Chăm sóc tiền sản giúp bà bầu phát hiện và phòng tránh được các nguy cơ xảy ra trong thời gian mang thai hoặc khi sinh nở. Hãy chú ý những điều sau đây khi đi thăm khám thai.
Hãy tranh thủ mỗi lần khám thai định kỳ để hỏi và chia sẻ với bác sĩ bất kỳ những thắc mắc hay mối quan tâm nào của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.
Chọn nơi khám thai uy tín
Có rất nhiều nơi mà bạn có thể nhận được dịch vụ chăm sóc tiền sản. Nhưng hãy nghiên cứu và chọn cho mình nơi uy tín nhất, chẳng hạn như tại bệnh viện nơi bạn dự kiến sinh con, tại phòng khám hay từ các nữ hộ sinh cộng đồng tại trung tâm y tế. Hoặc nếu có điều kiện, bạn có thể mời nữ hộ sinh hay bác sĩ tới tận nhà riêng để thăm khám trực tiếp cho bạn.
Chuẩn bị cho lần hẹn khám thai đầu tiên
Bạn nên hẹn bác sĩ để khám thai định kì vào khoảng tuần thứ 8 – tuần thứ 12. Ở lần khám đầu tiên này, bạn sẽ được hỏi một số câu hỏi về sức khỏe của bạn, lịch sử gia đình và lần mang thai trước. Những câu hỏi này nhằm mục đích để bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe và mang thai của bạn từ trước cho đến nay.
Ngoài ra, bạn sẽ được dặn dò thêm một số vấn đề như tuyệt đối không hút thuốc lá hay dùng chất kích thích (cà phê, rượu…), chế độ dinh dưỡng và làm việc hợp lý. Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn cách bạn dự định nuôi bé sau sinh và tư vấn cho bạn nhiều thông tin bổ ích về việc nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa ngoài.
Cần khám thai định kỳ và nơi khám cố định (Ảnh minh họa)
Trong một số trường hợp cần thiết, bạn có thể phải cung cấp mẫu máu để xét nghiệm. Một số bệnh viện đôi khi còn yêu cầu kiểm tra huyết áp, nước tiểu, và nhịp tim của thai nhi.
Một lời khuyên nữa cho bạn lúc này là tâm trí và tinh thần phải thật thoải mái và không được lo lắng về bất cứ vấn đề nào khác. Hãy toàn tâm toàn ý chăm lo một cách tốt nhất cho sức khỏe của cả bạn và em bé trong bụng.
Hãy đặt lịch hẹn bác sĩ cho những lần khám sau
Bạn không nên thay đổi liên tục bác sĩ hoặc nơi khám thai định kỳ. Hãy chọn bác sĩ và một nơi khám cố định, sau đó đặt lịch hẹn cụ thể, như vậy sẽ thuận lợi hơn cho việc theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ ghi chú lại những hiện tượng bất thường của bạn (nếu có). Bạn có thể sẽ được kê đơn thuốc nếu cần thiết. Hãy yêu cầu bác sĩ giải thích khi bạn không hiểu được những dặn dò bác sĩ ghi trên đơn. Uống thuốc và tuân theo chế độ dinh dưỡng bác sĩ chỉ định để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Hãy tranh thủ mỗi lần khám thai định kỳ để hỏi và chia sẻ với bác sĩ bất kỳ những thắc mắc hay mối quan tâm nào của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.
Chọn nơi khám thai uy tín
Có rất nhiều nơi mà bạn có thể nhận được dịch vụ chăm sóc tiền sản. Nhưng hãy nghiên cứu và chọn cho mình nơi uy tín nhất, chẳng hạn như tại bệnh viện nơi bạn dự kiến sinh con, tại phòng khám hay từ các nữ hộ sinh cộng đồng tại trung tâm y tế. Hoặc nếu có điều kiện, bạn có thể mời nữ hộ sinh hay bác sĩ tới tận nhà riêng để thăm khám trực tiếp cho bạn.
Chuẩn bị cho lần hẹn khám thai đầu tiên
Bạn nên hẹn bác sĩ để khám thai định kì vào khoảng tuần thứ 8 – tuần thứ 12. Ở lần khám đầu tiên này, bạn sẽ được hỏi một số câu hỏi về sức khỏe của bạn, lịch sử gia đình và lần mang thai trước. Những câu hỏi này nhằm mục đích để bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe và mang thai của bạn từ trước cho đến nay.
Ngoài ra, bạn sẽ được dặn dò thêm một số vấn đề như tuyệt đối không hút thuốc lá hay dùng chất kích thích (cà phê, rượu…), chế độ dinh dưỡng và làm việc hợp lý. Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn cách bạn dự định nuôi bé sau sinh và tư vấn cho bạn nhiều thông tin bổ ích về việc nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa ngoài.
Cần khám thai định kỳ và nơi khám cố định (Ảnh minh họa)
Trong một số trường hợp cần thiết, bạn có thể phải cung cấp mẫu máu để xét nghiệm. Một số bệnh viện đôi khi còn yêu cầu kiểm tra huyết áp, nước tiểu, và nhịp tim của thai nhi.
Một lời khuyên nữa cho bạn lúc này là tâm trí và tinh thần phải thật thoải mái và không được lo lắng về bất cứ vấn đề nào khác. Hãy toàn tâm toàn ý chăm lo một cách tốt nhất cho sức khỏe của cả bạn và em bé trong bụng.
Hãy đặt lịch hẹn bác sĩ cho những lần khám sau
Bạn không nên thay đổi liên tục bác sĩ hoặc nơi khám thai định kỳ. Hãy chọn bác sĩ và một nơi khám cố định, sau đó đặt lịch hẹn cụ thể, như vậy sẽ thuận lợi hơn cho việc theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ ghi chú lại những hiện tượng bất thường của bạn (nếu có). Bạn có thể sẽ được kê đơn thuốc nếu cần thiết. Hãy yêu cầu bác sĩ giải thích khi bạn không hiểu được những dặn dò bác sĩ ghi trên đơn. Uống thuốc và tuân theo chế độ dinh dưỡng bác sĩ chỉ định để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Theo TTVN