mecuameocon
New member
Hôm nay chúng ta tiếp tục nghe những chia sẻ của chị Tuyết Lê về cách dạy bé Joe học chữ theo phương pháp Glenn Doman nhé!
Có lẽ nhiều mẹ sẽ thắc mắc rằng dạy tiếng Anh cho một đứa trẻ 2 tuổi thì dạy như thế nào? Nhưng theo chương trình tích hợp thì dạy tiếng Anh cũng giống như dạy tiếng Việt cho bé thôi. Đối với trẻ thì tiếng Việt cũng là "ngoại ngữ" và tiếng Anh cũng vậy thôi, vì con bắt đầu phải học nên ngôn ngữ nào cũng giống như nhau.
Cậu bé rất lanh lợi, thông minh
Tuy vậy, Joe mới có hơn 2 tuổi 1 chút, chị có sợ con sẽ bị “lẫn lộn” 2 thứ tiếng không?
Tất nhiên là không rồi, vì bé vẫn nói chuyện với mọi người bằng tiếng Việt, chỉ khi nào mẹ nói chuyện bằng tiếng Anh thì con cũng nói thôi. Tôi dạy ngoại ngữ cho con theo nguyên tắc là không dịch, tức là khi nói thứ tiếng nào thì chỉ dùng ngôn ngữ đó thôi; và dùng hình ảnh, hành động hoặc vật thật để mình họa cho từ hoặc câu đó, như thế bé sẽ không bị lẫn lộn. Bằng chứng là Joe thường nói: “I see a cow” chứ không khi nào nói: “I see con bò” cả.
Có nhiều mẹ cho rằng phương pháp này quá tốn kém vì phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua học liệu, chị nghĩ sao ạ?
Đúng là để áp dụng được phương pháp này cũng tốn khá nhiều tiền và không phải mẹ nào cũng đủ điều kiện để mua cho con. Nhưng nếu mình dành thời gian và tâm huyết để tự làm học liệu cho con thì không quá khó khăn và tốn kém. Tôi cũng thường khuyên các mẹ như vậy, bởi chỉ cần bỏ ra vài trăm ngàn mua giấy, bút mực là làm được 1 bộ học liệu cho con rồi.
Khi làm học liệu cho con, mẹ cũng dồn cả tâm huyết, tình yêu thương, tính kiên nhẫn, hy sinh (có thể làm cú đêm khi đã say mê) vào từng nét chữ, nên bé sẽ cảm nhận được tình yêu bao la mà mẹ dành cho. Joe nhà tôi yêu những thẻ chữ mẹ tự làm lắm, có khi học xong phải ôm ấp, hôn thẻ xong mới chịu (cười).
Khi mới áp dụng phương pháp, chị có gặp khó khăn gì không? Theo chị thì để áp dụng thành công cần có những yếu tố nào?
Khó khăn ban đầu chỉ là mẹ vẫn còn lóng ngóng trong việc tráo thẻ, chưa biết cách thu hút con, rồi xử lý việc con đòi và giật thẻ, không nhìn thẻ... Vì thế, nếu có điều kiện thì mẹ nên đi học 1 khóa đào tạo (không thì cũng không sao). Nhất là ba mẹ phải tìm hiểu kĩ về phương pháp trước khi áp dụng. Sau khi hiểu rõ về phương pháp và cách áp dụng rồi mới bắt tay vào chuẩn bị học liệu. Khi đã chuẩn bị xong học liệu rồi thì tập tráo thẻ cho nhanh (có thể đứng trước gương hoặc tập với ai đó - tuyệt đối không lấy chính con ra thử) và tập các bài tập phản xạ nhanh để thu hút sự chú ý của con.
Để áp dụng thành công phương pháp thì theo mình, cần phải nhớ các nguyên tắc quan trọng đầu tiên trước khi tiến hành chơi thẻ với con, đó là:
1. Cần hiểu rõ về phương pháp và cách áp dụng.
2. Luôn tin tưởng và cổ vũ con.
3. Chuẩn bị đầy đủ học liệu dạy con.
4. Cha mẹ tương tác với con thật vui vẻ và tiến hành tráo thẻ thật nhanh (vì theo nguyên tắc chưa đầy 1 giây trẻ đã chụp hình xong rồi, nếu mẹ tráo chậm quá con đã chụp xong hình cũ thì con sẽ nhìn ra chỗ khác, vì não không làm việc với thông tin cũ).
Xin cảm ơn chị về những chia sẻ rất hữu ích của mình!
Nguồn: glenndomanvietnam
Có lẽ nhiều mẹ sẽ thắc mắc rằng dạy tiếng Anh cho một đứa trẻ 2 tuổi thì dạy như thế nào? Nhưng theo chương trình tích hợp thì dạy tiếng Anh cũng giống như dạy tiếng Việt cho bé thôi. Đối với trẻ thì tiếng Việt cũng là "ngoại ngữ" và tiếng Anh cũng vậy thôi, vì con bắt đầu phải học nên ngôn ngữ nào cũng giống như nhau.
Cậu bé rất lanh lợi, thông minh
Tuy vậy, Joe mới có hơn 2 tuổi 1 chút, chị có sợ con sẽ bị “lẫn lộn” 2 thứ tiếng không?
Tất nhiên là không rồi, vì bé vẫn nói chuyện với mọi người bằng tiếng Việt, chỉ khi nào mẹ nói chuyện bằng tiếng Anh thì con cũng nói thôi. Tôi dạy ngoại ngữ cho con theo nguyên tắc là không dịch, tức là khi nói thứ tiếng nào thì chỉ dùng ngôn ngữ đó thôi; và dùng hình ảnh, hành động hoặc vật thật để mình họa cho từ hoặc câu đó, như thế bé sẽ không bị lẫn lộn. Bằng chứng là Joe thường nói: “I see a cow” chứ không khi nào nói: “I see con bò” cả.
Có nhiều mẹ cho rằng phương pháp này quá tốn kém vì phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua học liệu, chị nghĩ sao ạ?
Đúng là để áp dụng được phương pháp này cũng tốn khá nhiều tiền và không phải mẹ nào cũng đủ điều kiện để mua cho con. Nhưng nếu mình dành thời gian và tâm huyết để tự làm học liệu cho con thì không quá khó khăn và tốn kém. Tôi cũng thường khuyên các mẹ như vậy, bởi chỉ cần bỏ ra vài trăm ngàn mua giấy, bút mực là làm được 1 bộ học liệu cho con rồi.
Khi làm học liệu cho con, mẹ cũng dồn cả tâm huyết, tình yêu thương, tính kiên nhẫn, hy sinh (có thể làm cú đêm khi đã say mê) vào từng nét chữ, nên bé sẽ cảm nhận được tình yêu bao la mà mẹ dành cho. Joe nhà tôi yêu những thẻ chữ mẹ tự làm lắm, có khi học xong phải ôm ấp, hôn thẻ xong mới chịu (cười).
Khi mới áp dụng phương pháp, chị có gặp khó khăn gì không? Theo chị thì để áp dụng thành công cần có những yếu tố nào?
Khó khăn ban đầu chỉ là mẹ vẫn còn lóng ngóng trong việc tráo thẻ, chưa biết cách thu hút con, rồi xử lý việc con đòi và giật thẻ, không nhìn thẻ... Vì thế, nếu có điều kiện thì mẹ nên đi học 1 khóa đào tạo (không thì cũng không sao). Nhất là ba mẹ phải tìm hiểu kĩ về phương pháp trước khi áp dụng. Sau khi hiểu rõ về phương pháp và cách áp dụng rồi mới bắt tay vào chuẩn bị học liệu. Khi đã chuẩn bị xong học liệu rồi thì tập tráo thẻ cho nhanh (có thể đứng trước gương hoặc tập với ai đó - tuyệt đối không lấy chính con ra thử) và tập các bài tập phản xạ nhanh để thu hút sự chú ý của con.
Để áp dụng thành công phương pháp thì theo mình, cần phải nhớ các nguyên tắc quan trọng đầu tiên trước khi tiến hành chơi thẻ với con, đó là:
1. Cần hiểu rõ về phương pháp và cách áp dụng.
2. Luôn tin tưởng và cổ vũ con.
3. Chuẩn bị đầy đủ học liệu dạy con.
4. Cha mẹ tương tác với con thật vui vẻ và tiến hành tráo thẻ thật nhanh (vì theo nguyên tắc chưa đầy 1 giây trẻ đã chụp hình xong rồi, nếu mẹ tráo chậm quá con đã chụp xong hình cũ thì con sẽ nhìn ra chỗ khác, vì não không làm việc với thông tin cũ).
Xin cảm ơn chị về những chia sẻ rất hữu ích của mình!
Nguồn: glenndomanvietnam