Trong vai một đầu bếp học việc, PV đã mục sở thị hậu trường nhà bếp của một khách sạn có tiếng ở Hà Nội và một quán nhậu bình dân (đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội).
Hiểm họa “chết người” từ món ăn bình dân
Theo một đầu bếp tên T., dầu điều khi được chế biến, lọc cẩn thận thì không gây hại. Tuy nhiên, các quán ăn thường dùng hạt điều nguyên chất. Loại hạt điều này có chứa urushiol, là hóa chất gây độc. Ăn quá nhiều chất này có thể gây chết người. Theo tìm hiểu được biết, 1 kg hạt điều màu giá 25.000 đồng thì có thể dùng cho khoảng 100 suất cơm rang.
Theo một đầu bếp T. cũng tiết lộ cách chế biến dầu điều như sau: Cho dầu lên bếp đun sôi, sau đó thả hạt điều màu vào hòa tan. Mỗi một suất cơm chỉ cần cho 1 thìa cà phê hạt điều màu là vô cùng bắt mắt. Hạt điều màu thông thường có mùi hắc nhưng khi tan trong dầu ăn thì bay mùi.
Một hộp chất tạo màu cực độc hàng Trung Quốc đội mác Thái Lan mà bà P. quảng cáo
Đối với không ít người tiêu dùng, các loại thịt xông khói có trong danh mục các món khoái khẩu. Tuy nhiên, đối với những loại thịt không có nguồn gốc xuất xứ đang bán nhan nhản trên thị trường đánh lừa người tiêu dùng bằng các tên nhái thương hiệu nổi tiếng: Đức Việt, IKA…, màu sắc bao giờ cũng đỏ au, bắt mắt hơn hẳn những loại “chính thống”. Tìm hiểu cơ sở sản xuất loại thịt này nằm sâu trong ngõ 172, Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tôi được biết, cơ sở này dùng loại hóa chất B6, B9 để tiêm vào thịt nhằm giữ màu và tạo mùi.
Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM, chất nitrite và nitrate có thể kết hợp với axít amin của thịt để tạo thành các hợp chất như nitrosamine và nitrosamide là các chất có nguy cơ gây ung thư.
Nước tẩy bồn cầu làm mềm thịt bò
Một tiết lộ kinh hoàng của các đầu bếp gạo cội thì việc sử dụng soda lại theo nguyên tắc làm mềm thịt bằng cách phá hủy, phân hủy các tế bào thịt. Sức công phá của loại bột này khủng khiếp đến mức có người còn dùng để tẩy rửa bồn vệ sinh.
Anh Cao Đức (bếp trưởng bếp Âu, khách sạn Sofitel, đường Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội) bật mí: “Những người đầu bếp không có kinh nghiệm hoặc vì lợi nhuận kinh doanh coi việc dùng các chất phụ gia làm từ hóa học để ướp thịt bò là một biện pháp vừa nhanh, gọn mà hiệu quả tức thì. Gọi là màu thực phẩm cho yên tâm, chứ thực ra là hóa chất ko có lợi cho sức khỏe, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Điển hình là soda, một loại hóa chất có sức công phá cực mạnh dùng để tẩy bồn cầu”.
Anh Đức cho biết: “Đối với các đầu bếp chuyên nghiệp, việc tẩm ướp làm mềm thịt bằng bí quyết tự nhiên là tạo men bằng trứng và bột năng. Để thực hiện quy trình này, họ sẽ ngâm thịt bò vào nước khoảng 15 phút cho các thớ thịt nở hết ra. Sau đó, trứng và bột năng đánh đều tạo thành lớp men và củng cố thêm một lớp bên ngoài để đảm bảo gia vị không bị trôi. Công đoạn cuối cùng là dùng lửa to một cách “bất ngờ” để làm chín thịt bò giúp cho miếng thịt bên ngoài thì khô, nhưng bên trong vẫn mềm và thơm ngọt”. Anh Đức gọi vui đây là phương pháp “làm chín một cách đột xuất tạo hiệu quả cao”, tuy nhiên, không phải ai cũng đủ độ “tinh” để pha trộn định mức loại men tự nhiên này một cách hiệu quả.
Soda dùng làm mềm thịt bò do PV mua
Những đầu bếp trẻ, thiếu kinh nghiệm sẵn sàng dùng các loại soda ướp bò để tạo hiệu quả tức thì. Soda ướp bò phổ biến trên thị trường có 2 loại: Bicarbonate of soda và baking soda. Trong đó, baking soda là loại phụ gia có chất xúc tác cực mạnh nên nhiều nhà hàng vì không có kinh nghiệm tẩm ướp hoặc muốn đơn giản hóa quy trình sẵn sàng sử dụng loại hóa chất độc hại này. Giá một hộp baking soda khá bèo, chỉ khoảng từ 10.000 - 12.000 đồng nhưng có thể dùng để ướp cả trăm kg thịt. “Người nào tinh ý sẽ phát hiện ra vì nếu được tẩm ướp bằng chất hóa học, miếng thịt sẽ bị nhão bởi các thớ thịt đã bị giãn trong quá trình ngâm tẩm chứ không có độ dẻo như thịt được nấu thông thường” - anh Đức nói.
Theo chân một đầu bếp tên V. xâm nhập vào thị trường “đen” bán các loại hóa chất độc hại, PV đã mua một hộp nhựa màu trắng, nhãn xanh, 100gam với tên gọi “bicarbonate of soda” giá 25.000 đồng. Bên trong là bột mịn màu trắng đã vón cục.
Tại sạp hàng bán đồ khô kiốt 510 (Trung tâm thương mại chợ Hàng Da, Hà Nội), bà P., chủ sạp hàng vừa thấy đầu bếp V. đến đã mời chào vô số những loại phụ gia mới nhập số lượng lớn như baking soda, thuốc B9, hóa chất Rhodamine B, các loại phẩm tạo màu của Trung Quốc. Thậm chí, bà P. còn vào kho hàng lấy ra một hộp tạo màu của Thái Lan có tên gọi “orange red NS5 colour” để quảng cáo đã cháy hàng vì công dụng tuyệt hảo. Đầu bếp V. tiết lộ, loại phẩm màu mà chủ sạp hàng nói sản xuất từ Thái Lan chính là hàng Trung Quốc, dùng tạo màu cho tất cả các món ăn cần màu.
“Phù phép” lợn sề thành thịt bò
Để phù phép biến thịt lợn sề thành thịt bò thì phẩm màu hoa hiên được coi là “bảo bối”. Đây là một loại màu hóa học, một phụ gia không thể thiếu để cải thiện màu sắc của loại thịt giả bò. Chỉ cần 1 thìa cà phê bột hoa hiên hòa vào nước để ngâm thịt bò thì chỉ trong vòng nửa ngày thịt lợn sẽ có màu sắc giống như thịt bò tươi, không khác nhau là mấy.
Nguy hiểm hơn nữa, thịt lợn chết đã bị ôi thiu vẫn có thể đánh lừa người tiêu dùng bằng loại phẩm màu này. Thịt lợn sề nuôi nhiều năm, không sinh sản nữa sẽ được bán lại với giá rẻ chỉ bằng 1/2 so với thịt lợn thường. Thịt lợn sề có đặc trưng là miếng thăn lợn to, thớ thịt dày, không có mùi hôi. Các công đoạn phù phép biến thịt lợn sề thành thịt bò cũng cần đến “bảo bối” là chất phụ gia có tên gọi maltol. Chỉ cần 0.05% - 0.1% so với lượng sản phẩm, hóa chất này đã có thể triệt tiêu được những mùi khó chịu đặc trưng của thịt lợn. Nếu kết hợp với chất tạo mùi như bột hương vị bò, nước tinh chất bò thì sẽ giúp duy trì hương lâu dài của sản phẩm.
Theo các chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm, việc sử dụng thực phẩm chứa phẩm màu tổng hợp lâu dài có những nguy hại cho sức khỏe, như gây mầm bệnh u não, ung thư bàng quang, dị ứng, hen suyễn... Người tiêu dùng nên sử dụng màu tự nhiên hoặc chỉ chọn những thực phẩm có nguồn gốc, thực phẩm nhuộm màu phải có địa chỉ và đăng ký chất lượng với cơ quan y tế.
Trao đổi với PV, các đầu bếp đều cho rằng, dù biết các hóa chất, phụ gia, phẩm màu là độc hại và nằm trong danh mục cấm nhưng vì lợi nhuận kinh tế nên phải dùng. Khách hàng ăn xong, khen ngon là cánh đầu bếp hoàn thành nhiệm vụ chứ chẳng ai còn quan tâm tới hậu quả về sau.
Các thử nghiệm của cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ và Anh đã chứng minh một số phẩm màu tổng hợp là chất gây ung thư và đột biến gen, ảnh hưởng hệ thần kinh. Không chỉ thế, phẩm màu tổng hợp còn bị cấm sử dụng ở nhiều nước như allura red (đỏ), brilliant blue (xanh), sunset yellow (vàng cam), tartazine (vàng chanh)... thường có độ bền màu cao nhưng có thể gây ngộ độc nếu dùng loại không nguyên chất, không được phép dùng trong thực phẩm
Hiểm họa “chết người” từ món ăn bình dân
Theo một đầu bếp tên T., dầu điều khi được chế biến, lọc cẩn thận thì không gây hại. Tuy nhiên, các quán ăn thường dùng hạt điều nguyên chất. Loại hạt điều này có chứa urushiol, là hóa chất gây độc. Ăn quá nhiều chất này có thể gây chết người. Theo tìm hiểu được biết, 1 kg hạt điều màu giá 25.000 đồng thì có thể dùng cho khoảng 100 suất cơm rang.
Theo một đầu bếp T. cũng tiết lộ cách chế biến dầu điều như sau: Cho dầu lên bếp đun sôi, sau đó thả hạt điều màu vào hòa tan. Mỗi một suất cơm chỉ cần cho 1 thìa cà phê hạt điều màu là vô cùng bắt mắt. Hạt điều màu thông thường có mùi hắc nhưng khi tan trong dầu ăn thì bay mùi.
Một hộp chất tạo màu cực độc hàng Trung Quốc đội mác Thái Lan mà bà P. quảng cáo
Đối với không ít người tiêu dùng, các loại thịt xông khói có trong danh mục các món khoái khẩu. Tuy nhiên, đối với những loại thịt không có nguồn gốc xuất xứ đang bán nhan nhản trên thị trường đánh lừa người tiêu dùng bằng các tên nhái thương hiệu nổi tiếng: Đức Việt, IKA…, màu sắc bao giờ cũng đỏ au, bắt mắt hơn hẳn những loại “chính thống”. Tìm hiểu cơ sở sản xuất loại thịt này nằm sâu trong ngõ 172, Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tôi được biết, cơ sở này dùng loại hóa chất B6, B9 để tiêm vào thịt nhằm giữ màu và tạo mùi.
Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM, chất nitrite và nitrate có thể kết hợp với axít amin của thịt để tạo thành các hợp chất như nitrosamine và nitrosamide là các chất có nguy cơ gây ung thư.
Nước tẩy bồn cầu làm mềm thịt bò
Một tiết lộ kinh hoàng của các đầu bếp gạo cội thì việc sử dụng soda lại theo nguyên tắc làm mềm thịt bằng cách phá hủy, phân hủy các tế bào thịt. Sức công phá của loại bột này khủng khiếp đến mức có người còn dùng để tẩy rửa bồn vệ sinh.
Anh Cao Đức (bếp trưởng bếp Âu, khách sạn Sofitel, đường Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội) bật mí: “Những người đầu bếp không có kinh nghiệm hoặc vì lợi nhuận kinh doanh coi việc dùng các chất phụ gia làm từ hóa học để ướp thịt bò là một biện pháp vừa nhanh, gọn mà hiệu quả tức thì. Gọi là màu thực phẩm cho yên tâm, chứ thực ra là hóa chất ko có lợi cho sức khỏe, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Điển hình là soda, một loại hóa chất có sức công phá cực mạnh dùng để tẩy bồn cầu”.
Anh Đức cho biết: “Đối với các đầu bếp chuyên nghiệp, việc tẩm ướp làm mềm thịt bằng bí quyết tự nhiên là tạo men bằng trứng và bột năng. Để thực hiện quy trình này, họ sẽ ngâm thịt bò vào nước khoảng 15 phút cho các thớ thịt nở hết ra. Sau đó, trứng và bột năng đánh đều tạo thành lớp men và củng cố thêm một lớp bên ngoài để đảm bảo gia vị không bị trôi. Công đoạn cuối cùng là dùng lửa to một cách “bất ngờ” để làm chín thịt bò giúp cho miếng thịt bên ngoài thì khô, nhưng bên trong vẫn mềm và thơm ngọt”. Anh Đức gọi vui đây là phương pháp “làm chín một cách đột xuất tạo hiệu quả cao”, tuy nhiên, không phải ai cũng đủ độ “tinh” để pha trộn định mức loại men tự nhiên này một cách hiệu quả.
Soda dùng làm mềm thịt bò do PV mua
Những đầu bếp trẻ, thiếu kinh nghiệm sẵn sàng dùng các loại soda ướp bò để tạo hiệu quả tức thì. Soda ướp bò phổ biến trên thị trường có 2 loại: Bicarbonate of soda và baking soda. Trong đó, baking soda là loại phụ gia có chất xúc tác cực mạnh nên nhiều nhà hàng vì không có kinh nghiệm tẩm ướp hoặc muốn đơn giản hóa quy trình sẵn sàng sử dụng loại hóa chất độc hại này. Giá một hộp baking soda khá bèo, chỉ khoảng từ 10.000 - 12.000 đồng nhưng có thể dùng để ướp cả trăm kg thịt. “Người nào tinh ý sẽ phát hiện ra vì nếu được tẩm ướp bằng chất hóa học, miếng thịt sẽ bị nhão bởi các thớ thịt đã bị giãn trong quá trình ngâm tẩm chứ không có độ dẻo như thịt được nấu thông thường” - anh Đức nói.
Theo chân một đầu bếp tên V. xâm nhập vào thị trường “đen” bán các loại hóa chất độc hại, PV đã mua một hộp nhựa màu trắng, nhãn xanh, 100gam với tên gọi “bicarbonate of soda” giá 25.000 đồng. Bên trong là bột mịn màu trắng đã vón cục.
Tại sạp hàng bán đồ khô kiốt 510 (Trung tâm thương mại chợ Hàng Da, Hà Nội), bà P., chủ sạp hàng vừa thấy đầu bếp V. đến đã mời chào vô số những loại phụ gia mới nhập số lượng lớn như baking soda, thuốc B9, hóa chất Rhodamine B, các loại phẩm tạo màu của Trung Quốc. Thậm chí, bà P. còn vào kho hàng lấy ra một hộp tạo màu của Thái Lan có tên gọi “orange red NS5 colour” để quảng cáo đã cháy hàng vì công dụng tuyệt hảo. Đầu bếp V. tiết lộ, loại phẩm màu mà chủ sạp hàng nói sản xuất từ Thái Lan chính là hàng Trung Quốc, dùng tạo màu cho tất cả các món ăn cần màu.
“Phù phép” lợn sề thành thịt bò
Để phù phép biến thịt lợn sề thành thịt bò thì phẩm màu hoa hiên được coi là “bảo bối”. Đây là một loại màu hóa học, một phụ gia không thể thiếu để cải thiện màu sắc của loại thịt giả bò. Chỉ cần 1 thìa cà phê bột hoa hiên hòa vào nước để ngâm thịt bò thì chỉ trong vòng nửa ngày thịt lợn sẽ có màu sắc giống như thịt bò tươi, không khác nhau là mấy.
Nguy hiểm hơn nữa, thịt lợn chết đã bị ôi thiu vẫn có thể đánh lừa người tiêu dùng bằng loại phẩm màu này. Thịt lợn sề nuôi nhiều năm, không sinh sản nữa sẽ được bán lại với giá rẻ chỉ bằng 1/2 so với thịt lợn thường. Thịt lợn sề có đặc trưng là miếng thăn lợn to, thớ thịt dày, không có mùi hôi. Các công đoạn phù phép biến thịt lợn sề thành thịt bò cũng cần đến “bảo bối” là chất phụ gia có tên gọi maltol. Chỉ cần 0.05% - 0.1% so với lượng sản phẩm, hóa chất này đã có thể triệt tiêu được những mùi khó chịu đặc trưng của thịt lợn. Nếu kết hợp với chất tạo mùi như bột hương vị bò, nước tinh chất bò thì sẽ giúp duy trì hương lâu dài của sản phẩm.
Theo các chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm, việc sử dụng thực phẩm chứa phẩm màu tổng hợp lâu dài có những nguy hại cho sức khỏe, như gây mầm bệnh u não, ung thư bàng quang, dị ứng, hen suyễn... Người tiêu dùng nên sử dụng màu tự nhiên hoặc chỉ chọn những thực phẩm có nguồn gốc, thực phẩm nhuộm màu phải có địa chỉ và đăng ký chất lượng với cơ quan y tế.
Trao đổi với PV, các đầu bếp đều cho rằng, dù biết các hóa chất, phụ gia, phẩm màu là độc hại và nằm trong danh mục cấm nhưng vì lợi nhuận kinh tế nên phải dùng. Khách hàng ăn xong, khen ngon là cánh đầu bếp hoàn thành nhiệm vụ chứ chẳng ai còn quan tâm tới hậu quả về sau.
Các thử nghiệm của cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ và Anh đã chứng minh một số phẩm màu tổng hợp là chất gây ung thư và đột biến gen, ảnh hưởng hệ thần kinh. Không chỉ thế, phẩm màu tổng hợp còn bị cấm sử dụng ở nhiều nước như allura red (đỏ), brilliant blue (xanh), sunset yellow (vàng cam), tartazine (vàng chanh)... thường có độ bền màu cao nhưng có thể gây ngộ độc nếu dùng loại không nguyên chất, không được phép dùng trong thực phẩm
Theo Người đưa tin