Đây là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiều nhất do cha mẹ thấy trẻ có biểu hiện sốt, ho nên nghĩ rằng con bị viêm họng.
Trong khi đó, kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với virus.
Chị Yến ở Hà Nội cho biết, hễ thay đổi thời tiết là cậu con trai 14 tháng tuổi của chị lại bị sổ mũi, sau đó chuyển thành ho. Thấy con bị sổ mũi, ho liên tục nên chị… chán không đưa đi khám mà cho dùng si-rô hoặc kháng sinh do bác sĩ kê cho ở những lần trước đó. Thế nhưng, cháu bé không khỏi dứt điểm mà chỉ đỡ được vài ngày rồi lại ho trở lại. Ốm đau liên tục nên suốt mấy tháng con chị không tăng được lạng nào.
Bệnh hay xảy ra lúc chuyển mùa, khí hậu nóng-ẩm, mật độ virus nhiều, cơ thể trẻ không thích nghi kịp, chênh lệch nhiệt độ sáng chiều quá lớn. Đây là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiều nhất do cha mẹ thấy trẻ có biểu hiện sốt, ho nên nghĩ rằng con bị viêm họng. Trong khi đó, kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với virus.
Bên cạnh đó, nhiều người chưa hiểu biết về cơ chế gây bệnh nên chỉ chữa ho khi con bị ho mà không biết cách phòng tránh khi con bị viêm mũi. Nhiều khi virus xâm nhập vào mũi trước, nếu nước mũi chảy ra ngoài nhiều thì trẻ ho ít nhưng khi nước mũi chảy xuống họng ứ đọng ở họng gây ho dữ dội cho trẻ-nhất là khi trẻ nằm xuống thì dịch chảy vào họng, kích thích gây ho. Lúc đó nguyên nhân trẻ bị ho là do viêm mũi chứ không phải viêm họng. Vì vậy, việc điều trị cho trẻ lúc này lại là điều trị viêm mũi bằng các thuốc giảm chảy nước mũi, chống tắc mũi. Không nên dùng kháng sinh trong trường hợp này. Bệnh thường tự khỏi sau 3-7 ngày.
Để tránh sử dụng thuốc không đúng cách và mang lại hiệu quả chữa bệnh cao, TS. Dũng cho biết: Cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ. Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc ho có tác dụng long đờm. Nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng bởi các triệu chứng này đều có lợi cho cơ thể. Ho nhiều là phản xạ khạc nhổ các dịch chất tiết (đờm), chất nhày từ mũi xuống họng, ho là phản xạ tốt của cơ thể, ho được là nhanh khỏi bệnh, sốt cũng là một phản xạ của cơ thể, huy động cả hệ thống miễn dịch loại trừ virus ra ngoài.
TS. Dũng cũng khuyến cáo, nếu triệu chứng ho kéo dài dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Với trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng vì biểu hiện bệnh ở các bé sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém, bỏ bữa, sốt không rõ ràng, hay nôn trớ, giấc ngủ không ngon cần đưa đi khám ngay.
Bên cạnh đó, để phòng tránh bệnh tật cho trẻ cần tạo môi trường sạch sẽ, thoáng khí, ít bụi bặm, ẩm thấp. Cho trẻ ăn uống theo chế độ đầy đủ dinh dưỡng để có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, tránh được sự xâm nhập của virus.
Trong khi đó, kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với virus.
Chị Yến ở Hà Nội cho biết, hễ thay đổi thời tiết là cậu con trai 14 tháng tuổi của chị lại bị sổ mũi, sau đó chuyển thành ho. Thấy con bị sổ mũi, ho liên tục nên chị… chán không đưa đi khám mà cho dùng si-rô hoặc kháng sinh do bác sĩ kê cho ở những lần trước đó. Thế nhưng, cháu bé không khỏi dứt điểm mà chỉ đỡ được vài ngày rồi lại ho trở lại. Ốm đau liên tục nên suốt mấy tháng con chị không tăng được lạng nào.
Trẻ nhỏ có biểu hiện ăn ít, bỏ bữa thì cần cho đi khám ngay
PGS-TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, hiện nay sai lầm của nhiều bậc cha mẹ là hễ thấy con ho là cho sử dụng kháng sinh, nhất là khi kèm theo sốt cao. Thậm chí cả các bác sĩ cũng đang có hiện tượng quá lạm dụng thuốc kháng sinh do ngộ nhận kháng sinh khỏi nhanh hơn. Thực chất đó chỉ là cảm giác của bà mẹ chứ không có gì chứng minh được. Mặt khác, kháng sinh làm trẻ kém ăn, chán ăn, có thể dẫn đến tiêu chảy, sức đề kháng của trẻ kém đi nhiều, làm bệnh lâu khỏi. Tuy nhiên, mọi người không biết ho là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau ở trẻ và không phải lúc nào những thuốc này cũng có tác dụng. Ho và sốt có thể là biểu hiện của viêm mũi họng cấp hoặc nhiễm khuẩn hô hấp trên. Đây là bệnh hay gặp ở trẻ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus, trong đó chủ yếu là adenovirus, cúm A và B, rhinovirus...Bệnh hay xảy ra lúc chuyển mùa, khí hậu nóng-ẩm, mật độ virus nhiều, cơ thể trẻ không thích nghi kịp, chênh lệch nhiệt độ sáng chiều quá lớn. Đây là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiều nhất do cha mẹ thấy trẻ có biểu hiện sốt, ho nên nghĩ rằng con bị viêm họng. Trong khi đó, kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với virus.
Bên cạnh đó, nhiều người chưa hiểu biết về cơ chế gây bệnh nên chỉ chữa ho khi con bị ho mà không biết cách phòng tránh khi con bị viêm mũi. Nhiều khi virus xâm nhập vào mũi trước, nếu nước mũi chảy ra ngoài nhiều thì trẻ ho ít nhưng khi nước mũi chảy xuống họng ứ đọng ở họng gây ho dữ dội cho trẻ-nhất là khi trẻ nằm xuống thì dịch chảy vào họng, kích thích gây ho. Lúc đó nguyên nhân trẻ bị ho là do viêm mũi chứ không phải viêm họng. Vì vậy, việc điều trị cho trẻ lúc này lại là điều trị viêm mũi bằng các thuốc giảm chảy nước mũi, chống tắc mũi. Không nên dùng kháng sinh trong trường hợp này. Bệnh thường tự khỏi sau 3-7 ngày.
Để tránh sử dụng thuốc không đúng cách và mang lại hiệu quả chữa bệnh cao, TS. Dũng cho biết: Cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ. Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc ho có tác dụng long đờm. Nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng bởi các triệu chứng này đều có lợi cho cơ thể. Ho nhiều là phản xạ khạc nhổ các dịch chất tiết (đờm), chất nhày từ mũi xuống họng, ho là phản xạ tốt của cơ thể, ho được là nhanh khỏi bệnh, sốt cũng là một phản xạ của cơ thể, huy động cả hệ thống miễn dịch loại trừ virus ra ngoài.
TS. Dũng cũng khuyến cáo, nếu triệu chứng ho kéo dài dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Với trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng vì biểu hiện bệnh ở các bé sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém, bỏ bữa, sốt không rõ ràng, hay nôn trớ, giấc ngủ không ngon cần đưa đi khám ngay.
Bên cạnh đó, để phòng tránh bệnh tật cho trẻ cần tạo môi trường sạch sẽ, thoáng khí, ít bụi bặm, ẩm thấp. Cho trẻ ăn uống theo chế độ đầy đủ dinh dưỡng để có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, tránh được sự xâm nhập của virus.