nhungnguyenth
New member
- User ID
- 68854
- Tham gia
- 25 Tháng chín 2014
- Bài viết
- 1
- Điểm tương tác
- 0
- Tuổi
- 31
- Địa chỉ
- Ho Chi Minh City, Vietnam
- Đồng
- 0
“Khi đến kỳ nghỉ mùa thu trong năm học thứ nhất của một trường đại học danh tiếng, cậu con trai nhà hàng xóm của tôi nhồi nhét mọi thứ cậu từng mặc từ khi đến trường vào cuối tháng Tám – mà khéo phải mất đến hai tháng mới giặt xong – vào ba chiếc va li to quá khổ; cậu đã phải trả thêm 150 đô la khi làm thủ tục hành lý ở sân bay và bay về nhà bố mẹ mình.
Khi Josh đặt một núi quần jean, áo phông, áo sơ mi và tất bốc mùi vào phòng để đồ và tìm đường vào bếp, mẹ cậu vô cùng kinh ngạc và cất tiếng hỏi: “Con đã nghĩ cái quái gì thế hả?”
Cậu vừa mở tủ lạnh vừa trả lời: “Mẹ, con có lúc nào để giặt quần áo cơ chứ? Con còn phải học và thêm điều này nữa, con còn biết bao nhiêu việc ở Tổ chức sinh viên Do Thái Hillel.”
Nhìn chung thì Josh là một chàng trai trẻ tốt bụng, có trách nhiệm và không hay có thói quen lợi dụng mẹ mình. Nhưng từ hồi phổ thông, bố mẹ đã không để cậu phải làm việc nhà để cậu có thể toàn tâm toàn sức học hành và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Giờ đây, khi lên đại học, Josh lạc quan rằng điều đó vẫn không thay đổi – rằng việc học hành và những chuyện liên quan đến tôn giáo cho cậu quyền không phải giặt quần áo. Trong lòng, Josh nghĩ rằng việc giặt tất không dành cho người tài năng như mình.
Chúng ta rất dễ có xu hướng bảo vệ con cái khỏi những việc nhà cực nhọc và tẻ nhạt. Bọn trẻ phải thức khuya đến nửa đêm để viết luận về thị trường tự do ở những hội phường thời trung cổ, sau đó chúng lại phải dậy lúc 6h sáng để tập bơi, rồi chúng lại ở trên trường suốt cả ngày. Thêm nữa, chúng rất hay cáu kỉnh. Nhắc chúng lau cửa sổ chẳng khác gì tự chuốc lấy một cuộc chiến trong khi bạn đã quá, quá mệt mỏi với việc phải tham chiến rồi.
Nhưng nếu bạn miễn cho con những trách nhiệm hàng ngày như giặt quần áo, bạn đang dạy con mình rằng có hai kiểu công việc: cao quý và tầm thường. Theo quan điểm méo mó này, những công việc cao quý bao gồm: học hành, tập thể thao, tập chơi nhạc cụ hay phụ đạo cho những đứa trẻ ở một nước thuộc thế giới thứ ba. Nó khiến một đứa trẻ mới lớn hoàn thiện hơn, có tầm vóc thế giới hơn và… trông hấp dẫn hơn với hội đồng xét tuyển ở trường đại học. Loại công việc thứ hai – rất nhiều trẻ tin rằng chúng thật tầm thường và không xứng với mình – đó là những công việc bình thường: hiểu được tất cả những bài tập về nhà thầy cô giao và nộp bài đúng hạn, nhớ mang những dụng cụ cần thiết để tập thể thao, tự động thay cuộn giấy vệ sinh khi nó sắp hết chứ không để việc đó cho người dùng sau, biết rõ trong thẻ ghi nợ của mình còn bao nhiêu tiền ngay cả trong mùa lễ hội ở trường, đổ xăng cho chiếc ô tô của cả gia đình và nhìn chung là giữ toàn bộ cuộc sống của mình luôn trôi chảy và nhịp nhàng. Đó đều là những công việc thường ngày, đúng là đôi khi nó chán ngắt nhưng lại vô cùng quan trọng. Hầu hết mọi thứ trong cuộc sống là quá trình bảo dưỡng và tu sửa. Khi cha mẹ để con mình tin rằng chúng đặc biệt đến mức không phải làm những công việc bình thường, họ đang nuôi dạy nên những “công chúa/ hoàng tử khuyết tật” – những người trẻ học hành giỏi giang và đầy sức thuyết phục nhưng lại không biết giặt quần áo hay đọc hóa đơn của một chiếc thẻ tín dụng.
Vậy nên mặc dù có những thành tích tuyệt vời trong học tập nhưng những công chúa và hoàng tử này sẽ gặp rắc rối khi bước vào giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời mình. Bản thân công việc giặt quần áo đúng là rất quan trọng, nhưng nó còn là phép ẩn dụ cho khả năng tự lập cần thiết khi đối mặt với những thách thức khác của cuộc sống độc lập: cách xử trí trước một người bạn cùng phòng khó tính, ước chừng uống bao nhiêu rượu, khi nào và với ai, ăn bao nhiêu, ngủ đến chừng nào, tiêu tiền như thế nào, lên kế hoạch cho cả công việc và việc học ra sao. Các công chúa/ hoàng tử không có sức kháng cự với những tiểu tiết này. Chúng vừa phải chịu đựng sự cô đơn (bởi chúng tin rằng mình đặc biệt đến mức không cần hợp tác với người khác) và sự lo lắng (bởi chúng cảm thấy mình quá yếu đuối để đối mặt với cuộc sống thường ngày).
Bọn trẻ mới lớn sẽ bình tĩnh và có trách nhiệm hơn khi chúng học và làm những công việc thường ngày. Nhưng chúng sẽ không khó chịu khi thử làm những việc đó nếu chúng ta – bố mẹ chúng – xóa bỏ đi sự phân biệt sai lầm giữa những việc đáng làm và không đáng làm.
bạn có một đứa con có vẻ như không để ý đến tác động lớn lao của những công việc thường ngày, bởi nó chưa từng đi đổ rác. Đừng vội mất hy vọng. Giờ vẫn chưa phải quá muộn để dạy nó về giá trị của công việc tưởng chừng như đơn giản ấy.
Hãy bắt đầu bằng cách đừng nhắc đến bất kỳ từ nào về ý nghĩa thiêng liêng của việc nhà với con bạn. Nếu bạn chia sẻ với con về sự hiểu biết tôn giáo của mình, con bạn có thể sẽ không để ý hoặc quan tâm đến bạn. Tất cả những lý do khiến bạn tin tưởng rằng những công việc thường ngày là tốt cho con mình. Sự thay đổi trong thái độ của bạn – trong nhận thức và sự kiên quyết – cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cách cư xử của bọn trẻ, dù con bạn có bướng bỉnh và cố chấp đến đâu đi chăng nữa. Là cha mẹ, chúng ta không thể bắt bọn trẻ phải yêu những công việc hàng ngày nhàm chán được. Điều đúng đắn tuyệt đối – như các rabbi nói với chúng ta – là hành động quan trọng hơn niềm tin. Nhưng là cha mẹ, chúng ta có thể vận dụng trách nhiệm của chính mình cùng một số kiến thức về sự phát triển của thời kỳ mới lớn để hướng dẫn bọn trẻ vượt qua ba lĩnh vực vô cùng quan trọng trong công việc thường ngày: giải quyết bài tập về nhà, việc nhà và những công việc được trả công.
Khi Josh đặt một núi quần jean, áo phông, áo sơ mi và tất bốc mùi vào phòng để đồ và tìm đường vào bếp, mẹ cậu vô cùng kinh ngạc và cất tiếng hỏi: “Con đã nghĩ cái quái gì thế hả?”
Cậu vừa mở tủ lạnh vừa trả lời: “Mẹ, con có lúc nào để giặt quần áo cơ chứ? Con còn phải học và thêm điều này nữa, con còn biết bao nhiêu việc ở Tổ chức sinh viên Do Thái Hillel.”
Nhìn chung thì Josh là một chàng trai trẻ tốt bụng, có trách nhiệm và không hay có thói quen lợi dụng mẹ mình. Nhưng từ hồi phổ thông, bố mẹ đã không để cậu phải làm việc nhà để cậu có thể toàn tâm toàn sức học hành và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Giờ đây, khi lên đại học, Josh lạc quan rằng điều đó vẫn không thay đổi – rằng việc học hành và những chuyện liên quan đến tôn giáo cho cậu quyền không phải giặt quần áo. Trong lòng, Josh nghĩ rằng việc giặt tất không dành cho người tài năng như mình.
Chúng ta rất dễ có xu hướng bảo vệ con cái khỏi những việc nhà cực nhọc và tẻ nhạt. Bọn trẻ phải thức khuya đến nửa đêm để viết luận về thị trường tự do ở những hội phường thời trung cổ, sau đó chúng lại phải dậy lúc 6h sáng để tập bơi, rồi chúng lại ở trên trường suốt cả ngày. Thêm nữa, chúng rất hay cáu kỉnh. Nhắc chúng lau cửa sổ chẳng khác gì tự chuốc lấy một cuộc chiến trong khi bạn đã quá, quá mệt mỏi với việc phải tham chiến rồi.
Nhưng nếu bạn miễn cho con những trách nhiệm hàng ngày như giặt quần áo, bạn đang dạy con mình rằng có hai kiểu công việc: cao quý và tầm thường. Theo quan điểm méo mó này, những công việc cao quý bao gồm: học hành, tập thể thao, tập chơi nhạc cụ hay phụ đạo cho những đứa trẻ ở một nước thuộc thế giới thứ ba. Nó khiến một đứa trẻ mới lớn hoàn thiện hơn, có tầm vóc thế giới hơn và… trông hấp dẫn hơn với hội đồng xét tuyển ở trường đại học. Loại công việc thứ hai – rất nhiều trẻ tin rằng chúng thật tầm thường và không xứng với mình – đó là những công việc bình thường: hiểu được tất cả những bài tập về nhà thầy cô giao và nộp bài đúng hạn, nhớ mang những dụng cụ cần thiết để tập thể thao, tự động thay cuộn giấy vệ sinh khi nó sắp hết chứ không để việc đó cho người dùng sau, biết rõ trong thẻ ghi nợ của mình còn bao nhiêu tiền ngay cả trong mùa lễ hội ở trường, đổ xăng cho chiếc ô tô của cả gia đình và nhìn chung là giữ toàn bộ cuộc sống của mình luôn trôi chảy và nhịp nhàng. Đó đều là những công việc thường ngày, đúng là đôi khi nó chán ngắt nhưng lại vô cùng quan trọng. Hầu hết mọi thứ trong cuộc sống là quá trình bảo dưỡng và tu sửa. Khi cha mẹ để con mình tin rằng chúng đặc biệt đến mức không phải làm những công việc bình thường, họ đang nuôi dạy nên những “công chúa/ hoàng tử khuyết tật” – những người trẻ học hành giỏi giang và đầy sức thuyết phục nhưng lại không biết giặt quần áo hay đọc hóa đơn của một chiếc thẻ tín dụng.
Vậy nên mặc dù có những thành tích tuyệt vời trong học tập nhưng những công chúa và hoàng tử này sẽ gặp rắc rối khi bước vào giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời mình. Bản thân công việc giặt quần áo đúng là rất quan trọng, nhưng nó còn là phép ẩn dụ cho khả năng tự lập cần thiết khi đối mặt với những thách thức khác của cuộc sống độc lập: cách xử trí trước một người bạn cùng phòng khó tính, ước chừng uống bao nhiêu rượu, khi nào và với ai, ăn bao nhiêu, ngủ đến chừng nào, tiêu tiền như thế nào, lên kế hoạch cho cả công việc và việc học ra sao. Các công chúa/ hoàng tử không có sức kháng cự với những tiểu tiết này. Chúng vừa phải chịu đựng sự cô đơn (bởi chúng tin rằng mình đặc biệt đến mức không cần hợp tác với người khác) và sự lo lắng (bởi chúng cảm thấy mình quá yếu đuối để đối mặt với cuộc sống thường ngày).
Bọn trẻ mới lớn sẽ bình tĩnh và có trách nhiệm hơn khi chúng học và làm những công việc thường ngày. Nhưng chúng sẽ không khó chịu khi thử làm những việc đó nếu chúng ta – bố mẹ chúng – xóa bỏ đi sự phân biệt sai lầm giữa những việc đáng làm và không đáng làm.
bạn có một đứa con có vẻ như không để ý đến tác động lớn lao của những công việc thường ngày, bởi nó chưa từng đi đổ rác. Đừng vội mất hy vọng. Giờ vẫn chưa phải quá muộn để dạy nó về giá trị của công việc tưởng chừng như đơn giản ấy.
Hãy bắt đầu bằng cách đừng nhắc đến bất kỳ từ nào về ý nghĩa thiêng liêng của việc nhà với con bạn. Nếu bạn chia sẻ với con về sự hiểu biết tôn giáo của mình, con bạn có thể sẽ không để ý hoặc quan tâm đến bạn. Tất cả những lý do khiến bạn tin tưởng rằng những công việc thường ngày là tốt cho con mình. Sự thay đổi trong thái độ của bạn – trong nhận thức và sự kiên quyết – cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cách cư xử của bọn trẻ, dù con bạn có bướng bỉnh và cố chấp đến đâu đi chăng nữa. Là cha mẹ, chúng ta không thể bắt bọn trẻ phải yêu những công việc hàng ngày nhàm chán được. Điều đúng đắn tuyệt đối – như các rabbi nói với chúng ta – là hành động quan trọng hơn niềm tin. Nhưng là cha mẹ, chúng ta có thể vận dụng trách nhiệm của chính mình cùng một số kiến thức về sự phát triển của thời kỳ mới lớn để hướng dẫn bọn trẻ vượt qua ba lĩnh vực vô cùng quan trọng trong công việc thường ngày: giải quyết bài tập về nhà, việc nhà và những công việc được trả công.