➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
thuytram1234
New member
93 - 97% mỡ trong cơ thể là mỡ trắng. Tuy có vai trò dự trữ năng lượng cho cơ thể nhưng khi tích tụ quá mức, mỡ trắng sẽ gây thừa cân, béo phì và hàng loạt các rối loạn chuyển hóa glucid, protid, lipid, tình trạng đề kháng insuline, viêm nội mạc... và hậu quả làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, gan nhiễm mỡ, ung thư...
Mỡ trắng tăng trước, bệnh tật theo sau
Tế bào mỡ trắng chứa một hạt mỡ lớn bên trong, kích thước từ 25 - 200 micron. Cơ thể người có 10 - 30 tỉ tế bào mỡ trắng và các tế bào này có thể tăng kích thước lên gấp 20 lần ban đầu, cùng với việc sản sinh mới về mặt số lượng. Mỡ trắng phân bố khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều ở dưới da và vùng bụng, nội tạng như: gan, thận, ruột, tim...
Khi tích tụ tại vùng dưới da như cánh tay, eo, mông, đùi... mỡ trắng làm “hỏng” vóc dáng, khiến cơ thể mập mạp và trở nên nặng nề, chậm chạp. Nguy hiểm hơn, mỡ tích tụ tại vùng bụng, nội tạng sẽ là “hiểm họa” với sức khỏe.
Mỡ trắng tăng sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa sớm. Cholesterol tỷ trọng thấp bám vào lòng mạch sẽ tạo mảng xơ vữa gây tăng huyết áp, thiếu máu - nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nghiên cứu của ĐH Manchester (Anh) cho thấy, nếu vòng eo vượt chuẩn (nam > 90 cm, nữ > 80 cm) nguy cơ bị nhồi máu cơ tim sẽ tăng gấp 55%. Mỡ trắng ở bụng còn sinh ra yếu tố đề kháng insulin, dẫn đến bệnh đái tháo đường. Theo Tổ chức Đái tháo đường thế giới, 80 - 90% ca bệnh đái tháo đường là thể 2 và thường xảy ra ở người thừa cân, béo phì có béo bụng.
Mỡ trắng tích tụ nhiều tại vùng bụng và nội tang
Ngoài ra, mỡ trắng tăng làm sức nặng cơ thể dồn xuống các khớp ở đầu gối, thắt lưng, háng, cổ chân dễ gây thoái hóa khớp. Nghiên cứu của Viện Châm cứu trung ương cho thấy, béo phì làm nguy cơ thoái hóa khớp tăng lên đến 7 lần.
Bên cạnh đó, thừa cân, béo phì còn là một trong những thủ phạm gây vô sinh hay các bệnh liên quan đến hô hấp, da, rối loạn nội tiết, tiêu hóa, suy giảm trí nhớ và bệnh ung thư. Thậm chí đã có nhận định: Chỉ trong vòng 5 năm nữa, béo phì sẽ thay thế vị trí của thuốc lá trở thành nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư.
Kiểm soát mỡ trắng, ngăn hiểm họa từ thừa cân - béo phì
Để phòng ngừa các nguy cơ từ mỡ trắng, người thừa cân béo phì cần giảm cân và kiểm soát được cân nặng. Đây được khuyến cáo là phương pháp chủ động và ít tốn kém nhất.
Gần đây, việc áp dụng các tiến bộ về sinh học phân tử trong nghiên cứu về tế bào mỡ trắng đã phát hiện ra sự hiện diện của thụ thể PPARγ - “kẻ tiếp tay” cho tế bào mỡ trắng tăng sinh và tích tụ. Đồng thời, các nhà khoa học cũng tìm ra perilipin, một loại protein nằm trên giọt mỡ, ngăn cản sự ly giải mỡ của men lipase. Những phát hiện này đã giúp đưa ra phương pháp điều trị thừa cân, béo phì bằng cách can thiệp vào quá trình sinh trưởng và phát triển của mỡ trắng.
Từ kết quả trên, Trung tâm nghiên cứu InterHealth Nutraceuticals (Mỹ) đã tìm thấy các hoạt chất thiên nhiên từ Belaunja và Mangastin có tác dụng giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng một cách an toàn và hiệu quả.
Nghiên cứu lâm sàng về Belaunja và Mangastin vừa được Trường ĐH California - Davis (Mỹ) công bố cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm cân và các chỉ số BMI, vòng eo, hông sau 2 - 8 tuần sử dụng và không gây tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, mất nước, chán ăn... Về cơ chế, chính hai hoạt chất sinh học 7-hydroxy-frullanolide, alpha-mangostin trong Belaunja và Mangastin đã gây ức chế và làm giảm hoạt động của PPARγ để ngăn tế bào mỡ mới hình thành. Đồng thời, hạn chế biểu hiện của perilipin, nhờ đó men lipase tiếp cận giọt mỡ và ly giải mỡ ra khỏi tế bào. Qua đó giúp giảm kích thước mỡ trắng, đặc biệt tại eo, bụng, đùi...
Ngoài việc sử dụng hoạt chất thiên nhiên Belaunja và Mangastin, người thừa cân, béo phì nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục đều đặn. Đây chính là “3 nguyên tắc vàng” giúp kiểm soát cân nặng và phòng ngừa hiệu quả các nguy cơ bệnh tật từ thừa cân, béo phì.
Trích _ PGS-TS Lê Bạch Mai - Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia
Mỡ trắng tăng trước, bệnh tật theo sau
Tế bào mỡ trắng chứa một hạt mỡ lớn bên trong, kích thước từ 25 - 200 micron. Cơ thể người có 10 - 30 tỉ tế bào mỡ trắng và các tế bào này có thể tăng kích thước lên gấp 20 lần ban đầu, cùng với việc sản sinh mới về mặt số lượng. Mỡ trắng phân bố khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều ở dưới da và vùng bụng, nội tạng như: gan, thận, ruột, tim...
Khi tích tụ tại vùng dưới da như cánh tay, eo, mông, đùi... mỡ trắng làm “hỏng” vóc dáng, khiến cơ thể mập mạp và trở nên nặng nề, chậm chạp. Nguy hiểm hơn, mỡ tích tụ tại vùng bụng, nội tạng sẽ là “hiểm họa” với sức khỏe.
Mỡ trắng tăng sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa sớm. Cholesterol tỷ trọng thấp bám vào lòng mạch sẽ tạo mảng xơ vữa gây tăng huyết áp, thiếu máu - nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nghiên cứu của ĐH Manchester (Anh) cho thấy, nếu vòng eo vượt chuẩn (nam > 90 cm, nữ > 80 cm) nguy cơ bị nhồi máu cơ tim sẽ tăng gấp 55%. Mỡ trắng ở bụng còn sinh ra yếu tố đề kháng insulin, dẫn đến bệnh đái tháo đường. Theo Tổ chức Đái tháo đường thế giới, 80 - 90% ca bệnh đái tháo đường là thể 2 và thường xảy ra ở người thừa cân, béo phì có béo bụng.
Mỡ trắng tích tụ nhiều tại vùng bụng và nội tang
Ngoài ra, mỡ trắng tăng làm sức nặng cơ thể dồn xuống các khớp ở đầu gối, thắt lưng, háng, cổ chân dễ gây thoái hóa khớp. Nghiên cứu của Viện Châm cứu trung ương cho thấy, béo phì làm nguy cơ thoái hóa khớp tăng lên đến 7 lần.
Bên cạnh đó, thừa cân, béo phì còn là một trong những thủ phạm gây vô sinh hay các bệnh liên quan đến hô hấp, da, rối loạn nội tiết, tiêu hóa, suy giảm trí nhớ và bệnh ung thư. Thậm chí đã có nhận định: Chỉ trong vòng 5 năm nữa, béo phì sẽ thay thế vị trí của thuốc lá trở thành nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư.
Kiểm soát mỡ trắng, ngăn hiểm họa từ thừa cân - béo phì
Để phòng ngừa các nguy cơ từ mỡ trắng, người thừa cân béo phì cần giảm cân và kiểm soát được cân nặng. Đây được khuyến cáo là phương pháp chủ động và ít tốn kém nhất.
Gần đây, việc áp dụng các tiến bộ về sinh học phân tử trong nghiên cứu về tế bào mỡ trắng đã phát hiện ra sự hiện diện của thụ thể PPARγ - “kẻ tiếp tay” cho tế bào mỡ trắng tăng sinh và tích tụ. Đồng thời, các nhà khoa học cũng tìm ra perilipin, một loại protein nằm trên giọt mỡ, ngăn cản sự ly giải mỡ của men lipase. Những phát hiện này đã giúp đưa ra phương pháp điều trị thừa cân, béo phì bằng cách can thiệp vào quá trình sinh trưởng và phát triển của mỡ trắng.
Từ kết quả trên, Trung tâm nghiên cứu InterHealth Nutraceuticals (Mỹ) đã tìm thấy các hoạt chất thiên nhiên từ Belaunja và Mangastin có tác dụng giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng một cách an toàn và hiệu quả.
Nghiên cứu lâm sàng về Belaunja và Mangastin vừa được Trường ĐH California - Davis (Mỹ) công bố cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm cân và các chỉ số BMI, vòng eo, hông sau 2 - 8 tuần sử dụng và không gây tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, mất nước, chán ăn... Về cơ chế, chính hai hoạt chất sinh học 7-hydroxy-frullanolide, alpha-mangostin trong Belaunja và Mangastin đã gây ức chế và làm giảm hoạt động của PPARγ để ngăn tế bào mỡ mới hình thành. Đồng thời, hạn chế biểu hiện của perilipin, nhờ đó men lipase tiếp cận giọt mỡ và ly giải mỡ ra khỏi tế bào. Qua đó giúp giảm kích thước mỡ trắng, đặc biệt tại eo, bụng, đùi...
Ngoài việc sử dụng hoạt chất thiên nhiên Belaunja và Mangastin, người thừa cân, béo phì nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục đều đặn. Đây chính là “3 nguyên tắc vàng” giúp kiểm soát cân nặng và phòng ngừa hiệu quả các nguy cơ bệnh tật từ thừa cân, béo phì.
PGS-TS Lê Bạch Mai
(Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia
(Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia