thegioisacdep
New member
Nói đến Mỹ Tho, đặc sản chính sẽ là hủ tíu. Qua những cải biên, ngoài hủ tíu dai, hủ tíu gà, cá, mực… hiện tại đã có thêm hủ tíu sa tế bò, một đặc sản mới của hủ tíu Mỹ Tho.
Hủ tíu sa tế
Hủ tíu sa tế, nghe nói rằng do người Hoa tại Mỹ Tho sáng chế ra, dùng thịt nai (nuôi) hoặc thịt bò với hủ tíu mềm hay dai. Và được người Việt của các vùng miền khắp cả nước chế biến lại với hương vị và khẩu vị đặc trưng riêng theo mỗi vùng miền.
Nhưng xem ra, hủ tíu sa tế Mỹ Tho vẫn là một hương vị mới của Mỹ Tho, với nước dùng đỏ màu sa tế mà không cay. Còn muốn ăn cay đã có những hủ ớt sa tế để riêng trên bàn.
Với hủ tíu sa tế Mỹ Tho, khi mới ăn bạn có cảm giác như vừa nếm món bò kho. Nhưng với rau ăn kèm là vị chua nhẹ của khế, mùi thơm của rau quế, vị chát nhẹ của chuối non, mùi thơm và bùi bùi của đậu phộng cùng với giá, ngò gai và dưa leo, đi kèm thêm miếng thịt bò mềm ngọt, nạm gân dòn dai khi chan với ớt sa tế và tương ngọt thì có cảm giác khác hẳn.
Bún gỏi già Mỹ Tho
Món bún này cũng tương tự món bún mắm vì có chung nguyên liệu là mắm cá. Bún gỏi già ngon phải nấu chung với me để cho ra nước lèo chua chua ngọt ngọt đặc trưng, ăn chung với tép bạc, tép lột hay tôm sú lột là ngon nhất.
Nước bún gỏi già chua ngọt thường được ăn kèm với rau muống, rau chuối bào và rau hẹ, thêm vào nước chấm phải là nước cốt mắm cá linh nguyên chất, để tạo ra hương vị thơm ngon đậm mà không cần phải nêm nếm gì thêm.
Bánh giá
Bánh giá Mỹ Tho mà người sành ăn hay khen là bánh giá chợ Giồng, Gò Công Tây. Theo lời người dân địa phương, nghề làm bánh giá xuất hiện cùng với quá trình khai hoang lập ấp của người Việt vùng đất này vào thế kỷ XVII.
Nguyên liệu để làm bánh giá - không chỉ có giá (mầm đậu), mà bao gồm thịt heo nạc, tôm đất, giá, nấm rơm, nấm mèo, cải bắc thảo, bột gạo, bột đậu nành, óc heo, dầu thực vật (thay cho mỡ heo).
Để bánh được ngon, giòn, xốp, người làm thường trộn chung bột gạo với bột đậu nành theo tỉ lệ 1:1 và óc heo, rồi đem ủ khoảng 2 - 3 giờ, sau đó mới đem chiên.
Khi chiên bánh, người chế biến cho dầu thực vật hoặc mỡ vào chảo, chờ sôi. Kế tiếp, cho các nguyên liệu đã chế biến sẵn vào vá; nhúng vá ấy vào chảo (tôm vào sau cùng), đến khi chiếc bánh có màu vàng sậm là vừa chín tới, để ráo dầu mang ra ăn nóng kèm với rau thơm, mắm tỏi ớt và bún. Tên cũng từ đây: Vá - bánh múc bằng vá, nói trại ra đã thành bánh giá.
Bánh giá Chợ Giồng hiện không chỉ là món ăn bình dân mà còn hiện diện trang trọng trong các bữa tiệc, thể hiện sự khéo léo của phụ nữ vùng Gò Công. Bánh ngon là phải mang vị béo của bột gạo hòa lẫn với vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng với nước mắm tỏi ớt.
Từ chợ Giồng, bánh giá đã lan ra khắp tỉnh Tiền Giang. Theo vùng miền, khẩu vị, nguyên liệu làm bánh giá ngoài bột gạo, bột năng, óc heo, giá sống thì cầu kỳ hơn sẽ thêm gan heo; còn hỗn hợp bột thì muốn bánh giòn sẽ cho nhiều bột năng, muốn bánh dẻo thì cho nhiều bột gạo.
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu của người ăn chay, hiện đã có bánh giá chay với giá, đậu hủ xắt mỏng, nấm rơm, nấm mèo... và khi ăn thì thay thế nước mắm bằng nước tương tỏi ớt.
Bánh bèo Mỹ Tho
Cũng như món hủ tíu, bánh bèo Mỹ Tho ngon ở phần gạo. Bánh bèo làm bằng bột gạo ngon được xếp đều trong đĩa, trét lên một lớp nhân đậu xanh đánh nhuyễn thật bùi, rắc thêm một lớp tôm khô chấy đậm đà vị ngọt, chan mấy muỗng nước cốt dừa béo ngậy và thêm một muỗng nước mắm ớt pha chanh đường chua chua ngọt ngọt mằn mặn cay cay.
Mặc dù chỉ là gánh bánh bèo nho nhỏ và thực khách phải ngồi trên những ghế xếp thấp chũn xoay quanh cô chủ duyên dáng hiền lành, nhưng lúc nào gánh bánh bèo cũng đắt khách và đã làm nhiều người rất nhớ khi xa Mỹ Tho.
Món còng
Đây cũng là một món ngon giản dị của xứ rẫy Gò Công. Phụ nữ xứ Gò miệt rẫy rất nhiều người biết làm món mắm còng. Làm để ăn và bán, như một sản vật dân dã địa phương. Mắm còng được làm vào mùa còng lột, người dân đi chọn bắt những con vừa lớn vừa có màu sắc đỏ tươi để làm mắm. Cách làm thì theo bí quyết riêng của từng nhà, từng gia đình.
Ngoài làm mắm còng, con còng miệt rẫy còn được chế biến đa dạng khác như: rang, nấu canh, nhưng ngon nhất là món còng lột chiên chấm nước xốt cà chua ngọt. Mắm còng Gò Công hiện nay được ưa chuộng không thua gì món mắm tôm chà - cũng là đặc sản xứ Gò Công.
Đặc sản Mỹ Tho - Tiền Giang nói rộng thêm còn có ốc gạo Cái Bè, ốc hương Cồn Cống, nghêu Gò Công, sò đũa bếp... Ngoài ra, ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, biển Tân Thành (Gò Công Đông) còn xuất hiện một loại hải sản rất quý hiếm là con móng tay.
Theo những người lớn tuổi thì ngày trước, ở vành đai ruộng rừng xã Gia Thuận, Tân Phước (Gò Công Đông) cũng là nơi trú ngụ, sinh sôi của ba khía. Nhưng đặc sản nổi tiếng ở vùng rừng ngập mặn này bây giờ ngày càng hiếm.
Leona
Nguồn baoapbac
Hủ tíu sa tế
Hủ tíu sa tế, nghe nói rằng do người Hoa tại Mỹ Tho sáng chế ra, dùng thịt nai (nuôi) hoặc thịt bò với hủ tíu mềm hay dai. Và được người Việt của các vùng miền khắp cả nước chế biến lại với hương vị và khẩu vị đặc trưng riêng theo mỗi vùng miền.
Nhưng xem ra, hủ tíu sa tế Mỹ Tho vẫn là một hương vị mới của Mỹ Tho, với nước dùng đỏ màu sa tế mà không cay. Còn muốn ăn cay đã có những hủ ớt sa tế để riêng trên bàn.
Với hủ tíu sa tế Mỹ Tho, khi mới ăn bạn có cảm giác như vừa nếm món bò kho. Nhưng với rau ăn kèm là vị chua nhẹ của khế, mùi thơm của rau quế, vị chát nhẹ của chuối non, mùi thơm và bùi bùi của đậu phộng cùng với giá, ngò gai và dưa leo, đi kèm thêm miếng thịt bò mềm ngọt, nạm gân dòn dai khi chan với ớt sa tế và tương ngọt thì có cảm giác khác hẳn.
Bún gỏi già Mỹ Tho
Món bún này cũng tương tự món bún mắm vì có chung nguyên liệu là mắm cá. Bún gỏi già ngon phải nấu chung với me để cho ra nước lèo chua chua ngọt ngọt đặc trưng, ăn chung với tép bạc, tép lột hay tôm sú lột là ngon nhất.
Nước bún gỏi già chua ngọt thường được ăn kèm với rau muống, rau chuối bào và rau hẹ, thêm vào nước chấm phải là nước cốt mắm cá linh nguyên chất, để tạo ra hương vị thơm ngon đậm mà không cần phải nêm nếm gì thêm.
Bánh giá
Bánh giá Mỹ Tho mà người sành ăn hay khen là bánh giá chợ Giồng, Gò Công Tây. Theo lời người dân địa phương, nghề làm bánh giá xuất hiện cùng với quá trình khai hoang lập ấp của người Việt vùng đất này vào thế kỷ XVII.
Nguyên liệu để làm bánh giá - không chỉ có giá (mầm đậu), mà bao gồm thịt heo nạc, tôm đất, giá, nấm rơm, nấm mèo, cải bắc thảo, bột gạo, bột đậu nành, óc heo, dầu thực vật (thay cho mỡ heo).
Để bánh được ngon, giòn, xốp, người làm thường trộn chung bột gạo với bột đậu nành theo tỉ lệ 1:1 và óc heo, rồi đem ủ khoảng 2 - 3 giờ, sau đó mới đem chiên.
Khi chiên bánh, người chế biến cho dầu thực vật hoặc mỡ vào chảo, chờ sôi. Kế tiếp, cho các nguyên liệu đã chế biến sẵn vào vá; nhúng vá ấy vào chảo (tôm vào sau cùng), đến khi chiếc bánh có màu vàng sậm là vừa chín tới, để ráo dầu mang ra ăn nóng kèm với rau thơm, mắm tỏi ớt và bún. Tên cũng từ đây: Vá - bánh múc bằng vá, nói trại ra đã thành bánh giá.
Bánh giá Chợ Giồng hiện không chỉ là món ăn bình dân mà còn hiện diện trang trọng trong các bữa tiệc, thể hiện sự khéo léo của phụ nữ vùng Gò Công. Bánh ngon là phải mang vị béo của bột gạo hòa lẫn với vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng với nước mắm tỏi ớt.
Từ chợ Giồng, bánh giá đã lan ra khắp tỉnh Tiền Giang. Theo vùng miền, khẩu vị, nguyên liệu làm bánh giá ngoài bột gạo, bột năng, óc heo, giá sống thì cầu kỳ hơn sẽ thêm gan heo; còn hỗn hợp bột thì muốn bánh giòn sẽ cho nhiều bột năng, muốn bánh dẻo thì cho nhiều bột gạo.
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu của người ăn chay, hiện đã có bánh giá chay với giá, đậu hủ xắt mỏng, nấm rơm, nấm mèo... và khi ăn thì thay thế nước mắm bằng nước tương tỏi ớt.
Bánh bèo Mỹ Tho
Cũng như món hủ tíu, bánh bèo Mỹ Tho ngon ở phần gạo. Bánh bèo làm bằng bột gạo ngon được xếp đều trong đĩa, trét lên một lớp nhân đậu xanh đánh nhuyễn thật bùi, rắc thêm một lớp tôm khô chấy đậm đà vị ngọt, chan mấy muỗng nước cốt dừa béo ngậy và thêm một muỗng nước mắm ớt pha chanh đường chua chua ngọt ngọt mằn mặn cay cay.
Mặc dù chỉ là gánh bánh bèo nho nhỏ và thực khách phải ngồi trên những ghế xếp thấp chũn xoay quanh cô chủ duyên dáng hiền lành, nhưng lúc nào gánh bánh bèo cũng đắt khách và đã làm nhiều người rất nhớ khi xa Mỹ Tho.
Món còng
Đây cũng là một món ngon giản dị của xứ rẫy Gò Công. Phụ nữ xứ Gò miệt rẫy rất nhiều người biết làm món mắm còng. Làm để ăn và bán, như một sản vật dân dã địa phương. Mắm còng được làm vào mùa còng lột, người dân đi chọn bắt những con vừa lớn vừa có màu sắc đỏ tươi để làm mắm. Cách làm thì theo bí quyết riêng của từng nhà, từng gia đình.
Ngoài làm mắm còng, con còng miệt rẫy còn được chế biến đa dạng khác như: rang, nấu canh, nhưng ngon nhất là món còng lột chiên chấm nước xốt cà chua ngọt. Mắm còng Gò Công hiện nay được ưa chuộng không thua gì món mắm tôm chà - cũng là đặc sản xứ Gò Công.
Đặc sản Mỹ Tho - Tiền Giang nói rộng thêm còn có ốc gạo Cái Bè, ốc hương Cồn Cống, nghêu Gò Công, sò đũa bếp... Ngoài ra, ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, biển Tân Thành (Gò Công Đông) còn xuất hiện một loại hải sản rất quý hiếm là con móng tay.
Theo những người lớn tuổi thì ngày trước, ở vành đai ruộng rừng xã Gia Thuận, Tân Phước (Gò Công Đông) cũng là nơi trú ngụ, sinh sôi của ba khía. Nhưng đặc sản nổi tiếng ở vùng rừng ngập mặn này bây giờ ngày càng hiếm.
Leona
Nguồn baoapbac