➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
blackberry97
New member
Nhìn mẹ ngày đêm bươn trải, bán rẻ sức lao động kiếm tiền nuôi hai chị em mà T (SN 1990, Sơn Tây – Hà Nội) đau thắt lòng. Đúng lúc ấy có một phụ nữ tên H rủ T về Hà Nội bán quần áo, công việc nhẹ nhàng lại kiếm được nhiều tiền, H mừng như bắt được vàng. Cô theo chân người đàn bà đó với hy vọng sẽ kiếm được tiền, sẻ bớt gánh nặng cho mẹ. Nào ngờ, cuộc đời cô từ đó rẽ vào ngõ tối.
Cô bị lừa bán vào “tổ quỷ”. Đó là những chuỗi ngày kinh hoàng khi hàng ngày cô phải tiếp tới 20 khách làng chơi, bị đánh đập tàn nhẫn, bị chọc mù mắt, bị chích ma túy, bị ép uống thứ thuốc để không thể sinh con…
Số phận bạc bẽo
Vừa gặp Nguyễn Thanh T (SN 1990, Sơn Tây – Hà Nội) trong buổi tập văn nghệ của Trung tâm Giáo dục Lao động Xã Hội số 2 Yên Bài – Ba Vì tôi đã bị ấn tượng ngay bởi vẻ đẹp thanh thoát như thiên sứ của cô gái trẻ này.
Cho dù ngay trên khuôn mặt ấy có một bên mắt bị mờ, đục ngầu, hằn nguyên vết sẹo nhưng không vì thế làm lu mờ nét đẹp của cô. Nhìn nụ cười rạng rỡ trên gương mặt trắng hồng của Thu, khó có thể tin rằng cô đã từng phải trải qua những chuỗi ngày kinh hoàng tới vậy.
Thu là kết quả của cuộc tình vụng trộm, tội lỗi, trái luân thường đạo lý giữa mẹ và chồng của người bác ruột là chị gái của mẹ cô. Chính vì thế, từ khi còn nằm trong bụng mẹ, cô đã phải hứng chịu sự kỳ thị, khinh miệt của chính những người trong gia đình, dòng tộc.
Và khi cô vừa chào đời, một cuộc họp nội tộc đã diễn ra chóng vánh. Rồi người ta quyết định đuổi mẹ con cô ra khỏi làng. Tủi nhục, mẹ cô đành bồng đứa con đỏ hỏn lên miền ngược, tránh xa ánh mắt soi mói của người đời.
Nụ cười hạnh phúc đã trở lại trên gương mặt T
Nơi mẹ con cô đặt chân tới là một vùng núi hoang vu, hẻo lánh của tỉnh Hòa Bình. Tại đây, mẹ T nên duyên với một thầy lang vườn và sinh thêm được một người con trai. Tuổi thơ của T đã tối tăm, mù mịt nay càng tủi cực hơn kể từ khi cô có cha dượng.
Năm T 14 tuổi, cha dượng đã bỏ ba mẹ con cô để đi theo một người đàn bà khác, đẩy mọi khó khăn, lo toan vất vả lên đôi vai gầy của mẹ. Người mẹ đau khổ của T thêm một lần phải gánh chịu khổ đau.
Nhiều đêm giật mình tỉnh giấc, T bắt gặp bóng mẹ cô đơn giữa ngôi nhà trống hoác đang đưa tay gạt nước mắt. Có lẽ mẹ không khóc vì những nỗi vất vả, nhọc nhằn mà mẹ khóc vì số phận hẩm hiu, đen bạc của cuộc đời dành cho bà.
Mẹ khóc vì bất lực trước cậu con trai nghịch ngợm, quậy phá nay thiếu bóng cha càng được đà ngỗ ngược hơn. Thương mẹ lắm nhưng T chẳng biết phải làm gì để sẻ bớt gánh nặng cho mẹ.
Đúng lúc này T xuống chợ chơi và gặp một người phụ nữ tên H. Người phụ nữ này rủ cô xuống Hà Nội làm công việc bán quần áo, lương mỗi tháng trừ ăn, ở cũng để ra được 2 triệu đồng/tháng. Với T lời đề nghị ấy chẳng khác nào nguồn nước mát cho kẻ đang chết khát trên xa mạc.
Không cần suy nghĩ, T mừng như vớ được vàng, vội vã nhận lời ngay mà không cần suy nghĩ. Sợ mẹ không cho đi làm, T đã trốn nhà theo người đàn bà ấy mà không một lời tạm biệt mẹ. Cô đã không ngờ rằng người cô nhận lời đi theo là một “mẹ mìn”.
Sau khi lên xe ôtô, bà ta đã lừa cho cô uống thuốc ngủ để rồi khi tỉnh dậy cô mới biết mình đã bị rơi vào “động mại dâm” ở bên kia biên giới.
Dù những ngày tháng kinh hoàng đó đã qua nhưng cô vẫn nhớ như in quãng thời gian mình bị cầm tù trong “động”. Đó là nơi khủng khiếp nhất mà cô được biết. Một ngôi nhà bốn tầng dùng để chứa gái mại dâm, mỗi tầng là một chủ khác nhau.
Tầng nào cũng có các ngăn nhỏ, có các thanh sắt chắn ngang mà duy nhất chỉ có một cánh cửa ra vào. T bị “chúa động” bắt tiếp khách từ 6h sáng tới đêm khuya. Ngày nào vắng khách nhất cô cũng phải “phục vụ” 20 lượt “thượng đế”.
Họ chủ yếu là người bản địa. Do giá “bán dâm” ở đây rất rẻ mạt nên “chúa động” quy định luôn thời gian cho mỗi cuộc “mây mưa” là 15 phút. Nếu quá thời gian quy định thì “nhân viên” phải chịu sự “trách phạt” của “chúa động”. Và nhiều hôm khách đông tới mức cô không kịp mặc quần áo…
Tới giờ cô vẫn thấy rùng mình khi nhớ lại chuỗi ngày đen tối đó. Cô không còn dám chắc đó có phải là cuộc sống của một con người không khi mà ở đó cô bị nhốt như một con thú cảnh, ăn uống, vệ sinh đều gói gọn trong gian phòng nhỏ hẹp vừa đủ kê một chiếc giường, một chiếc ghế và một chiếc bàn nhỏ.
Mỗi khi cần đồ dùng gì đều phải báo cáo, xin bà chủ cho mới có được. Ngoài ra, cũng như nhiều chị em khác, cô bị tuyệt đối cấm bước chân ra khỏi “khu vực hành nghề”.
Khủng khiếp hơn, trong phòng có nhà vệ sinh nhưng nước chỉ được mở khi có khách. Tất cả “nhân viên” ở đó đều không được quyền sử dụng điện thoại, xem ti vi…
Không chịu nổi “địa ngục” đó, T đã 5 lần lên kế hoạch bỏ trốn. Nhưng cả 5 lần cô đều bị bắt lại. Và lần sau mỗi lần bị bắt lại, cô lại phải gánh chịu những hình phạt tra tấn khủng khiếp hơn lần trước.
Như để chứng minh những gì mình nói là sự thật, T chỉ vào từng vết sẹo trên đôi cánh tay, kể rành rọt về những lần bị nhục hình. Thấy T trốn chạy nhiều lần “chúa động” đã sai người trích ma túy vào cơ thể cô, biến cô thành “con nghiện” để cô phải lệ thuộc, ngoan ngoãn nghe lời.
Đôi mắt ầng ậc nước T cho biết: “Từ khi bị bán vào “động” mại dâm em đã bị chủ chứa ép phải uống một loại thuốc để không còn thấy “dấu hiệu” con gái. Do đó em không cần phải uống thuốc tránh thai nữa và khách làng chơi cũng không cần dùng tới bao cao su”.
T chỉ cho tôi thấy một bên mắt đã bị mờ đục của mình rồi chia sẻ: “Đây là hậu quả của một lần em bỏ trốn sau 3 năm bị nhấn chìm vào cuộc sống nhớp nhơ”. Đó là lần may mắn hiếm hoi T bắt gặp đám bảo kê lơ là, cô đã lẩn ra cửa sau rồi leo lên xe máy của một người khách lạ.
Anh ta chở cô đi được khoảng 2 km thì đuổi xuống vì sợ bị trả thù. T đành tiếp tục chạy bộ tìm đường thoát thân. Nhưng chỉ vài phút sau đó cô đã bị bắt lại. Lần này, ngoài việc dùng những món đồ tra tấn kinh hoàng, T còn bị chọc mù một mắt.
T kể lại: “Lúc đó em quệt tay lên mặt thì thấy máu và cảm giác đau buốt tới xương tủy. Em đã van nài, kêu cứu, mong được đưa đi viện, nhưng không ai thèm để ý. Cho tới khi thấy hốc mắt em chảy quá nhiều máu, em mới được đưa em tới bệnh viện.
Bác sỹ nói, chỉ muộn chút nữa là em sẽ phải khoét một bên mắt của mình. Tới giờ, bên mắt ấy em vẫn gần như không nhìn thấy gì”.
Khát vọng cháy bỏng
Và rồi T đã may mắn được công an “giải cứu” và đưa trở về nhà. Nhưng số T đã không may mắn như những người bạn đồng cảnh ngộ khác. T không nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ chính người em trai duy nhất của mình.
Hàng xóm cũng ghẻ lạnh, dè bỉu. Ai cũng nghĩ cô bỏ theo trai chứ không phải bị lừa bán. Một lần, giữa đêm khuya lạnh giá, cô đã bị người em trai cùng mẹ khác cha của mình đuổi ra khỏi nhà.
Mẹ cô thương con lắm nhưng cũng không giúp được gì bởi ngôi nhà họ đang sống là của cha dượng cô để lại. Hơn nữa, từ trước đến nay bà vẫn luôn bất lực trước đứa con trai ngỗ ngược.
Một mình bơ vơ, co ro trong đêm tối cô chỉ biết khóc ròng. Ngày hôm sau, cô “dạt” lên Hà Nội. Lần này cô tự bán thân nuôi miệng. Cô đã bị gom vào Trung tâm GDLĐXH số II Yên Bài – Ba Vì – Hà Nội trong một đợt truy quét của công an.
Tới nay đã được gần 2 tháng, cô đã cắt cơn và trở lại sinh hoạt bình thường. Nụ cười đã xuất hiện lại trên gương mặt khả ái. Giờ thì cô không còn phải lo trốn chạy công an, không phải lo miếng ăn, chỗ ở như trước.
Nhưng cô không biết khi mãn hạn học tập, lao động ở đây cô sẽ phải làm gì để có được một gia đình như những người bình thường khác.
Và rồi cô đã tìm thấy hạnh phúc khi được gặp mẹ. Đến thăm cô, mẹ đã mang lại cho cô tình thân, sự ấm áp, điều mà cô hằng ước mơ. Người mẹ nghèo chỉ có thể sắm cho cô được chiếc xô và cái chậu nhựa, không đủ đầy gương lược và các nhu yếu phẩm khác như các bạn cùng cảnh ngộ.
Thế nhưng với cô, chừng đó thôi đã đủ khiến T ấm lòng. Và T lại bắt đầu tìm thấy niền tin, hy vọng trong cuộc sống...
Kim Hoa
Cô bị lừa bán vào “tổ quỷ”. Đó là những chuỗi ngày kinh hoàng khi hàng ngày cô phải tiếp tới 20 khách làng chơi, bị đánh đập tàn nhẫn, bị chọc mù mắt, bị chích ma túy, bị ép uống thứ thuốc để không thể sinh con…
Số phận bạc bẽo
Vừa gặp Nguyễn Thanh T (SN 1990, Sơn Tây – Hà Nội) trong buổi tập văn nghệ của Trung tâm Giáo dục Lao động Xã Hội số 2 Yên Bài – Ba Vì tôi đã bị ấn tượng ngay bởi vẻ đẹp thanh thoát như thiên sứ của cô gái trẻ này.
Cho dù ngay trên khuôn mặt ấy có một bên mắt bị mờ, đục ngầu, hằn nguyên vết sẹo nhưng không vì thế làm lu mờ nét đẹp của cô. Nhìn nụ cười rạng rỡ trên gương mặt trắng hồng của Thu, khó có thể tin rằng cô đã từng phải trải qua những chuỗi ngày kinh hoàng tới vậy.
Thu là kết quả của cuộc tình vụng trộm, tội lỗi, trái luân thường đạo lý giữa mẹ và chồng của người bác ruột là chị gái của mẹ cô. Chính vì thế, từ khi còn nằm trong bụng mẹ, cô đã phải hứng chịu sự kỳ thị, khinh miệt của chính những người trong gia đình, dòng tộc.
Và khi cô vừa chào đời, một cuộc họp nội tộc đã diễn ra chóng vánh. Rồi người ta quyết định đuổi mẹ con cô ra khỏi làng. Tủi nhục, mẹ cô đành bồng đứa con đỏ hỏn lên miền ngược, tránh xa ánh mắt soi mói của người đời.
Nụ cười hạnh phúc đã trở lại trên gương mặt T
Nơi mẹ con cô đặt chân tới là một vùng núi hoang vu, hẻo lánh của tỉnh Hòa Bình. Tại đây, mẹ T nên duyên với một thầy lang vườn và sinh thêm được một người con trai. Tuổi thơ của T đã tối tăm, mù mịt nay càng tủi cực hơn kể từ khi cô có cha dượng.
Năm T 14 tuổi, cha dượng đã bỏ ba mẹ con cô để đi theo một người đàn bà khác, đẩy mọi khó khăn, lo toan vất vả lên đôi vai gầy của mẹ. Người mẹ đau khổ của T thêm một lần phải gánh chịu khổ đau.
Nhiều đêm giật mình tỉnh giấc, T bắt gặp bóng mẹ cô đơn giữa ngôi nhà trống hoác đang đưa tay gạt nước mắt. Có lẽ mẹ không khóc vì những nỗi vất vả, nhọc nhằn mà mẹ khóc vì số phận hẩm hiu, đen bạc của cuộc đời dành cho bà.
Mẹ khóc vì bất lực trước cậu con trai nghịch ngợm, quậy phá nay thiếu bóng cha càng được đà ngỗ ngược hơn. Thương mẹ lắm nhưng T chẳng biết phải làm gì để sẻ bớt gánh nặng cho mẹ.
Đúng lúc này T xuống chợ chơi và gặp một người phụ nữ tên H. Người phụ nữ này rủ cô xuống Hà Nội làm công việc bán quần áo, lương mỗi tháng trừ ăn, ở cũng để ra được 2 triệu đồng/tháng. Với T lời đề nghị ấy chẳng khác nào nguồn nước mát cho kẻ đang chết khát trên xa mạc.
Không cần suy nghĩ, T mừng như vớ được vàng, vội vã nhận lời ngay mà không cần suy nghĩ. Sợ mẹ không cho đi làm, T đã trốn nhà theo người đàn bà ấy mà không một lời tạm biệt mẹ. Cô đã không ngờ rằng người cô nhận lời đi theo là một “mẹ mìn”.
Sau khi lên xe ôtô, bà ta đã lừa cho cô uống thuốc ngủ để rồi khi tỉnh dậy cô mới biết mình đã bị rơi vào “động mại dâm” ở bên kia biên giới.
Dù những ngày tháng kinh hoàng đó đã qua nhưng cô vẫn nhớ như in quãng thời gian mình bị cầm tù trong “động”. Đó là nơi khủng khiếp nhất mà cô được biết. Một ngôi nhà bốn tầng dùng để chứa gái mại dâm, mỗi tầng là một chủ khác nhau.
Tầng nào cũng có các ngăn nhỏ, có các thanh sắt chắn ngang mà duy nhất chỉ có một cánh cửa ra vào. T bị “chúa động” bắt tiếp khách từ 6h sáng tới đêm khuya. Ngày nào vắng khách nhất cô cũng phải “phục vụ” 20 lượt “thượng đế”.
Họ chủ yếu là người bản địa. Do giá “bán dâm” ở đây rất rẻ mạt nên “chúa động” quy định luôn thời gian cho mỗi cuộc “mây mưa” là 15 phút. Nếu quá thời gian quy định thì “nhân viên” phải chịu sự “trách phạt” của “chúa động”. Và nhiều hôm khách đông tới mức cô không kịp mặc quần áo…
Tới giờ cô vẫn thấy rùng mình khi nhớ lại chuỗi ngày đen tối đó. Cô không còn dám chắc đó có phải là cuộc sống của một con người không khi mà ở đó cô bị nhốt như một con thú cảnh, ăn uống, vệ sinh đều gói gọn trong gian phòng nhỏ hẹp vừa đủ kê một chiếc giường, một chiếc ghế và một chiếc bàn nhỏ.
Mỗi khi cần đồ dùng gì đều phải báo cáo, xin bà chủ cho mới có được. Ngoài ra, cũng như nhiều chị em khác, cô bị tuyệt đối cấm bước chân ra khỏi “khu vực hành nghề”.
Khủng khiếp hơn, trong phòng có nhà vệ sinh nhưng nước chỉ được mở khi có khách. Tất cả “nhân viên” ở đó đều không được quyền sử dụng điện thoại, xem ti vi…
Không chịu nổi “địa ngục” đó, T đã 5 lần lên kế hoạch bỏ trốn. Nhưng cả 5 lần cô đều bị bắt lại. Và lần sau mỗi lần bị bắt lại, cô lại phải gánh chịu những hình phạt tra tấn khủng khiếp hơn lần trước.
Như để chứng minh những gì mình nói là sự thật, T chỉ vào từng vết sẹo trên đôi cánh tay, kể rành rọt về những lần bị nhục hình. Thấy T trốn chạy nhiều lần “chúa động” đã sai người trích ma túy vào cơ thể cô, biến cô thành “con nghiện” để cô phải lệ thuộc, ngoan ngoãn nghe lời.
Đôi mắt ầng ậc nước T cho biết: “Từ khi bị bán vào “động” mại dâm em đã bị chủ chứa ép phải uống một loại thuốc để không còn thấy “dấu hiệu” con gái. Do đó em không cần phải uống thuốc tránh thai nữa và khách làng chơi cũng không cần dùng tới bao cao su”.
T chỉ cho tôi thấy một bên mắt đã bị mờ đục của mình rồi chia sẻ: “Đây là hậu quả của một lần em bỏ trốn sau 3 năm bị nhấn chìm vào cuộc sống nhớp nhơ”. Đó là lần may mắn hiếm hoi T bắt gặp đám bảo kê lơ là, cô đã lẩn ra cửa sau rồi leo lên xe máy của một người khách lạ.
Anh ta chở cô đi được khoảng 2 km thì đuổi xuống vì sợ bị trả thù. T đành tiếp tục chạy bộ tìm đường thoát thân. Nhưng chỉ vài phút sau đó cô đã bị bắt lại. Lần này, ngoài việc dùng những món đồ tra tấn kinh hoàng, T còn bị chọc mù một mắt.
T kể lại: “Lúc đó em quệt tay lên mặt thì thấy máu và cảm giác đau buốt tới xương tủy. Em đã van nài, kêu cứu, mong được đưa đi viện, nhưng không ai thèm để ý. Cho tới khi thấy hốc mắt em chảy quá nhiều máu, em mới được đưa em tới bệnh viện.
Bác sỹ nói, chỉ muộn chút nữa là em sẽ phải khoét một bên mắt của mình. Tới giờ, bên mắt ấy em vẫn gần như không nhìn thấy gì”.
Khát vọng cháy bỏng
Và rồi T đã may mắn được công an “giải cứu” và đưa trở về nhà. Nhưng số T đã không may mắn như những người bạn đồng cảnh ngộ khác. T không nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ chính người em trai duy nhất của mình.
Hàng xóm cũng ghẻ lạnh, dè bỉu. Ai cũng nghĩ cô bỏ theo trai chứ không phải bị lừa bán. Một lần, giữa đêm khuya lạnh giá, cô đã bị người em trai cùng mẹ khác cha của mình đuổi ra khỏi nhà.
Mẹ cô thương con lắm nhưng cũng không giúp được gì bởi ngôi nhà họ đang sống là của cha dượng cô để lại. Hơn nữa, từ trước đến nay bà vẫn luôn bất lực trước đứa con trai ngỗ ngược.
Một mình bơ vơ, co ro trong đêm tối cô chỉ biết khóc ròng. Ngày hôm sau, cô “dạt” lên Hà Nội. Lần này cô tự bán thân nuôi miệng. Cô đã bị gom vào Trung tâm GDLĐXH số II Yên Bài – Ba Vì – Hà Nội trong một đợt truy quét của công an.
Tới nay đã được gần 2 tháng, cô đã cắt cơn và trở lại sinh hoạt bình thường. Nụ cười đã xuất hiện lại trên gương mặt khả ái. Giờ thì cô không còn phải lo trốn chạy công an, không phải lo miếng ăn, chỗ ở như trước.
Nhưng cô không biết khi mãn hạn học tập, lao động ở đây cô sẽ phải làm gì để có được một gia đình như những người bình thường khác.
Và rồi cô đã tìm thấy hạnh phúc khi được gặp mẹ. Đến thăm cô, mẹ đã mang lại cho cô tình thân, sự ấm áp, điều mà cô hằng ước mơ. Người mẹ nghèo chỉ có thể sắm cho cô được chiếc xô và cái chậu nhựa, không đủ đầy gương lược và các nhu yếu phẩm khác như các bạn cùng cảnh ngộ.
Thế nhưng với cô, chừng đó thôi đã đủ khiến T ấm lòng. Và T lại bắt đầu tìm thấy niền tin, hy vọng trong cuộc sống...
Kim Hoa
Nguồn : Phunutoday