nha be tin
New member
“Cận cảnh” làn da bé
Ở những năm đầu đời, đặc biệt vào giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi, làn da của bé mỏng hơn đến 5 lần so với người lớn. Một trong những “điểm yếu” của làn da trẻ chính là cấu trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi thì phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh. Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ pH acid thấp cũng khiến da khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.
Chính những yếu tố kể trên là tác nhân làm da bé mẫn cảm hơn với các tác động không mong muốn từ môi trường. Vì vậy, khi bố mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay tã thường xuyên, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, từ đó dễ dàng dẫn đến chứng hăm tã. Tuy nhiên đừng bối rối trong việc điều trị hăm tã cho bé, sau đây là nuyên nhân và biện pháp chống hăm tã cho bé.
Làn da bé yêu rất dễ mẫn cảm với các tác động từ môi trường bên ngoài. Cần phải phòng ngừa và điều trị hăm tã khi bé mắc phải chứng hăm tã.
Hăm tã – vì sao nên nỗi?
Theo nghiên cứu của giáo sư Krafchick – Trưởng khoa da liễu trẻ em tại Đại học Toronto – Canada, có đến gần 50% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng hăm tã. Tại Việt Nam, thống kê của Viện da liễu cũng cho thấy có đến 35% trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi mắc bệnh lý hăm tã ít nhất 1 lần. Tuy không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, những ảnh hưởng âm thầm nhưng dai dẳng của hăm tã lên tâm sinh lý của trẻ cũng ít nhiều tác động không tốt đến sức khỏe của trẻ. Sự ngứa ngáy và nóng rát khiến bé dễ khóc quấy, cảm giác bứt rứt còn làm bé biếng ăn hơn. Cứ thế, chuyện tưởng nhỏ lại hóa ra lớn khi không chỉ bé mà cả mẹ và gia đình đều bị xoay vần với ‘tác dụng phụ’ của chứng hăm tã.
Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã là do làn da mỏng manh của bé đã không được bảo vệ khi phải tiếp xúc lâu với các tác nhân kích ứng như phân hay nước tiểu. Môi trường ẩm ướt trong tã vốn cũng là môi trường thù địch đối với làn da mỏng manh của bé và là môi trường thuận lợi cho hăm tã phát triển. Ngoài ra, nếu bố mẹ không chú ý chọn lựa loại tã có chất liệu mềm mại, da bé phải cọ xát với chất liệu tã thô ráp, gây trầy xước da, da dễ bị hăm tã tấn công. Hoặc da bé có thể dị ứng với các chất tạo màu tạo mùi mẹ sử dụng… Vì thế, muốn bảo vệ an toàn cho làn da bé, việc cần thiết nhất là bố mẹ chủ động tạo lớp màng bảo vệ ngăn không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân kích ứng, giúp bé nhẹ nhàng tránh xa chứng hăm tã.
Điều trị hăm tã và cách phòng ngừa
Đó là khẳng định từ kết quả của các cuộc nghiên cứu tại Mỹ từ năm 2000 cho thấy việc áp dụng biện pháp phòng ngừa là cách hữu hiệu để giảm thiểu và “cách ly” hăm tã khỏi làn da bé. Các biện pháp cụ thể cần làm ngay để phòng tránh hăm tã cho bé:
- Sử dụng tã giấy có lớp thấm hút tốt, an toàn, mềm mại; chọn tã có kích cỡ phù hợp cơ thể bé và nên mặc vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.
- Thay tã thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc với các enzyme gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu.
- Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và bôi thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.
- Đối với trường hợp bé đã bị hăm tã, để điều trị hăm tã, bố mẹ nên rửa sạch vùng da bị hăm, lau khô, bôi thêm thuốc mỡ lành tính chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên thúc đẩy quá trình lành da, giúp mau chóng chữa lành vết hăm trên da bé.
Hiện có rất nhiều sản phẩm chống hăm tã và điều trị hăm tã, với nhiều dạng bào chế khác nhau: dạng nước, dạng dầu,dạng bột, dạng kem... Tuy nhiên, theo khuyến cáo y tế, thuốc dạng mỡ được ưu tiên khuyến cáo sử dụng hơn so với các dạng khác vì chúng có hiệu quả tốt nhất trong việc hình thành lớp màng bảo vệ da bé chống lại các tác nhân gây kích ứng. Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu nhưng ở một tỉ lệ thích hợp, rất khó tan trong nước giúp cho thuốc mỡ lưu lại lâu trên da, tạo thành một lớp màng ngăn cách hiệu quả, vừa ngăn chặn không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, nhẹ nhàng bảo vệ làn da bé khỏi chứng hăm tã, vừa rất dễ bôi rửa nên không gây cảm giác khó chịu cho bé khi vệ sinh.
Đặc biệt, bố mẹ nên chọn thuốc mỡ chứa chiết xuất mỡ cừu tư nhiên Lanolin và tiền vitamin B5 - Dexpanthenol vì đây là hai thành phần rất an toàn và hiệu quả không những trong việc củng cố, bồi đắp lá chắn da giúp phòng ngừa và điều trị hăm tã mà còn có tác dụng dưỡng ẩm và duy trì độ mềm mịn tự nhiên cho da bé.
Link tham khảo: http://hcm.24h.com.vn/suc-khoe-doi-...-cua-me-cham-soc-be-dung-cach-c62a594904.html
Ở những năm đầu đời, đặc biệt vào giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi, làn da của bé mỏng hơn đến 5 lần so với người lớn. Một trong những “điểm yếu” của làn da trẻ chính là cấu trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi thì phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh. Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ pH acid thấp cũng khiến da khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.
Chính những yếu tố kể trên là tác nhân làm da bé mẫn cảm hơn với các tác động không mong muốn từ môi trường. Vì vậy, khi bố mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay tã thường xuyên, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, từ đó dễ dàng dẫn đến chứng hăm tã. Tuy nhiên đừng bối rối trong việc điều trị hăm tã cho bé, sau đây là nuyên nhân và biện pháp chống hăm tã cho bé.
Làn da bé yêu rất dễ mẫn cảm với các tác động từ môi trường bên ngoài. Cần phải phòng ngừa và điều trị hăm tã khi bé mắc phải chứng hăm tã.
Hăm tã – vì sao nên nỗi?
Theo nghiên cứu của giáo sư Krafchick – Trưởng khoa da liễu trẻ em tại Đại học Toronto – Canada, có đến gần 50% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng hăm tã. Tại Việt Nam, thống kê của Viện da liễu cũng cho thấy có đến 35% trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi mắc bệnh lý hăm tã ít nhất 1 lần. Tuy không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, những ảnh hưởng âm thầm nhưng dai dẳng của hăm tã lên tâm sinh lý của trẻ cũng ít nhiều tác động không tốt đến sức khỏe của trẻ. Sự ngứa ngáy và nóng rát khiến bé dễ khóc quấy, cảm giác bứt rứt còn làm bé biếng ăn hơn. Cứ thế, chuyện tưởng nhỏ lại hóa ra lớn khi không chỉ bé mà cả mẹ và gia đình đều bị xoay vần với ‘tác dụng phụ’ của chứng hăm tã.
Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã là do làn da mỏng manh của bé đã không được bảo vệ khi phải tiếp xúc lâu với các tác nhân kích ứng như phân hay nước tiểu. Môi trường ẩm ướt trong tã vốn cũng là môi trường thù địch đối với làn da mỏng manh của bé và là môi trường thuận lợi cho hăm tã phát triển. Ngoài ra, nếu bố mẹ không chú ý chọn lựa loại tã có chất liệu mềm mại, da bé phải cọ xát với chất liệu tã thô ráp, gây trầy xước da, da dễ bị hăm tã tấn công. Hoặc da bé có thể dị ứng với các chất tạo màu tạo mùi mẹ sử dụng… Vì thế, muốn bảo vệ an toàn cho làn da bé, việc cần thiết nhất là bố mẹ chủ động tạo lớp màng bảo vệ ngăn không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân kích ứng, giúp bé nhẹ nhàng tránh xa chứng hăm tã.
Điều trị hăm tã và cách phòng ngừa
Đó là khẳng định từ kết quả của các cuộc nghiên cứu tại Mỹ từ năm 2000 cho thấy việc áp dụng biện pháp phòng ngừa là cách hữu hiệu để giảm thiểu và “cách ly” hăm tã khỏi làn da bé. Các biện pháp cụ thể cần làm ngay để phòng tránh hăm tã cho bé:
- Sử dụng tã giấy có lớp thấm hút tốt, an toàn, mềm mại; chọn tã có kích cỡ phù hợp cơ thể bé và nên mặc vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.
- Thay tã thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc với các enzyme gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu.
- Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và bôi thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.
- Đối với trường hợp bé đã bị hăm tã, để điều trị hăm tã, bố mẹ nên rửa sạch vùng da bị hăm, lau khô, bôi thêm thuốc mỡ lành tính chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên thúc đẩy quá trình lành da, giúp mau chóng chữa lành vết hăm trên da bé.
Hiện có rất nhiều sản phẩm chống hăm tã và điều trị hăm tã, với nhiều dạng bào chế khác nhau: dạng nước, dạng dầu,dạng bột, dạng kem... Tuy nhiên, theo khuyến cáo y tế, thuốc dạng mỡ được ưu tiên khuyến cáo sử dụng hơn so với các dạng khác vì chúng có hiệu quả tốt nhất trong việc hình thành lớp màng bảo vệ da bé chống lại các tác nhân gây kích ứng. Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu nhưng ở một tỉ lệ thích hợp, rất khó tan trong nước giúp cho thuốc mỡ lưu lại lâu trên da, tạo thành một lớp màng ngăn cách hiệu quả, vừa ngăn chặn không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, nhẹ nhàng bảo vệ làn da bé khỏi chứng hăm tã, vừa rất dễ bôi rửa nên không gây cảm giác khó chịu cho bé khi vệ sinh.
Đặc biệt, bố mẹ nên chọn thuốc mỡ chứa chiết xuất mỡ cừu tư nhiên Lanolin và tiền vitamin B5 - Dexpanthenol vì đây là hai thành phần rất an toàn và hiệu quả không những trong việc củng cố, bồi đắp lá chắn da giúp phòng ngừa và điều trị hăm tã mà còn có tác dụng dưỡng ẩm và duy trì độ mềm mịn tự nhiên cho da bé.
Link tham khảo: http://hcm.24h.com.vn/suc-khoe-doi-...-cua-me-cham-soc-be-dung-cach-c62a594904.html