Gần đây khu vực Bình Dương và các vùng ngoại thành Tp.HCM xuất hiện hàng loạt thẻ cào điện thoại di động giả của tất cả các nhà mạng, ngay tại các đại lý lớn.
Trưa chủ nhật, tiệm tạp hóa của chị Tuyết tại xã Phú An, huyện Bến Cát, Bình Dương đang đông khách, bất ngờ có một đôi nam nữ chạy xe tay ga đến hỏi mua 6 chiếc thẻ cào Viettel mệnh giá 100 nghìn đồng.
Đôi nam nữ đòi thối lại 6 nghìn đồng một thẻ trong khi chủ cửa hàng chỉ chấp nhận mức 2 nghìn đồng. Hai bên kì kèo qua lại, cuối cùng đôi nam nữ trả lại thẻ rồi phóng xe chạy mất. Thấy khả nghi, chị Tuyết kiểm tra thì phát hiện 6 chiếc thẻ giả đã bị đánh tráo vào số thẻ thật.
Thẻ cào Vinaphone bị làm giả
Kẻ gian đã dùng thẻ cào mệnh giá 20 nghìn đồng tách mặt giấy ra nhưng vẫn giữ nguyên lớp nhũ bạc, sau đó dán vào thẻ cào mệnh giá 100 nghìn đồng đã nạp hết tiền. Nhìn sơ qua sẽ không phát hiện được gì, chỉ khi nào dùng tay sờ vào lớp bạc thì mới thấy nổi gờ lên. Một phần lỗi do nhà sản xuất, khi làm thẻ khác mệnh giá nhưng cùng kích thước mã số nên kẻ gian dễ dàng lợi dụng để làm giả.
Chị Huyền - chủ một tiệm tạp hóa ở huyện Củ Chi đã cẩn thận đến tận cửa hàng uy tín tại Bình Dương đem về bán. Ngày 16/10, chị mua 10 thẻ cào Vinaphone mệnh giá 100 nghìn tại cửa hàng số 47, đường Yesin, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một nhưng khi về đến nhà thì phát hiện 2 thẻ có “gờ”. Chị lập tức quay lại cửa hàng đổi thẻ, nhưng nhân viên thẳng thừng từ chối với lý do là “mã số sê-ri bị cào mất”. Chị vội chạy đến Vinaphone Bình Dương thì nhân viên công ty “giảng” cho một bài về luật mua bán, cách nhận biết thẻ cào giả, thật.
Chị Vui - một đại lý bán thẻ cào ở huyện Tân Uyên, Bình Dương cũng mua 10 thẻ cào mệnh giá 50 nghìn đồng cũng ở của hàng số 47, đường Yesin nhưng sau đó chỉ nạp được 20 nghìn đồng. Mã số thẻ 72211946464 - 72211946474, giá in mặt chính là 50 nghìn đồng, nhưng trên lớp bạc để cào ghi chữ rất nhỏ “mệnh giá 20 ngàn đồng”.
Chị Vui gọi cho tổng đài Viettel 19008198 thì được biết, thẻ này chỉ có mệnh giá 20 nghìn đồng. Đến cửa hàng để đổi lại thì được nhân viên tiếp nhận và hẹn “để làm việc với công ty, tuần sau quay lại”. Khác với thẻ cào giả, đây là thẻ cào thật 100% của Công ty Viettel phát hành ra từ đại lý cấp I ở Bình Dương có giá bán 50 nghìn đồng nhưng khi nạp chỉ được 20 nghìn đồng.
Đường đi của thẻ cào giả có rất nhiều ngóc ngách, không những đánh tráo ở những hộ kinh doanh nhỏ lẻ mà thẻ mất số sê-ri, mã số đã vươn tới những đại lý cấp 1, cấp 2.
Trưa chủ nhật, tiệm tạp hóa của chị Tuyết tại xã Phú An, huyện Bến Cát, Bình Dương đang đông khách, bất ngờ có một đôi nam nữ chạy xe tay ga đến hỏi mua 6 chiếc thẻ cào Viettel mệnh giá 100 nghìn đồng.
Đôi nam nữ đòi thối lại 6 nghìn đồng một thẻ trong khi chủ cửa hàng chỉ chấp nhận mức 2 nghìn đồng. Hai bên kì kèo qua lại, cuối cùng đôi nam nữ trả lại thẻ rồi phóng xe chạy mất. Thấy khả nghi, chị Tuyết kiểm tra thì phát hiện 6 chiếc thẻ giả đã bị đánh tráo vào số thẻ thật.
Thẻ cào Vinaphone bị làm giả
Kẻ gian đã dùng thẻ cào mệnh giá 20 nghìn đồng tách mặt giấy ra nhưng vẫn giữ nguyên lớp nhũ bạc, sau đó dán vào thẻ cào mệnh giá 100 nghìn đồng đã nạp hết tiền. Nhìn sơ qua sẽ không phát hiện được gì, chỉ khi nào dùng tay sờ vào lớp bạc thì mới thấy nổi gờ lên. Một phần lỗi do nhà sản xuất, khi làm thẻ khác mệnh giá nhưng cùng kích thước mã số nên kẻ gian dễ dàng lợi dụng để làm giả.
Chị Huyền - chủ một tiệm tạp hóa ở huyện Củ Chi đã cẩn thận đến tận cửa hàng uy tín tại Bình Dương đem về bán. Ngày 16/10, chị mua 10 thẻ cào Vinaphone mệnh giá 100 nghìn tại cửa hàng số 47, đường Yesin, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một nhưng khi về đến nhà thì phát hiện 2 thẻ có “gờ”. Chị lập tức quay lại cửa hàng đổi thẻ, nhưng nhân viên thẳng thừng từ chối với lý do là “mã số sê-ri bị cào mất”. Chị vội chạy đến Vinaphone Bình Dương thì nhân viên công ty “giảng” cho một bài về luật mua bán, cách nhận biết thẻ cào giả, thật.
Chị Vui - một đại lý bán thẻ cào ở huyện Tân Uyên, Bình Dương cũng mua 10 thẻ cào mệnh giá 50 nghìn đồng cũng ở của hàng số 47, đường Yesin nhưng sau đó chỉ nạp được 20 nghìn đồng. Mã số thẻ 72211946464 - 72211946474, giá in mặt chính là 50 nghìn đồng, nhưng trên lớp bạc để cào ghi chữ rất nhỏ “mệnh giá 20 ngàn đồng”.
Chị Vui gọi cho tổng đài Viettel 19008198 thì được biết, thẻ này chỉ có mệnh giá 20 nghìn đồng. Đến cửa hàng để đổi lại thì được nhân viên tiếp nhận và hẹn “để làm việc với công ty, tuần sau quay lại”. Khác với thẻ cào giả, đây là thẻ cào thật 100% của Công ty Viettel phát hành ra từ đại lý cấp I ở Bình Dương có giá bán 50 nghìn đồng nhưng khi nạp chỉ được 20 nghìn đồng.
Đường đi của thẻ cào giả có rất nhiều ngóc ngách, không những đánh tráo ở những hộ kinh doanh nhỏ lẻ mà thẻ mất số sê-ri, mã số đã vươn tới những đại lý cấp 1, cấp 2.
Theo CA TPHCM