➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Trúc xanh.
Khi bạn mở cánh cửa bước vào cuộc sống, nghĩa là bạn đang bắt đầu cuộc hành trình tự khẳng định mình để khám phá ý nghĩa của cuộc sống và thực hiện mọi mục tiêu mong muốn của bản thân. Để chinh phục hành trình đầy khó khăn này thì tri thức chính là hành trang của chúng ta và Thầy cô chính là những người ngày đêm gom góp, truyền đạt cho chúng ta.
Từ ngày đầu tiên đi học bập bẹ làm quen với những con số 1,2,..rồi đến những chữ cái A, Ư…cho đến hôm nay mặc dù chúng ta đã khôn lớn đã phần nào tự mình tìm tòi học hỏi và đã sở hữu một vốn kiến thức nào đó. Thế nhưng, không phài lúc nào cuộc sống cũng bắng phảng suôn sẽ như bạn nghĩ- mà có cả những trở ngại khó khăn. Có những sự cố thất bại làm bạn mất niềm tin, tổn thương hay gục ngã tưởng chừng không thể đứng lên được nữa, mọi ước mơ tốt đẹp dường như sụp đổ. Bạn trở nên hụt hẫng, tuyệt vọng và mất niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống. Những lúc như thế bạn hãy nhớ đến hình ảnh cây trúc- chúng đã biết tự vươn lên sau những lúc oằn mình chịu đựng giông bão, và sau những lần như thế, mầm non vẫn tiếp tục đâm chồi lá xanh mướt và thân trúc trở nên vững vàng cứng cáp hơn …
“ Tre già măng mọc có gì lạ đâu”
Đúng như câu nói trên Tre già thì măng mọc là chuyện bình thường nhưng bạn có biết chăng để cho những búp măng non vươn mình ra khỏi đất thì đó chính là kết quả của cả một quá trình rễ trúc làm việc cặm cụi trong mọi điều kiện gom góp tích lũy dinh dưỡng cho thế hệ sau. Thầy cô cũng giống như vậy đó các bạn, sở hữu một trái tim yêu nghề, tấm lòng nhân hậu luôn hướng về học sinh cùng với bầu nhiệt huyết luôn nóng cháy, Thầy cô luôn luôn không ngừng trao dồi kiến thức, bôn ba tìm tòi học hỏi, gom góp kiến thức và khao khát truyền đạt, mong mõi học trò tiếp thu để sau này vững trãi bước vào hành trình của cuộc sống.
Thầy cô là như vậy đó, còn chúng ta thì sao? Có phải đợi đến ngày 20/11 hay dịp lễ tết gì đó chúng ta mua một món quà kèm theo một lời chúc gởi đến thầy cô là đủ rồi không. Hay là bạn nghĩ rằng đợi đến khi nào cuộc sống tốt đẹp hơn, sau khi việc học hành hoàn tất hay có công việc ổn định kiếm nhiều tiền lúc đó mới có thể trả ơn Thầy cô.
Đừng chờ đợi mà hãy hành động ngay từ bây giờ, ngay lúc này đây bạn cũng có thể nói lên lời “ Tri Ân” Thầy cô và chính kết quả học tập tốt của bạn sẽ là món quà tốt nhất mà thầy cô mong đợi .
___________________________________
Thầy ơi! Em vẫn nhớ!
Hơn một năm tôi rời xa mái trường phổ thông mến yêu để bước vào cổng trường đại học, giờ nhìn lại thời gian trôi qua nhanh quá, cuộc sống cũng nhiều thay đổi quá, và theo thời gian tôi cũng như các bạn khác đã bước vào đời nếm trải niềm vui lẫn những cay đắng của cuộc đời. Cũng chính lẽ đó mà dần dần những kỉ niệm ngày xưa trong tôi đã đi vào quên lãng. Nhưng không phải là tất cả, vẫn còn những kỉ niệm mà suốt cụôc đời tôi không thể nào quên và nhất là hình ảnh người thầy ngày xưa không bao giờ phai nhạt trong tâm trí tôi.
Lần đầu tiên gặp thầy dường như tôi không có ấn tượng gì ngoài ánh mắt sáng long lanh. Hơn nữa, thầy dạy Anh văn– một môn tôi không mấy yêu thích, vì thế tôi cũng không quan tâm đến. Nhưng chỉ sau mấy tuần học, tôi lại cảm thấy thích thú. Thầy dạy rất hay, phần nào không hiểu thầy giảng rất kỹ. Một số câu hỏi các bạn đặt ra thầy chưa tìm hiểu đến thì thầy ghi chép lại và tiết học sau thầy giải đáp. Tôi mến thầy không chỉ thầy dạy hay, kiến thức thầy rộng mà còn từ những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng đối với tôi đó là những lời chân thành, quý báu. Thầy dạy chúng tôi phải biết tôn trọng thầy cô– những người đem lại cho chúng ta điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Điều này chúng tôi đã được học từ lúc bé cho đến khi trưởng thành nhưng thử hỏi có mấy ai thực hiện được. Có một số bạn nhiều khi còn trả treo với thầy cô ngay tại lớp học, rồi có khi do bị điểm xấu hay bị thầy cô la rầy vì lý do nào đó, các bạn lại bàn ra tán vào, đồn ầm lên nào là thầy cô khó, dạy không hiểu cho đề kiểm tra lắc léo, ghét học trò…và từ đó có thể dẫn đến hiềm khích lớn. Thầy đã bảo với chúng tôi rằng:” Chúng ta không nên nhận xét thầy cô mà hãy để cho đồng nghiệp của họ nhận xét, đóng góp nhau”. Xét cho cùng thầy nói rất đúng, bởi vì chúng ta không ở trong hoàn cảnh của thầy cô thì làm sao chúng ta có thể hiểu hết thầy cô, còn đòng nghiệp với nhau, cùng sống trong một môi trường, cùng chung một tâm huyết họ sẽ hiểu nhau hơn.
Mặc dù không phải là giáo viên chủ nhiệm, nhưng thầy rất quan tâm đến lớp chúng tôi. Để học Anh văn có hiệu quả thì có lẽ học nhóm là một trong những cách thích hợp nhất. Vì thế thầy áp dụng phương thức này vào các tiết học. Nhưng do tính nhút nhát nên tôi rất ít đóng góp ý kiến trong nhóm, dường như tôi không họp với các học này, và thầy đã nhận ra điều đó. Thế là sau tiết học thầy gọi riêng tôi ra ngoài và giảng giải cho tôi hiểu lợi ích của việc học nhóm. Thầy bảo: chúng ta không thể sống đơn độc, tách biệt với mọi người, mà chúng ta phải hòa nhập thì để phát huy năng lực của mình. Trong học tập, mọi người cần đóng góp ý kiến cho nhau, nói lên những suy nghĩ của mình để kiíen thức của nhóm ngày càng phong phú; hơn nữa, có thể ý kiến của mình mình nghĩ là đúng nhưng thật sự có những sai sót mà một mình ta không thể phát hiện ra. Không chỉ trong hoc tập mà trong cuộc sống cũng vậy, sau này khi vào đời, chúng ta rất cần sự giúp đỡ của nhiều người. Vì thế trước mắt là chúng ta cần sông hòa nhã, cùng giúp đỡ nhau, [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url] nhau nghe những nỗi niềm, có hư thế chúng ta mơii nhận ra rằng cuộc sống này đày ý nghĩa, và mọ người luôn thân thiện, gần gũi. Nhờ những lời dạy bảo của thầy mà khi bước vào cổng trường đại học– một môi trường hoàn toàn mới tôi đã dễ dàng thích nghi.
Rồi đến năm tôi lên 12 chuẩn bị kỳ thi cuối cấp, trong khi các bạn tôi đang náo nức chọn ngành nghề và làm hô sơ thi đại học, tôi lại không hề bận tâm nghĩ đến tương lai, mà nếu có nghĩ đến có lẽ tôi cũng không thể thực hiện được. Cuộc sống gia đình nghèo khó, cha suốt ngày rượu chè cờ bạcem trai lại mê chơi điện tử, và tôi đã chán nản cuộc sống hiện tại, cũng chẳng thiết nghĩ đến tương lai, có lẽ nó cũng như vậy thôi. Hôm đó, đến tiết học của thầy, sau khi dạy xong bài, thầy hỏi thăm chúng tôi chọn ngành nào, trường nào. Khi thầy hỏi đến tôi, tôi nói rằng tôi dự dịnh đi làm sau khi tốt nghiệp, thì thầy bảo với cả lớp chứ không phải riêng tôi:“ Làm nghề nào cũng là làm mướn cả các em ạ, nhưng chúng ta nên chọn công việc gì đỡ nặng nhọc và không phải hối tiếc sau này”. Về nhà, tôi suy nghĩ câu nói của thầy và nhận ra mình đã sai, thế là tôi quyết định thi đại học. Thời gian nộp hồ sơ thi đại học gần hết rồi, bối rối quá, tôi vẫn chưa chọn được ngành nghề nào cho mình cả. Và tôi đã tìm thầy hỏi ý kiến. Sau khi suy nghĩ, thầy khuyên tôi nên thi ngành Công nghệ sinh học–một ngành tương đối mới và đang được nhà nước quan tâm đầu tư. Tôi nghe theo thầy nộp đơn vào ngành Công nghệ sinh học và tôi đã không hối tiếc. Mặc dù lúc đầu tôi không được thích, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng nó sát với cuộc sống thực tế và hiện giờ tôi rất yêu thích ngành này.
Thầy ơi, nhờ thầy mà em mới có được ngày hôm nay, em đã bắt đầu nhận ra cuộc sống này rất tươi đẹp và đầy ý nghĩa. Em mãi nhớ về thầy, nhớ tình yêu thương mà thầy đã dành cho chúng em. Chỉ còn vài hôm nữa thôi là đến ngày 20/11– một ngày không thể nào mà mọi người quên được, ngày Nhà giáo Việt Nam, em sẽ cố gắng sắp xếp thời gian về lại mái trường xưa để thăm thầy và các thầy cô giáo đã một lòng sống vì sự nghiệp. Em luôn hứa với lòng sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng thầy cô.
___________
Tìm về
Lá thu rơi đón người trở lại
Lá úa trải vàng trên lối cũ lang thang.
Mưa chẳng rơi sao lòng buồn trống trải
Mắt nhạt nhòa tìm lại những ngày xưa…..
Ngày ấy, chúng em vô tư quá đỗi, nghĩ đến ngày ra trường vào đại học là trong lòng cứ nôn nao và tự vẽ ra bao chuỗi ngày tuyệt vời phiá trước, có lẽ điều làm chúng em tiếc nuối duy nhất lúc bấy giờ là sẽ không còn gặp được nhau và cũng có lẽ chưa bao giờ em nghĩ đến trường lớp và… thầy cô! Một chút suy nghĩ vụng về lúc bấy giờ , trường là một tổ ấm nhưng tổ ấm này hằng năm lại có biết bao nhiêu người con mới và em rồi sẽ bị lãng quên cũng như em rồi cũng sẽ lãng quên tất cả chỉ vì… thời gian cứ mãi trôi…
Ngày tháng đi qua, em cứ ngày ngày đi về trên con đường đó, ngồi trên chiếc bàn đó và…học, vui buồn và đôi khi còn có những giọt nước mắt, em cứ vô tâm trải qua tất cả, đâu biết được rằng một ngày không xa nào đó, trong những ngày mà em đang mong đợi, em sẽ mãi nhớ về những ngày mà bây giờ mình đang cố gắn qua mau.
Nhớ lắm những khi vào lớp, chúng em cứ nghịch ngợm mong sao thầy cô đừng đến, đôi khi còn có những điều ước thật là ngu ngốc dại khờ, để bây giờ em chỉ mong sao những điều ước đó sẽ không bao giờ xảy ra và không bao giờ được lập lại…
Giờ em đang bước trên con đường mà em mong muốn nhưng sao bước chân em cứ khập khễnh trên đường, em thắc mắc tại sao con đướng này không bằng phẳng như con đường lúc trước, có phải vì em không còn là một cô bé nữa hay tại vì… ở đây không còn có thầy cô!?! Giờ em phải đối diện với bao điều mà em quên vẽ ra trong bức tranh ngày trước, em không chạy trốn, nhưng chỉ mong sao những lúc vui buồn em sẽ tìm gặp đâu đó quanh mình một ánh mắt thân quen, ánh mắt từng buổn khi chúng em “nổi loạn” và cũng từng vui cười khi em chạy vội vào báo tin mình thi đậu…
Một chiều cuối thu em đã về lại trường, giờ sao bước chân em như xa lạ, về đây em chỉ mong tìm lại những kỷ niệm vì sợ rằng màu thời gian sẽ xóa nhòa tất cả. Ngồi một mình trong sân trừơng vắng vẻ những ngày xưa cứ hiện về thầy cô và các bạn và … nhưng rồi em lại gặp cô, vui hay buồn sao em lặng lẽ nhìn cô từ xa và cố gắn ngăn những dòng nước mắt mà không biết tại sao mình lại khóc. Rồi cô cũng thấy em, em cuối đầu chào cô và cũng để giấu đi hai hàng nước mắt chẳng nghe lời, cô mỉm cười nhìn đứa học trò mà đối với cô mãi là cô bé.. Em thầm nói trong nước mắt: như thế với em đã đủ rồi, cô ơi!…
_______________
Kỉ niệm về cô
Hôm ấy tôi về thăm nhà. Đến tối, cả nhà tôi ngồi quay quầng bên nhau trò chuyện.Em gái tôi chợt hỏi: “Hai ơi, hai còn nhớ cô Quyên không hai?, cô quyên dạy môn văn á!”. “Nhớ chứ,sao lại hỏi vậy?” Em tôi tiếp:Bữa trước em gặp cô, cô hỏi thăm chị nhiều lắm đó!Cô hỏi chị giờ còn học không? ở đâu? ngành gì?….Cô cứ kêu nhằm em là chị hoài!”.Nghe đến đây tôi vừa mừng vừa hổ thẹn. Đã hơn bốn năm trôi qua tôi chưa về thăm cô dù chỉ một lần!Tôi ước gì tôi có thể bay đến bên cô ngay tức khắc, để được cô ôm vào lòng, để được nghe giọng nói dịu êm của cô…Đêm hôm đó, tôi thao thức.Bao nhiêu kỉ niệm cứ ùa về trong tâm trí tôi.Cô là cô chủ nhiệm của tôi năm lớp 9-năm học mà tôi nhớ nhất trong quảng đời học sinh của mình.Năm đó tôi làm lớp phó học tập-một chức vụ mới toanh mà tôi chưa bao giờ làm trước kia.Vì vậy, tôi thường phạm những sai lầm “nho nhỏ”. Mỗi khi như vậy cô lại ân cần chỉ bảo tôi,cô chỉ em làm thế này, thế này…mới đúng. Lớp tôi học thì dở tệ, còn thi đua lúc nào cũng “hạng nhất” từ dưới đếm lên! Mà cứ khi nào lớp tôi “được” hạng như thế thì cô “thưởng” nguyên tiết sinh hoạt chủ nhiệm cả lớp “được” đứng! Đối với tôi đó là những ngày mà tôi sợ nhất! Đã vậy, một tuần chúng tôi còn phải gặp cô thêm bốn tiết văn nữa mới khổ! Cứ đến giờ văn tim chúng tôi cứ như muốn lọt ra khỏi lồng ngực tại vì sợ cô kêu trả bài.Nếu lỡ hôm đó, đứa nào trả bài không thuộc là đứa đó bị kêu suốt một tuần! Đã vậy cô còn mời phụ huynh vào, thế là tụi tui bị dủa một trận tơi bời hoa lá! Cô rất khó nên tụi bạn tui không thương cô lắm, thậm chí có đứa còn ghét cô nữa chứ! Nhưng đến cuối năm, khi gần đến ngày thi tốt nghiệp cô chỉ nói có vài câu thôi mà cả lớp ai cũng khóc ròng, mấy anh con trai hằng ngày quậy ra trò mà hôm nay mắt cũng đỏ hoe.Chúng tôi khóc vì không còn được cô chủ nhiệm nữa, không còn được học cô nữa, không còn đươc cô la như lúc trước… Có đứa còn nói:” cô ơi, tụi em tình nguyện không thi tốt nghiệp nữa để được ở lại học với cô thêm một năm nữa! Cô cưòi nhưng nước mắt cô rơi!Mùa hè năm đó sao đến sớm quá! Cây phượng đã đỏ rực trước sân trường.Sau ngày chia tay ấy, lớp chúng tôi mỗi đứa một nơi. Không biết có đứa nào về thăm cô không nữa!… Tôi miên man ngủ thiếp đi lúc nào không hay.Sáng hôm sau là chủ nhật, tôi dậy sớm ra vườn hái một ít trái cây để ra thăm cô. Dù đã đến trước cửa nhà cô nhưng tôi không dám vào gặp cô,tôi sợ cô trách tôi sao không về thăm cô. Sau một lúc lâu, tôi đi vào nhà. Thấy tôi cô nhìn rất lâu.Tôi cúi đầu chào cô và hỏi:”Cô nhớ em là ai không cô?”. Cô đáp:”Nương phải không?, vào nhà đi em”.Tôi nhìn thấy trong mắt cô ánh lên một niềm vui,một niềm vui khó tả…Cô và tôi ngồi trò chuyện rất lâu, giọng cô vẫn dịu êm như ngày nào…
_________
Chút tản mạn cho ngày 20/11
Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quảng đời đi học?
Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.
“Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và người giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bụt giảng và giản dị giữa đời thường, họ giống như những con ong thầm lặng giữa ngàn hoa để chắt chiu cho đời những giọt mất tinh túy và thơm ngọt nhất.
Từ khi còn là những cô cầu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chử đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:
“Bên trang vở chúng em
Miệt mài ghi chăm chú
Bao khó nhọc dưới đèn”
Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được. Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh. Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.
Trên bụt giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,… Thầy cô hung đúc cho chúng em lòng vị tha đức hy sinh.
Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị. Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vậy! Đến khi ra trường thầy vẫn âm thầm, lặng lẽ dõi theo từng bước đi của lũ học sinh. Thầy sẳn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Trên bước đường đời có đứa theo đuổi sự nghiệp công danh, cũng có đứa rẽ sang hướng khac vì kế mưu sinh, có ai biết rằng thầy vẫn luôn dõi mắt theo ta! Thầy hạnh phúc khi thấy ta vinh hiển và quặn lòng xót xa khi ta gặp trắc trở khó khăn.
Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai. Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình. Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thưc quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt.
Xin ngàn lần tri ân đến thầy cô – nhưng người kỹ sư tâm hồn vĩ đại:
“Con đò mộc – mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông!”
Khi bạn mở cánh cửa bước vào cuộc sống, nghĩa là bạn đang bắt đầu cuộc hành trình tự khẳng định mình để khám phá ý nghĩa của cuộc sống và thực hiện mọi mục tiêu mong muốn của bản thân. Để chinh phục hành trình đầy khó khăn này thì tri thức chính là hành trang của chúng ta và Thầy cô chính là những người ngày đêm gom góp, truyền đạt cho chúng ta.
Từ ngày đầu tiên đi học bập bẹ làm quen với những con số 1,2,..rồi đến những chữ cái A, Ư…cho đến hôm nay mặc dù chúng ta đã khôn lớn đã phần nào tự mình tìm tòi học hỏi và đã sở hữu một vốn kiến thức nào đó. Thế nhưng, không phài lúc nào cuộc sống cũng bắng phảng suôn sẽ như bạn nghĩ- mà có cả những trở ngại khó khăn. Có những sự cố thất bại làm bạn mất niềm tin, tổn thương hay gục ngã tưởng chừng không thể đứng lên được nữa, mọi ước mơ tốt đẹp dường như sụp đổ. Bạn trở nên hụt hẫng, tuyệt vọng và mất niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống. Những lúc như thế bạn hãy nhớ đến hình ảnh cây trúc- chúng đã biết tự vươn lên sau những lúc oằn mình chịu đựng giông bão, và sau những lần như thế, mầm non vẫn tiếp tục đâm chồi lá xanh mướt và thân trúc trở nên vững vàng cứng cáp hơn …
“ Tre già măng mọc có gì lạ đâu”
Đúng như câu nói trên Tre già thì măng mọc là chuyện bình thường nhưng bạn có biết chăng để cho những búp măng non vươn mình ra khỏi đất thì đó chính là kết quả của cả một quá trình rễ trúc làm việc cặm cụi trong mọi điều kiện gom góp tích lũy dinh dưỡng cho thế hệ sau. Thầy cô cũng giống như vậy đó các bạn, sở hữu một trái tim yêu nghề, tấm lòng nhân hậu luôn hướng về học sinh cùng với bầu nhiệt huyết luôn nóng cháy, Thầy cô luôn luôn không ngừng trao dồi kiến thức, bôn ba tìm tòi học hỏi, gom góp kiến thức và khao khát truyền đạt, mong mõi học trò tiếp thu để sau này vững trãi bước vào hành trình của cuộc sống.
Thầy cô là như vậy đó, còn chúng ta thì sao? Có phải đợi đến ngày 20/11 hay dịp lễ tết gì đó chúng ta mua một món quà kèm theo một lời chúc gởi đến thầy cô là đủ rồi không. Hay là bạn nghĩ rằng đợi đến khi nào cuộc sống tốt đẹp hơn, sau khi việc học hành hoàn tất hay có công việc ổn định kiếm nhiều tiền lúc đó mới có thể trả ơn Thầy cô.
Đừng chờ đợi mà hãy hành động ngay từ bây giờ, ngay lúc này đây bạn cũng có thể nói lên lời “ Tri Ân” Thầy cô và chính kết quả học tập tốt của bạn sẽ là món quà tốt nhất mà thầy cô mong đợi .
___________________________________
Thầy ơi! Em vẫn nhớ!
Hơn một năm tôi rời xa mái trường phổ thông mến yêu để bước vào cổng trường đại học, giờ nhìn lại thời gian trôi qua nhanh quá, cuộc sống cũng nhiều thay đổi quá, và theo thời gian tôi cũng như các bạn khác đã bước vào đời nếm trải niềm vui lẫn những cay đắng của cuộc đời. Cũng chính lẽ đó mà dần dần những kỉ niệm ngày xưa trong tôi đã đi vào quên lãng. Nhưng không phải là tất cả, vẫn còn những kỉ niệm mà suốt cụôc đời tôi không thể nào quên và nhất là hình ảnh người thầy ngày xưa không bao giờ phai nhạt trong tâm trí tôi.
Lần đầu tiên gặp thầy dường như tôi không có ấn tượng gì ngoài ánh mắt sáng long lanh. Hơn nữa, thầy dạy Anh văn– một môn tôi không mấy yêu thích, vì thế tôi cũng không quan tâm đến. Nhưng chỉ sau mấy tuần học, tôi lại cảm thấy thích thú. Thầy dạy rất hay, phần nào không hiểu thầy giảng rất kỹ. Một số câu hỏi các bạn đặt ra thầy chưa tìm hiểu đến thì thầy ghi chép lại và tiết học sau thầy giải đáp. Tôi mến thầy không chỉ thầy dạy hay, kiến thức thầy rộng mà còn từ những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng đối với tôi đó là những lời chân thành, quý báu. Thầy dạy chúng tôi phải biết tôn trọng thầy cô– những người đem lại cho chúng ta điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Điều này chúng tôi đã được học từ lúc bé cho đến khi trưởng thành nhưng thử hỏi có mấy ai thực hiện được. Có một số bạn nhiều khi còn trả treo với thầy cô ngay tại lớp học, rồi có khi do bị điểm xấu hay bị thầy cô la rầy vì lý do nào đó, các bạn lại bàn ra tán vào, đồn ầm lên nào là thầy cô khó, dạy không hiểu cho đề kiểm tra lắc léo, ghét học trò…và từ đó có thể dẫn đến hiềm khích lớn. Thầy đã bảo với chúng tôi rằng:” Chúng ta không nên nhận xét thầy cô mà hãy để cho đồng nghiệp của họ nhận xét, đóng góp nhau”. Xét cho cùng thầy nói rất đúng, bởi vì chúng ta không ở trong hoàn cảnh của thầy cô thì làm sao chúng ta có thể hiểu hết thầy cô, còn đòng nghiệp với nhau, cùng sống trong một môi trường, cùng chung một tâm huyết họ sẽ hiểu nhau hơn.
Mặc dù không phải là giáo viên chủ nhiệm, nhưng thầy rất quan tâm đến lớp chúng tôi. Để học Anh văn có hiệu quả thì có lẽ học nhóm là một trong những cách thích hợp nhất. Vì thế thầy áp dụng phương thức này vào các tiết học. Nhưng do tính nhút nhát nên tôi rất ít đóng góp ý kiến trong nhóm, dường như tôi không họp với các học này, và thầy đã nhận ra điều đó. Thế là sau tiết học thầy gọi riêng tôi ra ngoài và giảng giải cho tôi hiểu lợi ích của việc học nhóm. Thầy bảo: chúng ta không thể sống đơn độc, tách biệt với mọi người, mà chúng ta phải hòa nhập thì để phát huy năng lực của mình. Trong học tập, mọi người cần đóng góp ý kiến cho nhau, nói lên những suy nghĩ của mình để kiíen thức của nhóm ngày càng phong phú; hơn nữa, có thể ý kiến của mình mình nghĩ là đúng nhưng thật sự có những sai sót mà một mình ta không thể phát hiện ra. Không chỉ trong hoc tập mà trong cuộc sống cũng vậy, sau này khi vào đời, chúng ta rất cần sự giúp đỡ của nhiều người. Vì thế trước mắt là chúng ta cần sông hòa nhã, cùng giúp đỡ nhau, [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url] nhau nghe những nỗi niềm, có hư thế chúng ta mơii nhận ra rằng cuộc sống này đày ý nghĩa, và mọ người luôn thân thiện, gần gũi. Nhờ những lời dạy bảo của thầy mà khi bước vào cổng trường đại học– một môi trường hoàn toàn mới tôi đã dễ dàng thích nghi.
Rồi đến năm tôi lên 12 chuẩn bị kỳ thi cuối cấp, trong khi các bạn tôi đang náo nức chọn ngành nghề và làm hô sơ thi đại học, tôi lại không hề bận tâm nghĩ đến tương lai, mà nếu có nghĩ đến có lẽ tôi cũng không thể thực hiện được. Cuộc sống gia đình nghèo khó, cha suốt ngày rượu chè cờ bạcem trai lại mê chơi điện tử, và tôi đã chán nản cuộc sống hiện tại, cũng chẳng thiết nghĩ đến tương lai, có lẽ nó cũng như vậy thôi. Hôm đó, đến tiết học của thầy, sau khi dạy xong bài, thầy hỏi thăm chúng tôi chọn ngành nào, trường nào. Khi thầy hỏi đến tôi, tôi nói rằng tôi dự dịnh đi làm sau khi tốt nghiệp, thì thầy bảo với cả lớp chứ không phải riêng tôi:“ Làm nghề nào cũng là làm mướn cả các em ạ, nhưng chúng ta nên chọn công việc gì đỡ nặng nhọc và không phải hối tiếc sau này”. Về nhà, tôi suy nghĩ câu nói của thầy và nhận ra mình đã sai, thế là tôi quyết định thi đại học. Thời gian nộp hồ sơ thi đại học gần hết rồi, bối rối quá, tôi vẫn chưa chọn được ngành nghề nào cho mình cả. Và tôi đã tìm thầy hỏi ý kiến. Sau khi suy nghĩ, thầy khuyên tôi nên thi ngành Công nghệ sinh học–một ngành tương đối mới và đang được nhà nước quan tâm đầu tư. Tôi nghe theo thầy nộp đơn vào ngành Công nghệ sinh học và tôi đã không hối tiếc. Mặc dù lúc đầu tôi không được thích, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng nó sát với cuộc sống thực tế và hiện giờ tôi rất yêu thích ngành này.
Thầy ơi, nhờ thầy mà em mới có được ngày hôm nay, em đã bắt đầu nhận ra cuộc sống này rất tươi đẹp và đầy ý nghĩa. Em mãi nhớ về thầy, nhớ tình yêu thương mà thầy đã dành cho chúng em. Chỉ còn vài hôm nữa thôi là đến ngày 20/11– một ngày không thể nào mà mọi người quên được, ngày Nhà giáo Việt Nam, em sẽ cố gắng sắp xếp thời gian về lại mái trường xưa để thăm thầy và các thầy cô giáo đã một lòng sống vì sự nghiệp. Em luôn hứa với lòng sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng thầy cô.
___________
Tìm về
Lá thu rơi đón người trở lại
Lá úa trải vàng trên lối cũ lang thang.
Mưa chẳng rơi sao lòng buồn trống trải
Mắt nhạt nhòa tìm lại những ngày xưa…..
Ngày ấy, chúng em vô tư quá đỗi, nghĩ đến ngày ra trường vào đại học là trong lòng cứ nôn nao và tự vẽ ra bao chuỗi ngày tuyệt vời phiá trước, có lẽ điều làm chúng em tiếc nuối duy nhất lúc bấy giờ là sẽ không còn gặp được nhau và cũng có lẽ chưa bao giờ em nghĩ đến trường lớp và… thầy cô! Một chút suy nghĩ vụng về lúc bấy giờ , trường là một tổ ấm nhưng tổ ấm này hằng năm lại có biết bao nhiêu người con mới và em rồi sẽ bị lãng quên cũng như em rồi cũng sẽ lãng quên tất cả chỉ vì… thời gian cứ mãi trôi…
Ngày tháng đi qua, em cứ ngày ngày đi về trên con đường đó, ngồi trên chiếc bàn đó và…học, vui buồn và đôi khi còn có những giọt nước mắt, em cứ vô tâm trải qua tất cả, đâu biết được rằng một ngày không xa nào đó, trong những ngày mà em đang mong đợi, em sẽ mãi nhớ về những ngày mà bây giờ mình đang cố gắn qua mau.
Nhớ lắm những khi vào lớp, chúng em cứ nghịch ngợm mong sao thầy cô đừng đến, đôi khi còn có những điều ước thật là ngu ngốc dại khờ, để bây giờ em chỉ mong sao những điều ước đó sẽ không bao giờ xảy ra và không bao giờ được lập lại…
Giờ em đang bước trên con đường mà em mong muốn nhưng sao bước chân em cứ khập khễnh trên đường, em thắc mắc tại sao con đướng này không bằng phẳng như con đường lúc trước, có phải vì em không còn là một cô bé nữa hay tại vì… ở đây không còn có thầy cô!?! Giờ em phải đối diện với bao điều mà em quên vẽ ra trong bức tranh ngày trước, em không chạy trốn, nhưng chỉ mong sao những lúc vui buồn em sẽ tìm gặp đâu đó quanh mình một ánh mắt thân quen, ánh mắt từng buổn khi chúng em “nổi loạn” và cũng từng vui cười khi em chạy vội vào báo tin mình thi đậu…
Một chiều cuối thu em đã về lại trường, giờ sao bước chân em như xa lạ, về đây em chỉ mong tìm lại những kỷ niệm vì sợ rằng màu thời gian sẽ xóa nhòa tất cả. Ngồi một mình trong sân trừơng vắng vẻ những ngày xưa cứ hiện về thầy cô và các bạn và … nhưng rồi em lại gặp cô, vui hay buồn sao em lặng lẽ nhìn cô từ xa và cố gắn ngăn những dòng nước mắt mà không biết tại sao mình lại khóc. Rồi cô cũng thấy em, em cuối đầu chào cô và cũng để giấu đi hai hàng nước mắt chẳng nghe lời, cô mỉm cười nhìn đứa học trò mà đối với cô mãi là cô bé.. Em thầm nói trong nước mắt: như thế với em đã đủ rồi, cô ơi!…
_______________
Kỉ niệm về cô
Hôm ấy tôi về thăm nhà. Đến tối, cả nhà tôi ngồi quay quầng bên nhau trò chuyện.Em gái tôi chợt hỏi: “Hai ơi, hai còn nhớ cô Quyên không hai?, cô quyên dạy môn văn á!”. “Nhớ chứ,sao lại hỏi vậy?” Em tôi tiếp:Bữa trước em gặp cô, cô hỏi thăm chị nhiều lắm đó!Cô hỏi chị giờ còn học không? ở đâu? ngành gì?….Cô cứ kêu nhằm em là chị hoài!”.Nghe đến đây tôi vừa mừng vừa hổ thẹn. Đã hơn bốn năm trôi qua tôi chưa về thăm cô dù chỉ một lần!Tôi ước gì tôi có thể bay đến bên cô ngay tức khắc, để được cô ôm vào lòng, để được nghe giọng nói dịu êm của cô…Đêm hôm đó, tôi thao thức.Bao nhiêu kỉ niệm cứ ùa về trong tâm trí tôi.Cô là cô chủ nhiệm của tôi năm lớp 9-năm học mà tôi nhớ nhất trong quảng đời học sinh của mình.Năm đó tôi làm lớp phó học tập-một chức vụ mới toanh mà tôi chưa bao giờ làm trước kia.Vì vậy, tôi thường phạm những sai lầm “nho nhỏ”. Mỗi khi như vậy cô lại ân cần chỉ bảo tôi,cô chỉ em làm thế này, thế này…mới đúng. Lớp tôi học thì dở tệ, còn thi đua lúc nào cũng “hạng nhất” từ dưới đếm lên! Mà cứ khi nào lớp tôi “được” hạng như thế thì cô “thưởng” nguyên tiết sinh hoạt chủ nhiệm cả lớp “được” đứng! Đối với tôi đó là những ngày mà tôi sợ nhất! Đã vậy, một tuần chúng tôi còn phải gặp cô thêm bốn tiết văn nữa mới khổ! Cứ đến giờ văn tim chúng tôi cứ như muốn lọt ra khỏi lồng ngực tại vì sợ cô kêu trả bài.Nếu lỡ hôm đó, đứa nào trả bài không thuộc là đứa đó bị kêu suốt một tuần! Đã vậy cô còn mời phụ huynh vào, thế là tụi tui bị dủa một trận tơi bời hoa lá! Cô rất khó nên tụi bạn tui không thương cô lắm, thậm chí có đứa còn ghét cô nữa chứ! Nhưng đến cuối năm, khi gần đến ngày thi tốt nghiệp cô chỉ nói có vài câu thôi mà cả lớp ai cũng khóc ròng, mấy anh con trai hằng ngày quậy ra trò mà hôm nay mắt cũng đỏ hoe.Chúng tôi khóc vì không còn được cô chủ nhiệm nữa, không còn được học cô nữa, không còn đươc cô la như lúc trước… Có đứa còn nói:” cô ơi, tụi em tình nguyện không thi tốt nghiệp nữa để được ở lại học với cô thêm một năm nữa! Cô cưòi nhưng nước mắt cô rơi!Mùa hè năm đó sao đến sớm quá! Cây phượng đã đỏ rực trước sân trường.Sau ngày chia tay ấy, lớp chúng tôi mỗi đứa một nơi. Không biết có đứa nào về thăm cô không nữa!… Tôi miên man ngủ thiếp đi lúc nào không hay.Sáng hôm sau là chủ nhật, tôi dậy sớm ra vườn hái một ít trái cây để ra thăm cô. Dù đã đến trước cửa nhà cô nhưng tôi không dám vào gặp cô,tôi sợ cô trách tôi sao không về thăm cô. Sau một lúc lâu, tôi đi vào nhà. Thấy tôi cô nhìn rất lâu.Tôi cúi đầu chào cô và hỏi:”Cô nhớ em là ai không cô?”. Cô đáp:”Nương phải không?, vào nhà đi em”.Tôi nhìn thấy trong mắt cô ánh lên một niềm vui,một niềm vui khó tả…Cô và tôi ngồi trò chuyện rất lâu, giọng cô vẫn dịu êm như ngày nào…
_________
Chút tản mạn cho ngày 20/11
Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quảng đời đi học?
Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.
“Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và người giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bụt giảng và giản dị giữa đời thường, họ giống như những con ong thầm lặng giữa ngàn hoa để chắt chiu cho đời những giọt mất tinh túy và thơm ngọt nhất.
Từ khi còn là những cô cầu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chử đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:
“Bên trang vở chúng em
Miệt mài ghi chăm chú
Bao khó nhọc dưới đèn”
Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được. Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh. Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.
Trên bụt giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,… Thầy cô hung đúc cho chúng em lòng vị tha đức hy sinh.
Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị. Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vậy! Đến khi ra trường thầy vẫn âm thầm, lặng lẽ dõi theo từng bước đi của lũ học sinh. Thầy sẳn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Trên bước đường đời có đứa theo đuổi sự nghiệp công danh, cũng có đứa rẽ sang hướng khac vì kế mưu sinh, có ai biết rằng thầy vẫn luôn dõi mắt theo ta! Thầy hạnh phúc khi thấy ta vinh hiển và quặn lòng xót xa khi ta gặp trắc trở khó khăn.
Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai. Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình. Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thưc quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt.
Xin ngàn lần tri ân đến thầy cô – nhưng người kỹ sư tâm hồn vĩ đại:
“Con đò mộc – mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông!”