm sẽ sớm dẫn tới sa sút trí tuệ như Alzheimer Parkinson”, bác sĩ Hùng cho biết. Alhzeimer là bệnh do thoái hóa vùng não trí nhớ, còn Parkinson là thoái hóa vùng chất đen trên não. Khoảng 10% trường hợp suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành Alhzeimer. Hơn hết, chứng lãng quên ngày càng nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc và cuộc sống người bệnh, về lâu dài sẽ mất dần khả năng sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh thường không thọ, tử vong sau khoảng 8-10 năm kể từ khi phát bệnh.

Chuyên gia thần kinh Rebecca Amariglio chỉ ra rằng, những người bị suy giảm trí nhớ có lượng Amyloid Beta - một loại protein gây ra bệnh Alzheimer nhiều hơn mức bình thường. Theo Hiệp hội Alzheirmer Mỹ năm 2014, Alzheimer là một trong 6 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả người già lẫn người trẻ. Riêng năm 2010, có ít nhất 83.494 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Ước tính năm 2014, con số này là 700.000 người.

Với sự nguy hiểm của bệnh suy giảm trí nhớ, bác sĩ Hùng cho rằng, mỗi người cần cải thiện trí nhớ càng sớm càng tốt. Nên gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu đáng báo động như thường xuyên quên đồ, quên đường đi chợ hay cách nấu ăn, đếm tiền không được, phân biệt sai các loại tiền, hay nói một mình, cho rằng người nhà ăn cắp đồ của mình... Một số trường hợp khác biểu hiện bằng các hành vi lạ như treo tranh rồi lại gỡ xuống, cầm giấy vệ sinh để lên bàn, đi toilet quên giật nước…

Blueberry có trong OTIV hỗ trợ chống gốc tự do và bảo vệ tế bào thần kinh não

Để cải thiện trí nhớ, nên hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều gốc tự do gây thoái hóa não như rượu bia, thuốc lá, thức ăn nhanh, đồ chiên xào, nước ngọt... Bổ sung các thực phẩm có lợi cho não như hoạt chất có trong Blueberry có tác dụng chống gốc tự do. Tăng cường tập thể dục 15-30 phút mỗi ngày, đi bộ, đánh cờ tướng, các trò chơi trí tuệ, chơi vi tính điều độ để tập luyện trí nhớ. Ngoài ra, tránh stress, ngủ đủ giấc, nghe loại nhạc mình thích cũng là những phương pháp điều trị trí nhớ nội khoa hiệu quả cho cả học sinh, người lao động và người cao tuổi.

Đan Phượng
Theo Vnexpress
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom