Nho là loại trái cây rất phổ biến trong mùa thu và loại quả này rất hữu ích với mẹ bầu. Mẹ bầu ăn nho sẽ giúp cho mắt bé sáng hơn.
1. Dinh dưỡng trong trái nho
Trái nho chứa khoảng 65 - 85% nước, 10 - 33% đường (glucose và fructose), phlobaphene, axit galic, axit silicic, quercetine, anin, glucosides, mono delphinidin và delphinidin, axit hoa quả, axit phosphoric, salicilic, axit chanh, axit formic, axit oxalic, pectin, hợp chất tanin, muối kali, magiê, canxi, mangan, coban, sắt và vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, PP, K, axit folic và các enzime.
Phần vỏ quả nho có hợp chất tanin và dầu cần thiết.
Trong hạt nho có hợp chất tanin, phlobaphene, lecithin, vani và dầu béo.
2. Tốt cho con
- Mẹ bầu ăn nho sẽ giúp cho mắt bé sáng hơn do trong nho có nhiều Vitamin A và hợp chất flavonol có tác dụng phát triển thị giác.
- Mẹ bầu ăn nho thường xuyên con sẽ nhận dinh dưỡng từ mẹ nhiều hơn do nho rất nhiều vitamin B, có tác dụng kiểm soát tỷ lệ trao đổi chất ở phụ nữ mang thai.
- Mẹ bầu ăn nho con sẽ tránh các khuyết tật ống thần kinh do folate được tìm thấy trong nho là chất quan trọng giúp thai nhi không bị khuyết tật ống thần kinh.
- Mẹ bầu ăn nho con sẽ phát triển hệ thần kinh tốt hơn vì kali và natri trong nước ép nho sẽ giúp con có được điều này.
- Mẹ bầu ăn nho giúp con hoàn thiện các gene trong bào thai vì phốt pho là một phần của axit nucleic.
Mẹ bầu ăn nho sẽ giúp cho mắt bé sáng hơn do trong nho có nhiều vitamin A và hợp chất flavonol. (Ảnh minh họa)
3. Lợi cho mẹ
Mẹ ăn nho, không chỉ tốt cho con mà còn tốt cả cho mẹ, bởi vì khi mẹ ăn nho mẹ được những lợi ích sau:
- Magiê trong nho giúp cho mẹ bầu giảm chuột rút.
- Nho có hàm lượng chất xơ hỗ trợ tiêu hóa cho bà bầu.
- Vitamin E và vitamin K của nho giúp đông máu, có lợi cho quá trình chuyển dạ. Vì thế nếu mỗi ngày mẹ bầu uống 1 ly nước ép nho sẽ chống được mệt mỏi và có lợi cho người mẹ trước cơn chuyển dạ.
- Các chất chống oxy hóa như như anthocyanins, flavon, geraniol, linalol, nerol và tannin giúp tăng miễn dịch, chống nhiễm trùng cho bà bầu.
- Nho còn chứa một hợp chất gọi là resveratrol, giúp kiểm soát cholesterol trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị huyết áp cao, mỗi ngày nên uống 1 ly nước ép nho sẽ giúp hạ huyết áp.
- Những bà bầu bị bệnh khớp, hen… nếu ăn nho thường xuyên, bệnh sẽ được kiểm soát vì nho chứa các yếu tố kháng viêm.
- Nho hoạt động như một chất tẩy rửa tốt, có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận, cải thiện dòng chảy của mật, giải độc cho gan, tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa… Nho còn giống như một vị thuốc chữa táo bón.
- Resveratrol - một thành phần quan trọng của nho giúp chống lại các bệnh thần kinh ở phụ nữ mang thai.
- Lá nho có thể dùng để điều trị chảy máu tử cung.
4. Lưu ý khi mẹ bầu ăn nho
Nên chọn nho có nguồn gốc an toàn, tránh nho bị phun thuốc hoặc ướp hóa chất bảo quản.
Vỏ nho có thể gây khó tiêu cho phụ nữ mang thai. Điều này có thể gây táo bón. Bởi thế, nên loại bỏ vỏ khi ăn nho.
Ăn nho với sữa, dưa chuột, cá, bia, nước khoáng hoặc với các bữa ăn nhiều chất béo sẽ gây khó chịu cho dạ dày. Một số người bị dị ứng khi ăn nho như đau bụng, ho, nôn, khô miệng, đau họng, đau đầu…
Với thai phụ bị béo phì, loét dạ dày, tiểu đường, bệnh viêm ruột kết, bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ không nên dùng nho và nước ép nho.
Những thai phụ bị sâu răng không nên ăn nho, nếu ăn nên súc miệng thật sạch hoặc đánh răng sau mỗi lần ăn nho.
1. Dinh dưỡng trong trái nho
Trái nho chứa khoảng 65 - 85% nước, 10 - 33% đường (glucose và fructose), phlobaphene, axit galic, axit silicic, quercetine, anin, glucosides, mono delphinidin và delphinidin, axit hoa quả, axit phosphoric, salicilic, axit chanh, axit formic, axit oxalic, pectin, hợp chất tanin, muối kali, magiê, canxi, mangan, coban, sắt và vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, PP, K, axit folic và các enzime.
Phần vỏ quả nho có hợp chất tanin và dầu cần thiết.
Trong hạt nho có hợp chất tanin, phlobaphene, lecithin, vani và dầu béo.
2. Tốt cho con
- Mẹ bầu ăn nho sẽ giúp cho mắt bé sáng hơn do trong nho có nhiều Vitamin A và hợp chất flavonol có tác dụng phát triển thị giác.
- Mẹ bầu ăn nho thường xuyên con sẽ nhận dinh dưỡng từ mẹ nhiều hơn do nho rất nhiều vitamin B, có tác dụng kiểm soát tỷ lệ trao đổi chất ở phụ nữ mang thai.
- Mẹ bầu ăn nho con sẽ tránh các khuyết tật ống thần kinh do folate được tìm thấy trong nho là chất quan trọng giúp thai nhi không bị khuyết tật ống thần kinh.
- Mẹ bầu ăn nho con sẽ phát triển hệ thần kinh tốt hơn vì kali và natri trong nước ép nho sẽ giúp con có được điều này.
- Mẹ bầu ăn nho giúp con hoàn thiện các gene trong bào thai vì phốt pho là một phần của axit nucleic.
Mẹ bầu ăn nho sẽ giúp cho mắt bé sáng hơn do trong nho có nhiều vitamin A và hợp chất flavonol. (Ảnh minh họa)
3. Lợi cho mẹ
Mẹ ăn nho, không chỉ tốt cho con mà còn tốt cả cho mẹ, bởi vì khi mẹ ăn nho mẹ được những lợi ích sau:
- Magiê trong nho giúp cho mẹ bầu giảm chuột rút.
- Nho có hàm lượng chất xơ hỗ trợ tiêu hóa cho bà bầu.
- Vitamin E và vitamin K của nho giúp đông máu, có lợi cho quá trình chuyển dạ. Vì thế nếu mỗi ngày mẹ bầu uống 1 ly nước ép nho sẽ chống được mệt mỏi và có lợi cho người mẹ trước cơn chuyển dạ.
- Các chất chống oxy hóa như như anthocyanins, flavon, geraniol, linalol, nerol và tannin giúp tăng miễn dịch, chống nhiễm trùng cho bà bầu.
- Nho còn chứa một hợp chất gọi là resveratrol, giúp kiểm soát cholesterol trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị huyết áp cao, mỗi ngày nên uống 1 ly nước ép nho sẽ giúp hạ huyết áp.
- Những bà bầu bị bệnh khớp, hen… nếu ăn nho thường xuyên, bệnh sẽ được kiểm soát vì nho chứa các yếu tố kháng viêm.
- Nho hoạt động như một chất tẩy rửa tốt, có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận, cải thiện dòng chảy của mật, giải độc cho gan, tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa… Nho còn giống như một vị thuốc chữa táo bón.
- Resveratrol - một thành phần quan trọng của nho giúp chống lại các bệnh thần kinh ở phụ nữ mang thai.
- Lá nho có thể dùng để điều trị chảy máu tử cung.
4. Lưu ý khi mẹ bầu ăn nho
Nên chọn nho có nguồn gốc an toàn, tránh nho bị phun thuốc hoặc ướp hóa chất bảo quản.
Vỏ nho có thể gây khó tiêu cho phụ nữ mang thai. Điều này có thể gây táo bón. Bởi thế, nên loại bỏ vỏ khi ăn nho.
Ăn nho với sữa, dưa chuột, cá, bia, nước khoáng hoặc với các bữa ăn nhiều chất béo sẽ gây khó chịu cho dạ dày. Một số người bị dị ứng khi ăn nho như đau bụng, ho, nôn, khô miệng, đau họng, đau đầu…
Với thai phụ bị béo phì, loét dạ dày, tiểu đường, bệnh viêm ruột kết, bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ không nên dùng nho và nước ép nho.
Những thai phụ bị sâu răng không nên ăn nho, nếu ăn nên súc miệng thật sạch hoặc đánh răng sau mỗi lần ăn nho.
Theo NQ
Eva
Eva